Supermarine Scimitar

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Scimitar (Đại đao)
Scimitars tại Farnborough 1962
KiểuMáy bay tiêm kích hải quân
Hãng sản xuấtSupermarine
Chuyến bay đầu tiên19 tháng 1-1956
Được giới thiệu1957
Tình trạngNgừng hoạt động
Khách hàng chínhVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Hải quân Hoàng gia
Số lượng sản xuất76

Supermarine Scimitar là một loại máy bay tiêm kích hải quân của Anh, nó được trang bị cho Không quân Hải quân Hoàng gia Anh. Nó phục vụ cho Hải quân Hoàng gia từ năm 1958 tới năm 1969.

Thiết kế và phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Scimitar xuất phát từ một số thiết kế máy bay phản lực hải quân của Supermarine, ban đầu là yêu cầu về một loại máy bay tiêm kích không có bánh đáp có thể hạ cánh trên sàn tàu cao su mềm,[1] nó sẽ cho phép máy bay tiêm kích nhẹ hơn và có cấu trúc đơn giản hơn.[2] Thiết kế của Supermarine nhằm đáp ứng yêu cầu đó có là loại Type 505. Nó có cánh thẳng, nhỏ và có đuôi chữ V cách xa họng xả của động cơ, lắp 2 động cơ tuabin Rolls-Royce Avon. Năm 1948, hải quân có yêu cầu thứ hai về loại tiêm kích không có bánh đáp, Supermarine đã làm lại thiết kế của mình có bánh đáp và có tên gọi là Type 508.[3] Vickers-Supermarine Type 508 là kiểu sơ khai của Scimitar, có cùng cách bố trí thiết bị như Type 505, nó có thiết kế cánh mới.[4][5] Một đơn đặt hàng sản xuất 3 chiếc Type 508 đã được ký vào tháng 11/1947 theo Chỉ tiêu kỹ thuật N.9/47.[5]

Type 508 bay lần đầu từ sân bay Boscombe Down vào ngày 31/8/1951, các thử nghiệm trên tàu sân bay HMS Eagle diễn ra vào tháng 5/1952.[6] Chiếc máy bay thứ hai có sự khác biệt đáng kể, nó được trang bị pháo, và được định danh là Type 529, bay lần đầu ngày 29/8/1952.[5] Một thay đổi đặc biệt là đuôi lớn hơn để có thể đặt radar cảnh báo ở đuôi.[7] Tốc độ tối đa của loại cánh thẳng Type 508 và 529 tương đối khiêm tốn, Type 529 đạt 607 mph (977 km/h), và do đó người ta quyết định thiết kế lại mẫu thử thứ ba, nó sẽ có cánh xuôi sau để tăng hiệu năng. Mẫu thử thứ ba có tên gọi Type 525 bay lần đầu ngày 27/4/1954.[8] Sau đó Typre 525 bị rơi nhưng thiết kế cơ bản đã chứng minh máy bay có thể tăng được hiệu năng, nên Type 544 được chế tạo theo yêu cầu của chỉ tiêu kỹ thuật N113. 100 chiếc đã được hải quân đặt chế tạo, dù họ đã thay đổi chỉ tiêu thành loại máy bay tấn công độ cao thấp có khả năng mang vũ khí hạt nhân hơn là một máy bay tiêm kích chuyên nhiệm.

Type 544 được dùng làm mẫu thử cho mẫu tiền sản xuất, nó bay ngày 19/1/1956. Kể từ chiếc Type 544 thiết kế đã phát triển nhiều hơn kết hợp các thay đổi khí động học khác nhau và khung thân mạnh hơn. Sau đó Type 544 được coi là "tiêu chuẩn sản xuất". Chiếc Scimitar thành phẩm đầu tiên bay ngày 11/1/1957.[9]

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Một chiếc Scimitar thuộc Phi đoàn không quân hải quân 803 xuất phát từ tàu HMS Hermes bay cùng với máy bay của Hải quân Hoa Kỳ trên bầu trời Địa Trung Hải.

Vào thời điểm Scimitar được giới thiệu, hải quân hoàng gia chỉ có vài tàu sân bay lớn, hầu hết là tàu sân bay cỡ nhỏ và vừa trong khi Scimitar là một máy bay tương đối khỏe và lớn. Tai nạn hạ cánh thường xảy ra, một vụ tai nạn như vậy đã làm thiệt mạng John Russell, sĩ quan chỉ huy của Phi đoàn không quân hải quân 803, đơn vị đầu tiên sử dụng Scimitar. Máy bay của Russell sau khi hạ cánh trên tàu HMS Victorious, một dây hãm bị đứt, và máy bay rơi xuống biển. Bất chấp các nỗ lực cứu hộ, chiếc Scimitar cùng Russell bị chìm và Russell đã chết đuối.[10] Nói chung Scimitar có tỉ lệ tổn thất cao; 39 chiếc bị mất trong một số vụ tai nạn, lên tới 51% tổng số Scimitar được chế tạo.[11]

Mặc dù Scimitar có thể được trang bị như máy bay tiêm kích nhưng nhiệm vụ đánh chặn lại do de Havilland Sea Vixen đảm nhận, nhiệm vụ cường kích do Blackburn Buccaneer thực hiện. Nên Scimitar được giữ lại làm nhiệm vụ máy bay tiếp dầu cho Buccaneer.

