Trần Quang Triều
Trần Quang Triều 陳光朝 | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Hoàng tử Đại Việt | |||||||||||||
Nhập nội kiểm hiện Tư đồ | |||||||||||||
Thông tin chung | |||||||||||||
Thê thiếp | Thượng Trân Công chúa | ||||||||||||
| |||||||||||||
Tước hiệu | Văn Huệ vương (文惠王) |
Trần Quang Triều (chữ Hán: 陳光朝, 1287[1] -1325) còn có tên là Nguyên Đào[2], biệt hiệu là Cúc Đường chủ nhân (菊塘主人) và Vô Sơn Ông (无山翁), là một nhà chính trị, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần, làm quan đến chức Tư đồ (tể tướng) thời Trần Minh Tông. Ông còn là một cư sĩ Phật giáo mộ đạo và là nhà thơ.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Trần Quang Triều nguyên quán ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường; nay thuộc tỉnh Nam Định. Ông là con trai cả Hưng Nhượng đại vương Trần Quốc Tảng, cháu nội Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, và là em trai của Bảo Từ Thuận Thánh hoàng hậu, chính thê của Trần Anh Tông. Thuộc dòng dõi quý tộc, hơn nữa lại là dòng dõi Trần Hưng Đạo nên ông được biệt đãi.
Năm Hưng Long thứ 9 (1301), tháng 4, khi mới 14 tuổi, ông được vua Trần Anh Tông phong tước Văn Huệ vương (文惠王)[3][4], và sau đó được làm quan tại triều.
Ông là người văn võ toàn tài, nhưng không ham phú quý. Khi vợ ông là Thượng Trân công chúa (上珍公主) qua đời, ông về tu [chú thích 1] ở Bích Động am, thuộc huyện Đông Triều và lập ra Bích Động thi xã (碧洞诗社) để cùng xướng họa với các bạn thơ, như Nguyễn Sưởng, Nguyễn Trung Ngạn, Nguyễn Ức, Tự Lạc tiên sinh,...
Năm Khai Thái nguyên niên (1324), dưới triều Trần Minh Tông, Trần Quang Triều được triệu ra gánh vác việc nước. Ông giữ chức Nhập nội kiểm hiệu Tư đồ. Tháng 8 năm Khang Thái thứ 2 (1325), Văn Huệ vương Quang Triều mất[7][8], và ông chỉ ở khoảng 38 tuổi. Không có ghi chép về hậu duệ của ông.
Căn cứ bài thơ "Tống Cúc Đường chủ nhân chinh Thích Na" (Tiễn Cúc Đường chủ nhân đi đánh Thích Na) của Nguyễn Ức, thì khi đang chức, Tư đồ Trần Quang Triều đã từng cầm quân đi đánh Thích Na[9].
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Sau khi Trần Quang Triều mất, bạn bè ông đã thu thập và biên tập thơ ông thành tập Cúc Đường di cảo (菊塘邸抄)[10]. Nhưng trong thời gian kháng Minh, tập thơ ấy đã thất lạc. Đến đầu thời Lê, Phan Phu Tiên sưu tầm được 11 bài bèn chép trong Việt âm thi tập.
Mặc dù số thơ của Trần Quang Triều còn lại không nhiều, nhưng ông cùng với Nguyễn Ức và Nguyễn Sưởng họp thành một dòng thơ riêng thời Trần. Theo GS. Nguyễn Huệ Chi, thì đó là những con người mang trong lòng nỗi thất vọng sâu sắc về sự suy thoái của vương triều này. Vì thế có thể thấy trong thơ Trần Quang Triều, gần như chỉ phơi bày một tâm trạng cô đơn, với bao điều ngổn ngang. Song cái buồn của ông chỉ là cái buồn nhẹ, chứ chưa đến mức bi đát, vô vọng như Nguyễn Ức. Cho nên lời thơ của ông hãy còn trong sáng, gợi cảm, chứ chưa rơi vào ảo não; được Phan Huy Chú đánh giá là "thanh thoát, đáng ưa"[11]. Giới thiệu 1 bài:
|
|
Thi xã Bích Động
[sửa | sửa mã nguồn]Bích Động thi xã là tên một hội thơ do Trần Quang Triều làm chủ soái. Đây là một trong những hội thơ sớm nhất của nền thi ca phong kiến Việt Nam, có từ thế kỷ 14, trước cả Tao đàn Nhị thập bát Tú do vua Lê Thánh Tông sáng lập.
