Robert H. Goddard

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Robert H. Goddard
Robert Hutchings Goddard (1882–1945)
SinhRobert Hutchings Goddard
(1882-10-05)5 tháng 10, 1882[1]
Worcester, Massachusetts
Mất10 tháng 8, 1945(1945-08-10) (62 tuổi)[1]
Baltimore, Maryland
Nguyên nhân mấtUng thư vòm họng
Quốc tịchHoa Kỳ
Học vịViện Bách khoa Worcester
Đại học Clark
Nghề nghiệpGiáo sư, kỹ thuật không gian, nhà vật lý, nhà phát minh
Nổi tiếng vìTên lửa nhiên liệu lỏng đầu tiên
Phối ngẫu
Esther Christine Kisk (cưới 1924–1945)
(1901-1982)
Con cáiKhông có con cái
Cha mẹFannie Louise Hoyt
Nahum Danford Goddard
Giải thưởngCongressional Gold Medal (1959)
Langley Gold Medal (1960)
Huân chương Daniel Guggenheim (1964)

Robert Hutchings Goddard (05 tháng 10 năm 1882 - ngày 10 tháng 8 năm 1945)[1] là một kỹ sư, giáo sư, nhà vật lý, và nhà phát minh người Mỹ, được coi là người sáng tạo và xây dựng động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng đầu tiên trên thế giới.[2][3] Goddard phóng thành công tên lửa của mình vào ngày 16 tháng 3 năm 1926, mở ra kỷ nguyên của những chuyến bay vũ trụ và đổi mới. Ông và nhóm của mình đã phóng 34 tên lửa[4] giữa năm 1926 và 1941, đạt độ cao đến 2,6 km (1,6 mi) và tốc độ nhanh đến 885 km/h (550 mph).[4]

Các công trình của Goddard khi là cả một nhà lý thuyết lẫn một kỹ sư đã dự đoán nhiều sự phát triển sẽ khiến cho việc du hành không gian trở nên khả thi.[5] Ông được gọi là người đàn ông đã mở ra kỉ nguyên vũ trụ.[6]:xv,15–46:xiii Hai trong số 214 sáng chế được cấp bằng của Goddard là tên lửa nhiều tầng (1914), và tên lửa nguyên liệu lỏng (1914) là các cột mốc quan trọng đối với việc bay vào không gian.[7] Chuyên khảo năm 1919 của ông A Method of Reaching Extreme Altitudes được xem là các văn bản kinh điển về khoa học tên lửa thế kỷ 20.[8][9] Goddard đã áp dụng thành công kiểm soát hai trục, con quay hồi chuyểnvector đẩy cho tên lửa, kiểm soát hiệu quả chuyến bay của họ.

Mặc dù công việc của ông trong lĩnh vực này mang tính cách mạng, Goddard nhận được rất ít sự hỗ trợ về mặt tài chính cũng như tinh thần cho việc nghiên cứu và phát triển các công trình của mình.[10]:92,93 Ông là một người nhút nhát và nghiên cứu tên lửa không được coi là một nghề đáng theo đuổi đối với một giáo sư vật lý.[11]:12 Báo chí và các nhà khoa học đã nhạo báng lý thuyết của ông về việc du hành vào vũ trụ. Vì vậy ông đã rất bảo vệ sự riêng tư và kín tiếng và công việc của mình. Ông cũng thích làm việc một mình vì di chứng của một căn bệnh lao.[11]:13

Nhiều năm sau khi ông qua đời, vào buổi đầu của Thời đại Không gian, ông được công nhận là cha đẻ của ngành chế tạo tên lửa hiện đại cùng với Robert Esnault-Pelterie, Konstantin TsiolkovskyHermann Oberth.[12][13][14] Ông không chỉ nhận ra tiềm năng của tên lửa trong nghiên cứu khí quyển, tên lửa đạn đạodu hành không gian mà còn là người đầu tiên nghiên cứu khoa học, thiết kế và xây dựng các tên lửa cần thiết để thực hiện những ý tưởng này.[15] Goddard Space Flight Center của NASA được đặt theo tên ông để vinh danh Goddard vào năm 1959. Ông cũng được đưa vào International Aerospace Hall of Fame vào năm 1966, và vào International Space Hall of Fame vào năm 1976.[16]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Goddard Biography” (PDF). Jet Propulsion Laboratory..
  2. ^ “Exhibition”. Smithsonian Institution. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2016. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp); |contribution= bị bỏ qua (trợ giúp).
  3. ^ “Rocket Apparatus”. Patents. Google. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2010.
  4. ^ a b “Goddard”. Astronautix.com.
  5. ^ Hunley, JD (tháng 4 năm 1995). “The Enigma of Robert H. Goddard”. Technology and Culture. 36 (2): 327–50. doi:10.2307/3106375. JSTOR 3106375.
  6. ^ Goddard, Robert and editors Esther C. Goddard and G. Edward Pendray (1961). Rocket Development. New York: Prentice-Hall.
  7. ^ “Sea Sky”..
  8. ^ “Archives”. The Smithsonian Institution. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2016. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp); |contribution= bị bỏ qua (trợ giúp).
  9. ^ “Robert H. Goddard: American Rocket Pioneer” (PDF). Facts. NASA: 1–3. ngày 17 tháng 3 năm 2001. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2016.
  10. ^ Caidin, Martin (1957). VANGUARD!. New York: E. P. Dutton & Co. tr. 91.
  11. ^ a b Winter, Frank H. (1990). Rockets into Space. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press. tr. 30. ISBN 0-674-77660-7.
  12. ^ Swenson, Loyd S., Jr; Grimwood, James M; Alexander, Charles C (1989). “Part I, Chapter I”. This New Ocean: A History of Project Mercury . NASA. tr. 13–18. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2009.
  13. ^ Kluger, Jeffrey (ngày 29 tháng 3 năm 1999). “Rocket Scientist Robert Goddard”. Time. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2010. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  14. ^ “Part I: Chemical Propulsion and the Dawn of Rocket Science”. The Past and Future of Rocket Engine Propulsion. Regents of the University of Michigan. 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2007..
  15. ^ Lynn Jenner biên tập (ngày 29 tháng 3 năm 1999). “Dr. Robert H. Goddard: American Rocketry Pioneer”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2009..
  16. ^ Locke, Robert (ngày 6 tháng 10 năm 1976). “Space Pioneers Enshrined”. Las Vegas Optic. Las Vegas, New Mexico. Associated Press. tr. 6 – qua Newspapers.com.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]