Nguyễn Công Hồng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Công Hồng
Chức vụ
Nhiệm kỳ2011 – 2021
Thông tin chung
Sinh15 tháng 8, 1961 (62 tuổi)
Phù Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nghề nghiệpchính trị gia
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnThạc sĩ ngành Luật thương mại và Công ty

Nguyễn Công Hồng (sinh ngày 15 tháng 8 năm 1961) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Nai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam Belarus, Ủy viên BCH Đảng bộ Cơ quan Văn phòng Quốc hội.[1] Ông đã trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 3, tỉnh Đồng Nai gồm thị xã Long Khánh và các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ.[2]

Xuất thân[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Công Hồng sinh ngày 15 tháng 8 năm 1961 quê quán ở xã Phù Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ông hiện cư trú ở nhà số 7, tổ 6, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 26/12/1990.

Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 tỉnh Đồng Nai (đại biểu chuyên trách Trung ương) [3].

Khi ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 vào tháng 5 năm 2016 ông đang là Đảng ủy viên Đảng bộ Cơ quan Văn phòng Quốc hội, Bí thư Chi bộ Vụ Tư pháp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, làm việc ở Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Ông đã trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 3, tỉnh Đồng Nai gồm thị xã Long Khánh và các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, được 336.561 phiếu, đạt tỷ lệ 80,59% số phiếu hợp lệ.

Ông hiện là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam Belarus, Ủy viên BCH Đảng bộ Cơ quan Văn phòng Quốc hội.

Ông đang làm việc ở Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (đại biểu chuyên trách Trung ương), ở 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Tp. Hà Nội.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 năm 2016 ở 63 tỉnh thành
  3. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2017.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]