Trần Mỹ Hà

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ ưu tú
Trần Mỹ Hà
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Trần Mỹ Hà
Ngày sinh
5 tháng 5, 1956 (67 tuổi)
Nơi sinh
Bình Thuận, Việt Nam Cộng hòa
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpĐạo diễn
Lĩnh vực
  • Truyền hình
  • Điện ảnh
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (1997)
Sự nghiệp điện ảnh
Vai trò
  • Đạo diễn
  • Biên kịch
Năm hoạt động1980 - nay
Đào tạoTrường Điện ảnh Việt Nam
Trường pháiPhim tài liệu
Phim truyền hình
Thể loại
  • Tài liệu
  • Chính kịch
Quản lýHTV (1979-1995)
TFS (1995-2016)
Tác phẩmHải Nguyệt
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam 1983
Quay phim xuất sắc
Liên hoan phim Việt Nam 1996
Đạo diễn xuất sắc

Trần Mỹ Hà (sinh ngày 5 tháng 5, 1956) là đạo diễn phim truyền hình của Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (TFS). Ông được biết đến qua phim điện ảnh duy nhất của mình là Hải Nguyệt, và các phim điện ảnh truyền hình: Dòng đời, Chuyện ngã bảy và các phim dài tập: Blouse trắng, Hàn Mặc Tử.

Trần Mỹ Hà đã thành công khi lựa chọn những diễn viên không chuyên vào phim của mình như Hồng Ánh từ một diễn viên múa, 18 tuổi đến vai chính trong Hải Nguyệt; Tạ Minh Tâm từ một ca sĩ vào vai bác sĩ Hùng phim Blouse trắng; Tăng Thanh Hà, một cô học sinh phổ thông vào vai Mộng Cầm, phim Hàn Mặc Tử.[1]

Tiểu sử và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Mỹ Hà sinh ngày 5 tháng 5 năm 1956, tại Bình Thuận,[2] nhưng sinh trưởng tại Đà Lạt.[3] Năm 1972, ông học lớp Quay phim của Trường Điện ảnh Việt Nam khóa VII, khóa học do Trung ương Cục Miền Nam mở,[4][5] chung với đạo diễn Việt Linh và Nguyễn Minh Trí, đều thuộc Xưởng phim Giải Phóng. Năm 1979, ông về công tác tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Khi đài thành lập Hãng phim TFS năm 1995, ông là một trong những đạo diễn đầu tiên sản xuất phim cho Hãng.[6] Bộ phim điện ảnh truyền hình Giữa dòng do ông đạo diễn, giành được giải Bông sen vàng cho phim video, đạo diễn xuất sắc, nữ diễn viên xuất sắc, quay phim xuất sắc và một giải kỹ thuật tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11, năm 1996. Đến năm 1998, ông thực hiện bộ phim điện ảnh Hải Nguyệt, phim điện ảnh đầu tay và cũng là duy nhất của ông tính đến 2023. Hải Nguyệt giành được giải A của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 1999.[5] Ngoài phim truyện, Trần Mỹ Hà còn thành công với thể loại phim tài liệu như: Hạt lúa và nước mặn, Thời gian vĩnh cửu...

Năm 1997, đạo diễn Trần Mỹ Hà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.[3]

Từ những năm 2000, Trần Mỹ Hà chuyển sang làm phim truyền hình dài tập và thành công với Blouse trắng giành giải Cánh diều Bạc tại Giải Cánh diều lần thứ I; Không có gì và không một ai giành Huy chương Bạc tại Liên hoan phim truyền hình toàn quốc lần thứ 35,....[1]

Năm 2016, ông nghỉ hưu.[7]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ tính giải thưởng cho phim và Trần Mỹ Hà

