Nintendo Integrated Research & Development

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nintendo Integrated Research & Development
Tên bản ngữ
任天堂総合開発本部
Tên phiên âm
Nintendō Sōgō Kaihatsu Honbu
Loại hình
Division
Ngành nghềVideo games
Tình trạngMerged with Nintendo System Development
Tiền thânNintendo Research & Development 3
Hậu thânNintendo Platform Technology Development
Thành lập1982
Người sáng lậpGenyo Takeda
Giải thể16 tháng 9 năm 2015 (2015-09-16)
Trụ sở chínhKyoto, Nhật Bản
Thành viên chủ chốt
Genyo Takeda
(General Manager)
Satoru Okada
(RED General Manager)
Sản phẩmVarious Nintendo video game consoles
Số nhân viên~280 (2012)
Công ty mẹNintendo
Chi nhánhIntegrated Research & Development
Research & Engineering Department

Nintendo Integrated Research & Development Division,[a] (Bộ phận tích hợp nghiên cứu & Phát triển của Nintendo) thường được viết tắt là Nintendo IRD, là một bộ phận phát triển của Nintendo Nhật Bản, chuyên xử lý mọi thứ liên quan đến việc sản xuất phần cứng máy chơi game và các thiết bị ngoại vi liên quan.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phận ban đầu được thành lập vào thập niên 1970 với kỹ sư Takeda Genyo làm quản lý, Nintendo Research & Development No. 3 Department[b] (Phòng nghiên cứu & Phát triển số 3 của Nintendo) Và cũng là một phần của Bộ phận Sản xuất, bộ phận này chịu trách nhiệm về các công nghệ phần cứng khác nhau, ngoài ra còn phát triển một số tựa trò chơi arcade và máy chơi game chuyên dụng.

Tháng 12 năm 1980, Takeda Genyo được thăng chức thành giám đốc của bộ phận R&D3 của Nintendo.[1]

Bộ phận Nintendo IRD được chia thành hai: Integrated Research & Development Department (Phòng tích hợp Nghiên cứu & Phát triển - hoặc IRD), tập trung vào việc phát triển phần cứng của Nintendo máy chơi trò chơi điện tử gia đình và các thiết bị ngoại vi liên quan, và Research & Engineering Development Department (Phòng Nghiên cứu & Phát triển Kỹ thuật - hoặc RED), tập trung vào việc phát triển phần cứng máy chơi trò chơi điện tử cầm tay của Nintendo và các thiết bị ngoại vi liên quan. Cả hai phòng ban được chia thành nhiều nhóm phụ. Không giống như các bộ phận phần mềm, các nhóm phần cứng thường làm việc cùng nhau trong hầu hết các dự án.

Ngày 16 tháng 2 năm 2013, Nintendo thông báo Nintendo Research & Engineering Department (Phòng Nghiên cứu & Kỹ thuật của Nintendo - hay RED), nhóm phần cứng trước đây chuyên về tất cả các khía cạnh kỹ thuật và công nghệ trong phát triển thiết bị cầm tay của Nintendo, đã sáp nhập vào Bộ phận IRD của Nintendo.[2][3][4]

Ngày 16 tháng 9 năm 2015, IRD sáp nhập với Nintendo System Development (Bộ phận Phát triển Hệ thống Nintendo) và trở thành Nintendo Platform Technology Development (Phát triển Công nghệ Nền tảng Nintendo).[5][6]

Năm 2000, khi công nghệ phát triển sang kỷ nguyên 3D, nhóm của Takeda tách ra và tự thành lập Integrated Research & Development Division (Bộ phận tích hợp Nghiên cứu & Phát triển), đồng thời bắt đầu dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu và thử nghiệm các phần cứng khác nhau, cũng như nhanh chóng đẩy mạnh việc phát triển thế hệ máy chơi game tiếp theo của Nintendo.

Phần cứng được phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng giám đốc: Genyo Takeda

Phòng Nghiên cứu & Phát triển Tích hợp (hoặc IRD) là nhóm phát triển phần cứng chịu trách nhiệm cho tất cả các máy chơi game video gia đình của Nintendo và các thiết bị ngoại vi liên quan. Bộ phận được chia thành năm nhóm khác nhau, những người làm việc cùng nhau trong hầu hết các dự án, với mỗi nhóm thường tập trung vào một khía cạnh khác nhau của thiết kế sản phẩm. Người quản lý, Genyo Takeda và hầu hết các kỹ sư trưởng có nguồn gốc từ bộ phận phần cứng Nintendo R&D3.

Năm Tiêu đề Nền tảng
1983 Punch-Out!! Giải trí
1984 Super Punch-Out!! Giải trí
1985 Arm Wrestling Giải trí
1985 Famicom/NES Game Pak Hệ thống giải trí Nintendo
1987 Mike Tyson's Punch-Out! Hệ thống giải trí Nintendo
1990 StarTropics Hệ thống giải trí Nintendo
1994 Zoda's Revenge: StarTropics II Hệ thống giải trí Nintendo
Super Punch-Out!! Hệ thống giải trí Super Nintendo
1996 Nintendo 64 Phần cứng
Pilotwings 64 Nintendo 64
Controller Pak Nintendo 64
1997 Transfer Pak Nintendo 64
Rumble Pak Nintendo 64
1998 Expansion Pak Nintendo 64
1999 Nintendo 64DD Nintendo 64
2001 Nintendo GameCube Phần cứng
Nintendo GameCube controller GameCube
Memory Card GameCube
2002 Memory Card 251 GameCube
WaveBird Wireless Controller GameCube
2003 Game Boy Player GameCube
2006 Wii Phần cứng
2006 (2010) Wii Remote'(Plus) Wii
2006 Nunchuk Wii
2006 (2009) Classic Controller (Pro) Wii
2006 Wii Component Cables Wii
2007 Wii Zperper Wii
2008 Wii Wheel Wii
Wii Balance Board Wii
'Wii Speak Wii
2009 Wii Motion Plus Wii
2012 Nintendo 3DS XL Phần cứng
Wii U Phần cứng
Wii U GamePad Wii U
Wii U Pro Controller Wii U
2012 Nintendo 2DS Phần cứng
2013 New Nintendo 3DS Phần cứng
New Nintendo 3DS XL Phần cứng

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Nintendo's Genyo Takeda Announced As 2018 Lifetime Achievement Recipient”. Academy of Interactive Arts & Sciences. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2019.
  2. ^ Steve, Dent. “Nikkei: Nintendo to launch unified console and handheld division by February 16th (update: confirmed)”. Engadget. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2014. Đó là lý do tại sao nó được cho là đã tập hợp sức mạnh não bộ từ tất cả các bộ phận lại với nhau để trở thành một bộ phận thống nhất vào ngày 16 tháng 2 năm nay - bắt đầu chuyển giao 130 kỹ sư máy chơi game tại gia và 150 kỹ sư máy chơi game cầm tay.
  3. ^ “Report: Nintendo to Restructure Hardware Divisions”. IGN. 15 tháng 1 năm 2013.
  4. ^ “Nintendo Confirms Hardware Development Reorganization”. IGN. 1 tháng 2 năm 2013.
  5. ^ Kohler, Chris. “Nintendo Consolidates Its Game Development Teams”. Wired. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2015.
  6. ^ Rad, Chloi; Otero, Jose. “Nintendo Reveals Restructuring Plans”. IGN. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2015.


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu