Sân bay quốc tế Mangalore

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sân bay quốc tế Mangalore
Nhà ga sân bay Mangalore
Mã IATA
IXE
Mã ICAO
VOML
Thông tin chung
Kiểu sân baycông
Cơ quan quản lýAirports Authority of India
Vị tríMangalore, Ấn Độ
Độ cao337 ft / 103 m
Tọa độ12°57′41″B 074°53′24″Đ / 12,96139°B 74,89°Đ / 12.96139; 74.89000
Đường băng
Hướng Chiều dài Bề mặt
m ft
09/27 1.615 5.300 Asphalt
10/28 2.900 9.515 bê tông

Sân bay quốc tế Mangalore (IATA: IXE, ICAO: VOML) (tên trước đây Sân bay Bajpe) là một sân bay quốc tế ở thành phố ven biển Mangalore, Ấn Độ. Sân bay này được khai trương năm 1951 với tên Bajpe Aerodrome và đương kim thủ tướng lúc đó là Jawaharlal Nehru đã bay chuyến đầu tiên đến đây.[1].

Sân bay này nằm gần Bajpe, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km (12 mi) về phía đông bắc. Các chuyến bay hàng ngày nối Mangalore với Mumbai, Bangalore, Goa, Kochi, KozhikodeChennai. Cho đến năm 2005, đường băng dài 5.200 ft (1.585 m) của sân bay này chỉ có thể phục vụ máy bay Boeing 737 hoặc tương đương. Hiện hãng DeccanIndian Airlines sử dụng máy bay Airbus A320 còn hãng Kingfisher Airlines sử dụng Airbus 319.

Đường băng nằm trên một ngọn đồi và đường cất hạ cánh dẫn từ đỉnh ra rìa ngọn đồi, được gọi là đường băng mặt bàn.[2][3]. Sườn đồi đổ xuống một thung lũng từ độ cao 90 đến 9 m với một khoảng cách ngắn 500 m bên sườn đông của đường băng và khoảng 83 m xuống 25 bên sườn tây của đường băng.[2] Một bất lợi nữa của đường băng này là nó không bằng phẳng, có độ cao từ 90 m đến 83 m từ đông sang tây. Hạ cánh trên một đường băng ngắn thế này được coi là khó khăn.[2]

Ngày 10 tháng 1 năm 2006 một chiếc Airbus 319 của Kingfisher Airlines là máy bay cỡ này hạ cánh xuống sân bay này.[4] Số lượng khách sử dụng sân bay Mangalore đã tăng 10% trong năm qua.[4]

Đường băng thứ 2 dài 2900 m đã được đưa vào sử dụng ngày 10 tháng 5 năm 2006. Đây là sân bay đầu tiên ở Karnataka có hai đường băng[5] và một đường băng làm bằng bê tông.[6]

Các hãng hàng không và các tuyến điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Nội địa[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng cách của sân bay Mangalore với các địa điểm phụ cận[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “The Green Green Fields Of Home”. Manglorean.com. 29 tháng 9 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2008.
  2. ^ a b c “Hi-fliers on a high”. The Hindu. 16 tháng 12 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2008.
  3. ^ “Mangalore airport upgradation plan -- Economic `gains' vs local `interests'. Environment Support Group. 17 tháng 7 năm 1998]]. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  4. ^ a b “Kingfisher Creates History - Airbus A-319 Trial Flight Lands at Bajpe”. DaijiWorld. 13 tháng 1 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2006.
  5. ^ “New runway at Bajpe airport meets all norms”. The Hindu. ngày 21 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2007.[liên kết hỏng]
  6. ^ “Pilot training programme at Bajpe airport from Sunday”. The Hindu. 4 tháng 1 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2008.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]