Bước tới nội dung

Phạm Hoàng Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phạm Hoàng Nam
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
2 tháng 4, 1966 (58 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpĐạo diễn hình ảnh Đạo diễn sân khấu
Sự nghiệp điện ảnh
Vai trò
Đạo diễn
  • Quay phim
Năm hoạt động1993 - 2007
Đào tạoVGIK
Tác phẩmHải Nguyệt, Ai xuôi vạn lý, Khi đàn ông có bầu, Mê Thảo, thời vang bóng
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 1999
Quay phim xuất sắc - Phim điện ảnh
Website

Phạm Hoàng Nam (sinh ngày 2 tháng 4 năm 1966)[1]nhà quay phim (đạo diễn hình ảnh), đạo diễn âm nhạc và sự kiện Việt Nam. Năm 1999, ông giành đươc giải Quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 với hai bộ phim Ai xuôi vạn lýHải Nguyệt. Ngoài ra, ông còn giành được giải Mai Vàng 2006 hạng mục Đạo diễn ca nhạc. Trong các đạo diễn sự kiện ở Việt Nam, Phạm Hoàng Nam được mệnh danh là "phù thủy ánh sáng".[2][3]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Hoàng Nam sinh ngày 2 tháng 4 năm 1966 tại Hà Nội, trong gia đình có truyền thống nghề hàng hải, năm 15 tuổi, ông được ba mua cho chiếc máy ảnh tự động trong chuyến công tác nước ngoài.[4] Phạm Hoàng Nam thi vào Trường ngoại giao - trường cao điểm nhất thời bấy giờ - nhưng bị thiếu nửa điểm, ông không nộp hồ sơ vào những trường thấp điểm hơn mà xin làm ở ban ảnh của Thông tấn xã Việt Nam. Ở đây, ông học hỏi được nhiều nhà nhiếp ảnh tên tuổi, mê chụp ảnh, ông mày mò tự in tráng, phóng ảnh.[5] Khi nghe một người quen của gia đình kể về lớp quay phim của trường sân khấu điện ảnh, ông đã nộp đơn thi tuyển vào lớp quay phim và sau đó dành được suất học bổng đi du học.[4][5]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Hoàng Nam học 8 năm tại trường điện ảnh VGIK của Liên Xô sau này còn có thêm Đặng Lưu Việt Bảo, Hữu Mười, Đoàn Minh TuấnNgô Phương Lan.[4] Do thời gian này Liên Xô đang bước vào giai đoạn cải tổ nên số tiền học bổng không đủ. Ông phải đi làm công nhân xây dựng, quay phim - chụp ảnh thuê để trang trải chi phí học tập và sinh hoạt, đồng thời học thêm về ngành đạo diễn.[6]

Điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1991, Phạm Hoàng Nam tốt nghiệp,[7] đến năm 1993 khi về nước, ông không thể xin được việc tại Hà Nội nên ông vào Thành phố Hồ Chí Minh tìm cơ hội và xin được vào Hãng phim Giải Phóng.[6][4] Lưỡi dao là bộ phim điện ảnh đầu tay mà ông thực hiện cùng đạo diễn Lê Hoàng, bộ phim đã rất thành công khi giành được Giải A của Hội Điện ảnh Việt Nam và Bằng khen tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11, Phạm Hoàng Nam cũng giành được giải Camera vàng của liên hiên phim nước ngoài.[8][9] Sau thành công này, Phạm Hoàng Nam được xem như là tay máy "ruột" của Lê Hoàng khi cùng hợp tác trong 4 bộ phim khác sau đó.[10] Năm 2001, Phạm Hoàng Nam tham gia quay chính cho hai bộ phim của Hãng phim Giải Phóng là Ai xuôi vạn lý do Lê Hoàng đạo diễn và Hải Nguyệt do Trần Mỹ Hà đạo diễn, qua đó, Hoàng Nam giành đươc giải Quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12.[11] Trong 10 năm tại Hãng phim Giải Phóng, ông là một nhân viên nhà nước, ông tham gia dạy học trong trường điện ảnh, góp ý các chương trình đào tạo, bỏ tiền túi mua sách nước ngoài về kêu gọi đồng nghiệp dịch lại để cập nhật nhưng không ai ủng hộ. Phạm Hoàng Nam đóng vai trò quay phim cho các sản phầm của Hãng sản xuất với mức thù lao trên 5 triệu đồng mỗi phim, với các tác phẩm bên ngoài, ông đóng vai trò đạo diễn nhưng chi nhận làm các dự án mình thích.[12] Năm 2001, khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời, Phạm Hoàng Nam được chọn làm đạo diễn liveshow Như một lời chia tay được tổ chức như một lời tiễn biệt nhạc sĩ. Tính đến năm 2011, Phạm Hoàng Nam đã thực hiện 8 liveshow lớn về nhạc Trịnh.[13][14]

