RVNS Lam Giang (HQ-402)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
RVNS Lam Giang (HQ-402)
RVNS Lam Giang (HQ-402)
RVNS Lam Giang (HQ-402)
Lịch sử
Tên gọi USS LSM-60
Xưởng đóng tàu Brown Shipbuilding, Houston, Texas
Đặt lườn 7 tháng 7 năm 1944
Hạ thủy 29 tháng 7 năm 1944
Nhập biên chế 25 tháng 8 năm 1944
Danh hiệu và phong tặng 1 battle star (World War II)
Số phận Destroyed during "Operation Crossroads" Test Baker, ngày 25 tháng 7 năm 1946
Flag of South VietnamViệt Nam Cộng Hòa
Tên gọi RVNS Lam Giang (HQ-402)
Đặt tên theo Sông Lam, là một trong hai con sông lớn nhất ở Bắc Trung Bộ Việt Nam
Trưng dụng tháng 10 năm 1956
Nhập biên chế tháng 10 năm 1956
Xuất biên chế 2 tháng 5 năm 1975
Hoạt động 1956 - 1975
Số phận Đào thoát khỏi Việt Nam, do hư hỏng nặng nên tàu bị bắn chìm ở gần Côn Đảo.
Huy hiệu Tập tin:Huy-hieu-hvh-Lam-Giang (HQ402).jpg
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu LSM-1 class Landing Ship Medium
Trọng tải choán nước

-520 tấn Anh (528 t) light -743 tấn Anh (755 t) landing

-1.095 tấn Anh (1.113 t) full load
Chiều dài 203 ft 6 in (62,03 m) o/a
Sườn ngang 34 ft 6 in (10,52 m)
Mớn nước

-3 ft 6 in (1,07 m) forward -7 ft 8 in (2,34 m) aft -Fully loaded: -6 ft 4 in (1,93 m) forward

-8 ft 3 in (2,51 m) aft
Động cơ đẩy 2 × Fairbanks-Morse (model 38D81/8X10, reversible with hydraulic clutch) diesels. Direct drive with 1.440 bhp (1.074 kW) each @ 720 rpm, twin screws
Tốc độ 13,2 hải lý trên giờ (15,2 mph; 24,4 km/h)
Tầm xa 4.900 nmi (9.100 km) at 12 kn (22 km/h)
Sức chứa 5 medium or 3 heavy tanks, or 6 LVT's, or 9 DUKW's
Quân số 2 officers, 46 enlisted
Thủy thủ đoàn tối đa 5 officers, 54 enlisted
Vũ khí 6 × 20 mm AA gun mounts
Bọc giáp 10-lb. STS splinter shield to gun mounts, pilot house and conning station

RVNS Lam Giang HQ-402 là một hải vận hạm thuộc Hải quân Việt Nam Cộng hòa. Nguyên gốc là chiếc USS LSM-60, thuộc lớp tàu đổ bộ hạng trung LSM-1 của Hải quân Hoa Kỳ.[1]

Hoạt động cuối cùng trong Chiến tranh Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Sau những chuyến công tác Đà Nẵng vào dịp Giáng Sinh năm 1974, và chuyến công tác Năm Căn vào chiều ngày 28 Tết Âm Lịch đầu năm 1975, chiến hạm HQ-402 còn thêm một chuyến công tác ra Đà Nẵng vào khoảng gần cuối tháng 3 năm 1975. Trong chuyến công tác ra Đà Nẵng lần cuối cùng này, chiến hạm đã di tản Thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng hòa ở bãi biển Sơn Trà nằm ở phía Nam Đà Nẵng về Cam Ranh. Trong lần đầu ủi bãi, nước cạn nên tàu đã không vào sát bờ được, và mọi người đã phải lội ra tàu, trong số đó có cả tướng Ngô Quang Trưởng. Sau đó tàu đã ra khơi để chuyển người qua chiếc Hải Vận Hạm RVNS Hương Giang HQ-404 nằm ngoài khơi vì cửa đổ bộ của HQ-404 đã không thể mở được. Sau đó HQ-402 lại trở vào ủi bãi lần thứ hai để đón tiếp Thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng hòa. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam từ trên núi pháo kích xuống bờ biển ồ ạt, đạn rơi lõm bõm chung quanh chiến hạm, nên chỉ vớt được một số quân Thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng hòa bơi ra gần được chiến hạm thì đành phải rút lùi ra, và không dám ở lại để đón tiếp. Chiến hạm vận chuyển về đến Cam Ranh để đổ quân Thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng hòa xuống.[2]

Sáng ngày hôm sau lại có lệnh cho chiến hạm ra đón gia đình Hải Quân thuộc Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang về Sài Gòn. Từ Sài Gòn HQ-402 đã được lệnh công tác tiếp tế các đơn vị ngoài hải đảo vùng Trường Sa, nhưng khi tàu mới ra tới Vũng Tàu thì máy móc lại bị hư nên đã được quay trở về Sài Gòn để vào đại kỳ ở Hải Quân Công Xưởng.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, khoảng 6 giờ 30, tất cả sĩ quan và nhân viên chiến hạm đang sửa chữa tại Hải Quân Công Xưởng tập họp và một số tuyên bố rã ngũ, còn hạm trưởng đã ra di tản từ đêm hôm qua. 11 giờ 30, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Dân thường di tản đã lên tàu đông nghẹt. Tàu xuất bến di tản khỏi Việt Nam và xuôi về Nhà Bè rồi chuyển hướng chạy về phía sông Soài Rạp. Khoảng 12 giờ đêm 30 tháng 4 thì tàu ra khỏi cửa Soài Rạp và hướng ra đảo Côn Sơn. Khi ra đến gần Côn Sơn thì có chiếc PCE Hộ Tống Hạm RVNS Đống Đa (HQ-07) được lệnh quay trở lại để kéo tiếp sức tàu HQ-402. Ngày 2 tháng 5 năm 1975 thì tàu được sửa xong một máy phát điện trên tàu. Nhưng vì tình trạng tàu quá hư hỏng và được sự khuyến cáo của ban cơ khí Hoa Kỳ khi qua giám sát tình trạng máy móc, nên Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã quyết định bỏ chiếc HQ-402 lại. Tất cả thường dân và binh lính đã được chuyển qua những chiến hạm khác của Hải quân Việt Nam Cộng hòa (Tuần Dương Hạm RNVS Trần Quang Khải (HQ-2),...).

Chiếc Hải Vận Hạm Lam Giang HQ-402 đã được tháo valve hầm máy để cho nước biển vào và 3 giờ chiều cùng ngày, hai chiến hạm thuộc Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ bắn Hải Vận Hạm Lam Giang HQ-402 chìm và bỏ xác lại trong hải phận Việt Nam, gần đảo Côn Sơn.[3]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]