Plectroglyphidodon lacrymatus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Plectroglyphidodon lacrymatus
P. lacrymatus (đuôi trắng)
P. lacrymatus (đuôi vàng)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Pomacentridae
Chi (genus)Plectroglyphidodon
Loài (species)P. lacrymatus
Danh pháp hai phần
Plectroglyphidodon lacrymatus
(Quoy & Gaimard, 1825)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Glyphisodon lacrymatus Quoy & Gaimard, 1825
  • Glyphisodon nivosus Hombron & Jacquinot, 1853
  • Glyphidodon florulentus Günther, 1862

Plectroglyphidodon lacrymatus là một loài cá biển thuộc chi Plectroglyphidodon trong họ Cá thia. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1825.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh của loài bắt nguồn từ lacrimatus trong tiếng Latinh, mang nghĩa là "đẫm lệ", không rõ hàm ý đề cập đến điều gì[1].

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

P. lacrymatus có phạm vi phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Từ Biển Đỏ và dọc theo bờ biển Đông Phi, loài này được ghi nhận trải dài về phía đông đến quần đảo Marshallquần đảo Société, ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyu (Nhật Bản), giới hạn phía nam đến Úc[2].

P. lacrymatus sống gần những rạn san hô ở ngoài khơi và trong các đầm phá, nền đáy là đá vụn xen lẫn san hô chết, ở độ sâu đến ít nhất là 40 m[2].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

P. lacrymatus có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 11 cm[3]. Cơ thể của P. lacrymatus có màu nâu sẫm, lốm đốm những chấm nhỏ màu xanh lam sáng trên đầu và thân (nhiều hơn ở cá con). Đốm xanh ở cá trưởng thành thường chỉ hiện rõ khi được quan sát gần hoặc dưới ánh sáng nhân tạo[4]. Đầu có các vệt màu xanh tím. Đuôi màu trắng đến màu vàng nhạt, chuyển thành nâu nhạt khi lớn lên. Cá con có một đốm đen lớn trên vây lưng[3].

Số gai ở vây lưng: 12; Số tia vây ở vây lưng: 16–18; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 13–14; Số tia vây ở vây ngực: 18–20; Số vảy đường bên: 17–18; Số lược mang: 21–25[3].

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn chủ yếu của P. lacrymatustảo, nhưng cũng có thể bao gồm cả trứng của những loài cá khác và các loài thủy sinh không xương sống nhỏ[2]. P. lacrymatus có tính lãnh thổ và khá hung hăng[5]. Ngoài ra, trong môi trường nuôi nhốt, P. lacrymatus được ghi nhận là có thể phát ra âm thanh và căng rộng vây ngực khi các nhà nghiên cứu nhìn vào nó[6]. Đây được cho là hành vi thể hiện sự bảo vệ lãnh thổ của loài này.

Trứng của P. lacrymatus bám dính vào chất nền. Cá đực có nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trứng[2].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Series OVALENTARIA (Incertae sedis): Family POMACENTRIDAE”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2021.[liên kết hỏng]
  2. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Plectroglyphidodon lacrymatus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2021.
  3. ^ a b c John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1998). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 274. ISBN 978-0824818951.
  4. ^ Plectroglyphidodon lacrymatus Pomacentridae”. Reef Life Survey. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2021.
  5. ^ Robles, Laurence E.; Cabaitan, Patrick C.; Aurellado, Maria Eleanor B. (2018). “Effects of competition on the territorial behaviour of a farmer damselfish, Plectroglyphidodon lacrymatus (Perciformes: Pomacentridae)”. Journal of Fish Biology. 93 (6): 1197–1206. doi:10.1111/jfb.13841. ISSN 0022-1112.
  6. ^ Parmentier, E.; Vandewalle, P.; Frederich, B.; Fine, M. L. (2006). “Sound production in two species of damselfishes (Pomacentridae): Plectroglyphidodon lacrymatus and Dascyllus aruanus (PDF). Journal of Fish Biology. 69 (2): 491–503. doi:10.1111/j.1095-8649.2006.01117.x. ISSN 0022-1112.