Năm 2004, ông xin nghỉ việc và hoạt động tự do, thời gian sau này ông chuyển dần sang làm đạo diễn cho các sự kiện,[8] song ông cho biết vẫn sẵn sàng trở lại nếu Hãng có cơ chế hoạt động mới hay có phim phù hợp.[6] Năm 2005, ông đạo diễn bộ phim tài liệu Ngày mai cho bạn và tôi, phim do Liên hiệp quốc đặt hàng.[15] Cũng trong năm 2005, Phạm Hoàng Nam hợp tác với nhà sản xuất Phước Sang thực hiện bộ phim Khi đàn ông có bầu, đây là phim điện ảnh duy nhất mà Phạm Hoàng Nam làm trò đạo diễn, mặc dù rất thành công về doanh thu và thị hiếu, nhưng lại bị xem là "bước lùi" trong phong cách làm phim của ông. Bản thân ông cũng khẳng định sẽ không bao giờ làm bộ phim thị trường nào nữa.[8]

Đạo diễn sự kiện nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ sau bộ phim Trai nhảy hợp tác với Lê Hoàng năm 2007, Phạm Hoàng Nam hầu như chuyển hẳn sang công việc đạo diễn các sự kiện âm nhạc thường niên, mặc dù với ông đây chỉ là hướng đi nhất thời, đam mê lớn nhất vân là điện ảnh.[16][17] Sau khi giành giành giải Mai Vàng 2006 ở hạng mục Đạo diễn ca nhạc, Phạm Hoàng Nam tham gia làm đạo diễn cho các lễ trao giải của giải thưởng này trong 3 năm tiếp theo. Lễ trao giải Mai Vàng 2007 do ông đạo diễn được đánh giá tốt với sự chặt chẽ về bố cục, tạo ấn tượng về hình ảnh.[18] Ông tham gia chỉnh sửa kịch bản điện ảnh "Thiên đô" do Nguyễn Mạnh Tuấn viết, một dự án của Đại lễn 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nhưng vì có sự thay đổi thành viên quản lý nên kịch bản điện ảnh phải sửa đổi thành kịch bản truyền hình với tựa đề Huyền sử Thiên Đô. Dù được mời tiếp tục dự án nhưng Phạm Hoàng Nam đã từ chối.[8] Vì chỉ tham gia các dự án phim phù hợp với cách làm và cảm nhận kịch bản nên ông đã từ chối khá nhiều dự án sau đó như Thủ tướng, Chuông reo là bắn, Long Thành cầm giả ca, Xóm chuột. Năm 2014,ông và đạo diễn Quốc Trung cùng tổ chức Monsoon Music Festival lần thứ nhất và tiếp tục theo dự án này trong những năm tiếp theo.[19]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tựa đề Đạo diễn Vai trò Hình thức
1995 Lưỡi dao Lê Hoàng Quay phim Phim điện ảnh
1996 Ai xuôi vạn lý
1998 Hải Nguyệt Trần Mỹ Hà
1999 Chiếc chìa khóa vàng Lê Hoàng
2002 Mê Thảo - Thời vang bóng Việt Linh
2003 Gái nhảy Lê Hoàng
2004 Gái nhảy 2 - Lọ lem hè phố
2005 Khi đàn ông có bầu Phạm Hoàng Nam Đạo diễn
Ngày mai cho bạn và tôi Phim tài liệu
2007 Trai nhảy Lê Hoàng Quay phim Phim điện ảnh
2010 Trần Văn Khê - Người truyền lửa Phạm Hoàng Nam Đạo diễn Phim tài liệu

Âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Chương trình Biểu diễn Định dạng Vai trò Sản xuất
1996 Thuyền Mơ - Dương Thiệu Tước Nhiều ca sĩ Chương trình ca nhạc Đạo diễn Hãng phim Trẻ
Những Tình Khúc Vượt Thời Gian
Hà Nội Mùa Vắng Những Cơn Mưa
1998 Đóa Hoa Vô Thường - Trịnh Công Sơn
Tóc ngắn Mỹ Linh Album âm nhạc
2001 Những nẻo đường miền Trung Nhiều ca sĩ Chương trình ca nhạc Vân Sơn Ent.
Mỹ Tâm Vol.1 - Mãi Yêu Mỹ Tâm Album âm nhạc
2002 Họa mi hót trong mưa Hồng Nhung Video âm nhạc - Single VTV - Bài hát tôi yêu
2004 Đường xa vạn dặm Album + liveshow Quốc Trung
2011 Vòng tròn Hồng Nhung Video âm nhạc - Single
2021 Arise 21- ta sẽ hồi sinh Nhiều ca sĩ Đạo diễn / Cố vấn nghệ thuật

Sự kiện[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Chương trình Hình thức Chú thích
Nghe mưa (Dương Thụ - Bảo Chấn)
2000 Trần Tiến - Ngẫu hứng Liveshow
2001 Trịnh Công Sơn - Như một lời chia tay
2005 Trịnh Công Sơn - Đêm thần thoại
2006 Hồng Nhung - Như cánh vạc bay
Phạm Duy - ngày trở về
Tuấn Ngọc - Riêng một góc trời
Hát thầm – Thanh Hoa
Mỹ Linh Tour 06 Tour diễn
2007 Trịnh Công Sơn - Rơi lệ ru người Liveshow
2008 Phạm Duy - Con đường tình ta đi
Quốc Bảo in concert - Tình ca hồng
2009 Cẩm Ly - Tự tình quê hương
Minh Tuyết in Vietnam
Có đâu bao giờ Minishow
Bảo Phúc - Về với dòng sông Liveshow
2011 Trịnh Công Sơn - Bóng núi
2014 Bóng núi
Live concert Khánh Ly
2014 Xuân Hinh – kẻ chọc cười dân dã
2017 Nhớ và quên - Phạm Tuyên
Hẹn gặp lại - Trần Lập
Quang Dũng - Giấc mơ mang tên mình
2023 Đàn chim Việt - Văn Cao
2024 Dòng sông kể chuyện - VTV Nhạc hội

Chương trình nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Chương trình Vai trò
2006-2012 Đẹp Fashion Show 6-7-8-11-21 Đạo diễn
2008-2010 Giải Mai Vàng lần thứ13-14-15
2011-2013 Elle Fashion Show
2009-2014 Zing Music Awards
2012 Giải âm nhạc Cống hiến
HTV Awards
Thử thách cùng bước nhảy
2013 Ðêm hội chân dài 6-7
2014 Hoa hậu Việt Nam Tổng đạo diễn
Biển nhớ - Đỗ Mạnh Cường
2014-2017 Giai điệu tự hào Chỉ đạo nghệ thuật
2016 Ionah Show Đạo diễn
2017 Thu vọng nguyệt, kết nối xưa và nay
2018 Chào 2018 – Giai điệu truyền cảm hứng
Canaval Hạ Long
Vũ hội Ánh dương Tổng đạo diễn
2019 Chào 2019 Đạo diễn
Vũ điệu trên mây
Tạ ơn - Hoàng Hải
2023 Dòng sông kể chuyện Cố vấn nghệ thuật - Đạo diễn ánh sáng
2024 Dòng sông kể chuyện 2 Đạo diễn tiết mục: Chuyến tàu huyền thoại

Sân khấu[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Vở diễn Đồng đạo diễn Chú thích
2014 Thiên Thiên Việt Linh
2024 Chuyến tàu huyền thoại

