Northrop Corporation

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Northrop Corporation
Ngành nghềHàng không vũ trụ
Tình trạngSáp nhập với Grumman
Hậu thânNorthrop Grumman
Thành lập1939; 85 năm trước (1939)
Người sáng lậpJack Northrop
Giải thể1994 (1994)
Trụ sở chínhHawthorne, California, United States of America
Thành viên chủ chốt
Sản phẩmMáy bay
Công ty conRadioplane Company

Northrop Corporation là một tập đoàn sản xuất máy bay của Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1939 cho đến khi sáp nhập với Grumman tạo thành Northrop Grumman năm 1994. Công ty nổi tiếng với thiết kế cánh bay, được áp dụng trong máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit.[1]

Máy bay tiêm kích F-5E Tiger II trong trang bị Không quân Thụy Sỹ đáp xuống sân bay RIAT, Anh năm 2016

Lịch sử ra đời[sửa | sửa mã nguồn]

Jack Northrop thành lập ba công ty mang tên mình. Công ty đầu tiên là Avion Corporation thành lập năm 1928, sau đó được United Aircraft and Transport Corporation[2] mua lại và đổi tên thành "Northrop Aircraft Corporation" (sau đó trở thành một phần của Boeing).[3] Công ty chuyển đến hoạt động ở Kansas từ năm 1931, do đó Jack, cùng với Donald Douglas, thành lập "Northrop Corporation" tại El Segundo, California, và đã cho ra đời nhiều mẫu máy bay thành công như máy bay chở khách Northrop GammaNorthrop Delta. Tuy nhiên, tình hình nhân công khó khăn đã dẫn đến tập đoàn bị phá sản vào năm 1937, và nhà máy sản xuất trở thành Bộ phận El Segundo trực thuộc Douglas Aircraft Company.[4]

Northrop cố gắng theo đuổi việc thành lập công ty của riêng mình, năm 1939 ông đã thành lập "Northrop Corporation" gần Hawthorne, California. Tập đoàn nằm trong 100 công ty của Hoa Kỳ có tổng giá trị gói thầu vũ khí lớn nhất trong chiến tranh thế giới 2.[5] Trong đó, tập đoàn đã phát triển và chế tạo máy bay ném bom ban đêm P-61 Black Widow, máy bay ném bom thử nghiệm cánh bay B-35YB-49, máy bay đánh chặn F-89 Scorpion, tên lửa hành trình liên lục địa SM-62 Snark, và máy bay phản lực chiến đấu F-5 Freedom Fighter (và cả phiên bản huấn luyện là chiếc T-38 Talon rất thành công).[1]

Biểu tượng của Northrop Corporation từ năm 1960

Máy bay tiêm kích F-5 là một mẫu máy bay rất thành công đến mức Northrop đã dành phần lớn những năm 1970s và 1980s để nỗ lực phát triển thêm với một mẫu thiết kế hạng nhẹ tương tự. Đầu tiên là chiếc N-300, với việc trang bị động cơ mới khỏe hơn nhiều và đưa cánh lên vị trí cao hơn giúp tăng dự trữ vũ khí và do đó tăng cường hỏa lực cho máy bay. Chiến đấu cơ N-300 là sự phát triển xa hơn của chiếc P-530 với việc trang bị động cơ lớn hơn, bổ sung thêm một lượng nhỏ "đường vòng" (turbofan) để cải thiện khả năng làm lạnh khí và cho phép khoang động cơ nhẹ hơn, cũng như bổ sung thêm bề mặt cánh. Mẫu P-530 đồng thời cũng được trang bị radar và các hệ thống khác tối quan trọng cho một mẫu tiêm kích hiện đại. Khi chương trình máy bay tiêm kích hạng nhẹ được đưa ra, chiếc P-530 đã bị loại bỏ phần lớn trang bị và trở thành mẫu máy bay P-600, cuối cùng dẫn đến sự ra đời của YF-17 Cobra, mà đã bị thất bại trong cuộc cạnh tranh với General Dynamics F-16 Fighting Falcon.

Tuy nhiên, McDonnell Douglas đã giúp sửa đổi YF-17 Cobra và phát triển nó thành McDonnell Douglas F/A-18 Hornet để trở thành máy bay tiêm kích hạng nhẹ cho Hải quân Mỹ. Northrop dự định sẽ bán phiên bản thông thường F-18L, nhưng phiên bản F-18A vẫn có lượng bán hàng lớn hơn, đã dẫn đến cuộc kiện cáo dài giữa hai công ty. Northrop tiếp tục chế tạo nhiều khung thân của F-18 và các hệ thống khác sau thời gian này, nhưng đồng thời cũng quay trở về với thiết kế nguyên bản của chiếc F-5 cùng với động cơ mới, từ đó phát triển thành chiếc F-20 Tigershark như là một loại máy bay giá rẻ. Mẫu máy bay này thu hút ít sự chú ý trên thị trường, và dự án sau đó đã bị hủy bỏ.

Dựa trên kinh nghiệm với thiết kế cánh bay, công ty đã phát triển mẫu máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit những năm 1990s.[6][7]

Năm 1994, do mất hợp đồng chế tạo Advanced Tactical Fighter vào tay Lockheed Corporation và bị loại khỏi chương trình Joint Strike Fighter competition, công ty đã tiến hành mua lại công ty Grumman và thành lập Northrop Grumman.