Năm Sự kiện Giải thưởng Hạng mục Nhận giải Chú thích
Quay phim
1983 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 Giải Đặc biệt Phim tài liệu Hoài bão người nuôi rắn [3]
Đoạt giải Quay phim xuất sắc Trần Mỹ Hà Các phim tài liệu: Cửa sổ tâm hồn, Tiếng đàn, Hoài bão người nuôi rắn[2]
Vai trò đạo diễn
1985 LHP Việt Nam lần thứ 7 Bông sen Bạc Phim tài liệu Hạt lúa vùng nước mặn
1985-1992 LHP truyền hình toàn quốc Huy chương vàng Phim tài liệu Ma túy - S.O.S [2]
Huy chương vàng Tập đoàn tư bản Nhà nước [2]
Huy chương vàng Cửa sổ tâm hồn [2]
Huy chương vàng Hàng lậu qua biên giới [2]
1985-1992 LHP truyền hình toàn quốc Huy chương bạc Phim tài liệu Bác Hồ với Tây Nguyên [2]
Huy chương bạc Cây và Người [2]
Huy chương bạc Người con gái cao su [2]
1995 Giải thưởng Hội Điện ảnh TP.HCM Đoạt giải Phim tài liệu Phố cổ Hội An [2]
1996 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11 Đoạt giải Đạo diễn phim video Trần Mỹ Hà phim Giữa dòng[2]
Bông sen Vàng Phim video Giữa dòng / Chị Quyên [8][9]
Bông sen bạc Phim tài liệu Thời gian vĩnh cửu
1997 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1996 Giải A
1998 LHP truyền hình toàn quốc 1998 Huy chương vàng Phim video Chuyện ngã bảy [3]
2003 Giải Cánh diều 2002 Cánh diều Bạc Phim truyền hình Blouse trắng
2015 Liên hoan phim truyền hình Việt Nam lần thứ 35 Huy chương Bạc Không có gì và không một ai
2016 Giải Cánh diều 2015 Bằng khen Phim truyền hình

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Phim Định dạng Sản xuất Chú thích
trước 1983[10] Tiếng đàn mềm mại của em Phim tài liệu
Cửa sổ tâm hồn
1983 Hoài bão người nuôi rắn
1993 Cuộc nổi dậy lịch sử TFS
1994 Tranh thủy mặc Lý Khắc Nhu
1985-1992[10] Ma túy SOS / Nỗi đau này không của riêng ai Phim tài liệu [11]
Hạt lúa và nước mặn
Bác Hồ với Tây Nguyên
Người con gái cao su
Cây và Người
Tập đoàn tư bản Nhà nước
Hàng lậu qua biên giới
1995 Thời gian vĩnh cửu Phim tài liệu TFS
Cúng trăng
Non nước Ngũ Hành Sơn
Bước khởi đầu
Phố cổ Hội An
Giữa dòng Điện ảnh truyền hình TFS
1996 Hương sắc mùa xuân Phim tài liệu
Chuyện ngã bảy / Tiếng đờn kìm Điện ảnh truyền hình
1998 Ông cá hô
Hải Nguyệt Điện ảnh Hãng phim Giải Phóng
2004 Hàn Mặc Tử Ngắn tập TFS
2002 Blouse trắng Dài tập
2005 Bình Thuận - Hội tụ xanh Phim tài liệu
2008 Thám tử tư Dài tập TFS
2010 Đời [12]
2012 Ngày hôm qua
2014 Không có gì và không một ai
2018 Miền xanh

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Đạo diễn - NSƯT Mỹ Hà: 'Tôi chỉ 'mồi lửa' cho diễn viên'. TUOI TRE ONLINE. 10 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ a b c d e f g h i j k “TRẦN MỸ HÀ”. HỘI ĐIỆN ẢNH TP.HCM. 21 tháng 6 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ a b c d “Đạo diễn - NSƯT Trần Mỹ Hà: Đem nghề làm nước mắm lên phim”. Báo Bình Thuận. 26 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ “Đạo diễn - NSƯT Trần Mỹ Hà: Tôi chiêm bao thấy mình khát nước”. Người Lao Động. 7 tháng 1 năm 2005. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ a b “Đạo diễn "vàng" của phim Việt”. Báo Giáo dục Online. 13 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
  6. ^ “Đạo diễn Trần Mỹ Hà: "Phim tôi không bị "đẻ non"…". Giáo dục Online. 27 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
  7. ^ “Lãng tử làm phim”. Báo Nhân Dân điện tử. 24 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
  8. ^ “Phim Việt trên HTV qua năm tháng”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
  9. ^ “Nhìn lại 19 kỳ LHP Việt Nam: Những ấn tượng đặc biệt (Kỳ 2)”. Người Đưa Tin. 17 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
  10. ^ a b Theo mục Giải thưởng
  11. ^ “Đạo diễn Nguyễn Thị Minh Ngọc với vở cải lương "Đừng tuyệt vọng tôi ơi". BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. 26 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
  12. ^ thanhnien.vn (17 tháng 8 năm 2009). “Phim mới của đạo diễn Trần Mỹ Hà”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.