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Giải thưởng Hạng mục Kết quả Chú thích
1999 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 Quay phim xuất sắc Đoạt giải [11]
2006 Giải Mai Vàng lần XI Đạo diễn ca nhạc Đề cử [20]
2007 Giải Mai Vàng lần XII Đoạt giải [21]
2008 Giải Mai Vàng lần XIII Đề cử [22]
2009 Giải Mai Vàng lần XIV [23]
2010 Giải Mai Vàng lần XV [24]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Quay phim - PHẠM HOÀNG NAM”. Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh. 26 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ Quỳnh Nguyễn (4 tháng 8 năm 2007). “Dồn dập show tháng tám”. Tuổi Trẻ online. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ T.H (15 tháng 12 năm 2015). “Đại nhạc hội Chào 2016: Sân khấu 3D lần đầu lên sóng truyền hình VTV”. Thời báo VTV. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ a b c d Lâm An (18 tháng 10 năm 2010). “Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: Càng khổ tôi càng kiên cường hơn”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2024.
  5. ^ a b “Đạo diễn Phạm Hoàng Nam - Phù thủy sân khấu tại Việt Nam”. Tổ Chức Sự Kiện Đại Lâm. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2024.
  6. ^ a b c BH (9 tháng 8 năm 2005). “Đừng tranh luận nữa, làm phim thôi!”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2024.
  7. ^ “Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: Điện ảnh là nghiệp cả cuộc đời”. Báo Tổ Quốc. 10 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2024.
  8. ^ a b c d theo tạp chí Đẹp (14 tháng 9 năm 2009). “Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: "Tôi nửa vời bởi tôi tỉnh táo". Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2024.
  9. ^ Theo báo Thể Thao - Văn Hoá (19 tháng 3 năm 2004). “Quay phim Phạm Hoàng Nam - người chơi ánh sáng”. VnExpress. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2024.
  10. ^ Dương Thúy (21 tháng 5 năm 2009). “Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: "Tay trái dài hơn tay phải". Tin tức Online. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2024.
  11. ^ a b “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XII”. Thế giới điện ảnh. 7 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2024.
  12. ^ Bảo Lưu (6 tháng 4 năm 2004). “Phạm Hoàng Nam: 'Tôi không muốn có thất bại ở gia đình'. VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2004. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2024.
  13. ^ Trâm Anh (16 tháng 9 năm 2005). “Tình yêu của nhạc Trịnh trong Đêm thần thoại”. văn học & nghệ thuật. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2024.
  14. ^ Ánh Ngọc (26 tháng 3 năm 2011). “ĐD Phạm Hoàng Nam: Phong cách của tôi hơi trừu tượng”. Báo VietnamNet (bằng tiếng vietnamese). Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2024.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  15. ^ “Đạo diễn Phạm Hoàng Nam và bộ phim tài liệu đầu tay”. Báo Nhân Dân điện tử. 23 tháng 7 năm 2005. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2024.
  16. ^ Thùy Trang (22 tháng 6 năm 2007). “Niềm đam mê nhất của tôi vẫn là điện ảnh”. Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2024.
  17. ^ Vân Châu (26 tháng 11 năm 2014). “Phạm Hoàng Nam: 'Ảo và thực của nhạc trực tuyến hấp dẫn tôi'. Znews.vn. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2024.
  18. ^ “Lịch sử giải thưởng Mai Vàng”. Mai Vàng. 22 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2024.
  19. ^ Thục Khôi (12 tháng 10 năm 2015). “Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: Quốc Trung không tham tiền, chỉ quá… tham việc. Tạp chí Đẹp.
  20. ^ Đỗ Duy (6 tháng 1 năm 2006). “19 giải thưởng được trao trong đêm Mai Vàng 2005”. VnExpress. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2024.
  21. ^ V.Nghệ (26 tháng 2 năm 2007). “Danh sách Giải Mai Vàng XII- 2006”. Người Lao Động. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2024.
  22. ^ Nhiêu Huy (2 tháng 1 năm 2008). “Nhiều MC góp mặt tại lễ trao Mai Vàng 2007”. VnExpress. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2024.
  23. ^ Theo Vnexpress (5 tháng 12 năm 2008). “Phi Thanh Vân được đề cử giải Mai Vàng”. Znews.vn. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2024.
  24. ^ theo Tuổi Trẻ Online (10 tháng 12 năm 2009). “Danh sách vào vòng bầu chọn giải Mai Vàng 2009”. Báo Yên Bái. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2024.