Nguyễn Sưởng
Nguyễn Sưởng 阮鬯 | |
---|---|
Tên hiệu | Thích Liêu |
Thông tin cá nhân | |
Giới tính | nam |
Nghề nghiệp | nhà thơ, quan lại |
Quốc tịch | Đại Việt |
Thời kỳ | nhà Trần |
Nguyễn Sưởng (chữ Hán: 阮鬯, ?-?), hiệu: Thích Liêu; là nhà thơ và là quan nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Sưởng đều chưa rõ, chỉ biết ông sống cùng thời với Trần Quang Triều [1], và mất sau người bạn thân này.
Sinh thời, ông tham gia thi xã Bích Động do Trần Quang Triều sáng lập. Và qua số thơ còn lại của ông, cho thấy ông từng làm quan dưới triều Trần [2].
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Tác phẩm của ông còn lại là 16 bài thơ chữ Hán chép trong Việt âm thi tập và Toàn Việt thi lục.
Thơ Nguyễn Sưởng còn lại không nhiều, nhưng nội dung cũng khá phong phú. Một số bài nói về bạn bè, và những quan hệ tâm giao với các nhà sư hoặc đồng liêu cũ. Một số khác viết về thiên nhiên, về thú du ngoạn chùa chiền, thăm lại những chốn cũ, người xưa. Trong thơ, mặc dù Nguyễn Sưởng rất ít nói về mình, song cũng có thể thấy được ông là người giàu tình cảm, ưa thích cuộc sống thanh bạch, giản dị, gần gũi với thiên nhiên, quan tâm đến thơ và đạo. Và vì sống vào giai đoạn triều chính nhà Trần bắt đầu sa sút, nên trong thơ ông không khỏi có những tâm trạng buồn, nhất là từ sau khi người bạn chí thân của ông là Trần Quang Triều mất sớm. Về nghệ thuật, thơ thiên nhiên của ông trong sáng, gợi cảm và trau chuốt. Đó cũng là những đặc điểm của thơ đời Trần nói chung, của thi xã Bích Động nói riêng [2].
Thơ Nguyễn Sưởng
[sửa | sửa mã nguồn]Giới thiệu 2 bài:
|
Bản dịch thơ của bài thơ Bạch Đằng giang" đã được đưa vào phần bài tập của SGK Ngữ văn 10, tập II để so sánh với đoạn cuối của bài "Bạch Đằng giang phú"- Trương Hán Siêu.
|
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Trần Quang Triều (1287?-1325) là con trai cả của Trần Quốc Tảng. Năm 14 tuổi được phong tước Văn Huệ vương. Ông có tài văn lẫn võ, không ham phú quý. Tác phẩm có tập Cúc Ðường di cảo, nhưng đã thất lạc.
- ^ a b Theo Phạm Ngọc Lan, tr. 1182-1183.
- ^ Mồ chôn quân thù: dịch thoát từ chữ "kinh quán". Đời xưa mỗi khi thắng trận, người ta thường chất xác quân đối phương lại một nơi rồi đắp thành gò cao để ghi chiến công, gọi là kinh quán.
- ^ Trùng Hưng là niên hiệu vua Trần Nhân Tông, từ 1285 đến 1293. Đây là thời kỳ lịch sử oanh liệt với hai lần đánh đuổi được quân Nguyên Mông.
Sách tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Phạm Ngọc Lan, mục từ "Nguyễn Sưởng" trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
- Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Văn học thế kỷ X-XVI, mục từ "Nguyễn Sưởng". Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992.