Thi xã được lập ở am Bích Động, cạnh chùa Quỳnh Lâm (nay thuộc phường Tràng An, thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh), nơi có các lăng mộ vua Trần, điền trang và thái ấp tổ tiên của Trần Quang Triều. Thi xã đã tụ hội được một số nhà thơ có tiếng thời bấy giờ, những thành viên còn biết đến ngày nay là Trần Quang Triều, Nguyễn Sưởng, Nguyễn Ức, Nguyễn Trung Ngạn...[12].
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Theo ghi chép của Nguyễn Huệ Chi (2004, tr. 1798) và Trần Văn Giáp (1990, tr. 63), ông sinh năm 1285.
- ^ Sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục của Quốc Sử quán triều Nguyễn (1998, tr. 355) và Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn (2019) đều ghi là Trần Nguyên Đào.
- ^ Sử quán triều Hậu Lê (1697), tr. 16b, Bản kỷ toàn thư - Quyển VI: Anh Tông Hoàng đế
- ^ Ngô Sĩ Liên (2017), tr. 91 (xuất bản), 215 (bản điện tử), Bản kỷ toàn thư - Quyển 6
- ^ Sử quán triều Hậu Lê (1697), tr. 25b, Bản kỷ toàn thư - Quyển VI: Anh Tông Hoàng đế
- ^ Ngô Sĩ Liên (2017), tr. 101 (xuất bản), 222 (bản điện tử), Bản kỷ toàn thư - Quyển 6
- ^ Sử quán triều Hậu Lê (1697), tr. 43a, Bản kỷ toàn thư - Quyển VI: Minh Tông Hoàng đế
- ^ Ngô Sĩ Liên (2017), tr. 118 (xuất bản), 233 (bản điện tử), Bản kỷ toàn thư - Quyển 6
- ^ Thích Na là địa danh hay là tên đội quân, chưa tra được.
- ^ Căn cứ bài "Cảm tác khi biên tập di cảo của Cúc Đường" (Biên tập Cúc Đường di cảo cảm tác), thì người biên tập Cúc Đường di cảo chính là Nguyễn Ức, tác giả bài thơ.
- ^ Lược theo Nguyễn Huệ Chi, tr. 1216 và 1799.
- ^ Theo thông tin trên website của Hội Nhà văn Việt Nam [1] Lưu trữ 2011-08-18 tại Wayback Machine.
Nguồn
[sửa | sửa mã nguồn]- Sử quán triều Hậu Lê (1697). Ngô Sĩ Liên; Vũ Quỳnh; Phạm Công Trứ; Lê Hy; Nguyễn Quý Đức (biên tập). Đại Việt sử ký toàn thư. ISBN 9786046997566.
- Ngô Sĩ Liên (2017). Đại Việt sử ký toàn thư - Tập 2 (PDF). Ngô Đức Thọ, Hoàng Văn Lâu dịch . Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội. ISBN 9786046997566. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2020.
- Trần Văn Giáp (1990). Tìm hiểu kho sách Hán Nôm - Tập 2. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
- Nguyễn Huệ Chi (2004). Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới.
- Quốc Sử quán triều Nguyễn (1998). Khâm định Việt sử Thông giám cương mục (pdf). Viện Sử học.
- Lê Quý Đôn (2019). Trung tâm Nghiên cứu Quốc học (biên tập). Toàn Việt thi lục - Tập 1. Nhà xuất bản Văn học. ISBN 978-604-976-895-8.
- Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Văn học thế kỷ X-XVI, mục từ "Trần Quang Triều". Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Trần Quang Triều: Người gìn giữ ngôi chùa tâm linh của quê hương Lưu trữ 2011-09-10 tại Wayback Machine.
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref>
với tên nhóm “chú thích”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="chú thích"/>
tương ứng