Các mẫu máy bay của công ty[sửa | sửa mã nguồn]

Model name First flight Number built Type
Northrop Alpha 1930 17 Single-engine transport
Northrop C-19 Alpha 1930 3 Single-engine transport
Northrop Beta 1931 2 Single-engine sport airplane
Northrop Gamma 1932 60 Single-engine transport
Northrop Delta 1933 13 Single-engine transport, 19 additional aircraft built by Canadian Vickers
Northrop XFT 1933 1 Prototype naval fighter
Northrop YA-13 1933 1 Prototype attack aircraft
Northrop A-17/Nomad 1935 411 Attack/light bomber
Northrop BT 1935 55 Dive bomber
Northrop N-1M 1940 1 Experimental flying wing
Northrop N-3PB 1940 24 Floatplane patrol bomber
Northrop P-61 Black Widow 1942 706 Night fighter
Northrop N-9M 1942 4 Experimental scale flying wing proof of concept for B-35
Northrop XP-56 Black Bullet 1943 2 Prototype tailless fighter
Northrop F-15 Reporter 1945 36 Reconnaissance aircraft based on P-61
Northrop XP-79 1945 1 Prototype jet flying wing fighter
Northrop YB-35 1946 2 Prototype strategic bomber
Northrop Pioneer 1946 1 Trimotor transport
Northrop YB-49 1947 6 Prototype eight-jet-engine strategic bomber
Northrop F-89 Scorpion 1948 1,052 Interceptor
Northrop X-4 Bantam 1948 2 Experimental trans-sonic tailless aircraft
Northrop YC-125 Raider 1949 23 Trimotor transport
Northrop F-5 1959 2,246 Lightweight fighter
Northrop T-38 Talon 1959 1,146 Advanced trainer
Northrop X-21 1963 2 Experimental boundary layer control aircraft
Northrop M2-F2 1966 1 Experimental rocket powered lifting body
Northrop HL-10 1966 1 Experimental rocket lifting body
Northrop M2-F3 1970 1 Experimental rocket lifting body
Northrop YA-9 1972 2 Prototype attack aircraft
Northrop YF-17 1974 2 Prototype fighter, led to F/A-18
Northrop Tacit Blue 1982 1 Experimental stealth aircraft
Northrop F-20 Tigershark 1982 3 Prototype lightweight fighter derived from F-5
Northrop B-2 Spirit 1989 21 Strategic stealth bomber
Northrop YF-23 1990 2 Prototype stealth fighter

Các chương trình phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

  • Northrop N-1 (USAAC flying wing bomber)
  • Northrop N-4 (USAAF pursuit)
  • Northrop N-5 (USAAF pursuit)
  • Northrop N-6 (Navy fighter design)
  • Northrop N-15 (2-engine cargo plane)
  • Northrop N-31 (flying wing bomber project)
  • Northrop N-34 (nuclear-powered flying wing bomber design)
  • Northrop N-55 (patrol aircraft)
  • Northrop N-59 (carrier-based bomber)
  • Northrop N-60 (ASW aircraft; lost to Grumman S-2 Tracker)[8]
  • Northrop N-63 (rival tailsitting VTOL design to Lockheed XFV-1 and Convair XFY-1)[9]
  • Northrop N-65 (interceptor for WS-201 program)
  • Northrop N-74 (tactical transport)
  • Northrop N-94 (Navy fighter competitor design to Vought F8U Crusader)
  • Northrop N-102 Fang
  • Northrop N-103 (all-weather interceptor)
  • Northrop N-132 (strategic fighter)
  • Northrop N-144 (long-range interceptor)
  • Northrop N-155 (target-towing aircraft)
  • Northrop N-285 (USN advanced jet trainer; lost to T-45 Goshawk)
  • Northrop N-321/P610 (Light-Weight Fighter)

Unmanned aerial vehicles[sửa | sửa mã nguồn]

Missiles[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Parker, Dana T. Building Victory: Aircraft Manufacturing in the Los Angeles Area in World War II, pp. 93-106, Cypress, CA, 2013. ISBN 978-0-9897906-0-4.
  2. ^ “John Knudsen Northrup”. Encyclopedia Britannica. 1998. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2017.
  3. ^ “Northrop Grumman Corporation | American company”. Encyclopedia Britannica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2020.
  4. ^ Parker, Dana T. Building Victory: Aircraft Manufacturing in the Los Angeles Area in World War II, pp. 25, 93, Cypress, CA, 2013. ISBN 978-0-9897906-0-4.
  5. ^ Peck, Merton J. & Scherer, Frederic M. The Weapons Acquisition Process: An Economic Analysis (1962) Harvard Business School p.619
  6. ^ Ioanes, Ellen. “The legendary B-2 stealth bomber made its first flight 30 years ago today — here's why it's still one of the world's most feared warplanes”. Business Insider. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2020.
  7. ^ “B-2 Spirit Stealth Bomber, United States of America”. Airforce Technology (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2020.
  8. ^ Buttler, Tony (2010). American Secret Projects: Bombers, Attack and Anti-Submarine Aircraft 1945 to 1974. Hinckley, England: Midland Publishing. ISBN 978-1-85780-331-0.
  9. ^ Zichek, J., 2015. Northrop N-63 Convoy Fighter: The Naval VTOL Turboprop Tailsitter Project of 1950. Retromechanix Productions.

Bản mẫu:Northrop Grumman