Biến thể[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền nhiệm[sửa | sửa mã nguồn]

Type 508 (Kiểu 508)
Máy bay nghiên cứu cánh thẳng.
Type 529 (Kiểu 529)
Máy bay nghiên cứu cánh thẳng.
Type 525 (Kiểu 525)
Máy bay nghiên cứu cánh xuôi sau.

Mẫu thử[sửa | sửa mã nguồn]

Type 544
Mẫu thử cho Scimitar F.1, 3 chiếc do Phòng thử nghiệm của Vickers-Armstrong chế tạo tại Hursley Park

Mẫu sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Scimitar F.1
Máy bya tiêm kích đa năng một chỗ, 76 chiếc do Vickers-Armstrong chế tạo tại South Marston. Ban đầu đặt mua 100 chiếc sau đó giảm xuống còn 76 chiếc.

Quốc gia sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

 Anh

Nhưng chiếc còn sót lại[sửa | sửa mã nguồn]

Tính năng kỹ chiến thuật (Scimitar F.1)[sửa | sửa mã nguồn]

Dữ liệu lấy từ "Supermarine Aircraft since 1914"[12]

Đặc điểm riêng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tổ lái: 1
  • Chiều dài: 55 ft 3 in (16,84 m)
  • Sải cánh: 37 ft 2 in (11,33 m)
  • Chiều cao: 17 ft 4 in (5,28 m)
  • Diện tích cánh: 485 ft² (45,06 m²)
  • Trọng lượng rỗng: 23.962 lb (10.869 kg)
  • Trọng lượng có tải: 34.200 lb (15.513 kg)
  • Động cơ: 2 động cơ tuabin Rolls-Royce Avon 202, lực đẩy 11.250 lbf (50,1 kN)[13] mỗi chiếc

Hiệu suất bay[sửa | sửa mã nguồn]

Vũ khí[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú
  1. ^ "Scimitar History." thunder-and-lightnings.co, ngày 5 tháng 4 năm 2009. Truy cập: ngày 23 tháng 3 năm 2010.
  2. ^ Andrews and Morgan 1987, các trang 297–298.
  3. ^ Mason 1992, p.375.
  4. ^ Andrews and Morgan 1987, p.298.
  5. ^ a b c Buttler 2001, các trang 158–159.
  6. ^ Mason 1992, p. 376.
  7. ^ Buttler 2008, p. 56.
  8. ^ Buttler 2001, các trang 159–160.
  9. ^ Buttler 2008, các trang 62–63.
  10. ^ Flight & Aircraft Engineer (Flight International) 2593, October 1958, pp
  11. ^ Thunder-and-lightnings: Supermarine Scimitar
  12. ^ Andrews and Morgan 1987, p. 306.
  13. ^ Thetford 1978, p. 339.
Tài liệu
  • Andrews, C.F. and E.B. Morgan. Supermarine Aircraft since 1914. London: Putnam, 1987. ISBN 0-85177-800-3.
  • Birtles, Philip. Supermarine Attacker, Swift and Scimitar (Postwar Military Aircraft 7). London: Ian Allan, 1992. ISBN 0-7110-2034-5.
  • Buttler, Tony. "Database: Supermarine Scimitar". Aeroplane. Volume 36, No. 12, Issue No. 428, December 2008.
  • Buttler, Tony. "Type Analysis: Supermarine Scimitar". International Air Power Review. Norwalk, Connecticut, USA:AIRtime Publishing. Volume Two, Autumn/Fall 2001. ISBN 1-880588-34-X, ISSN 1473-9917. các trang 158–173.
  • Gibbings, David and J.A. Gorman. Scimitar. RNAS Yeovilton, Somerset, UK: Society of Friends of the Fleet Air Arm Museum, 1988. ISBN 0-948251-39-5.
  • Mason, Francis K. The British Fighter since 1912. Annapolis, Maryland, USA:Naval Institute Press, 1992. ISBN 1-55750-082-7.
  • Morgan, Eric and John Stevens. The Scimitar File. Tonbridge, Kent, UK: Air Britain (Historians) Ltd., 2002. ISBN 0-7110-2034-5.
  • Thetford, Owen. British Naval Aircraft since 1912. London: Putnam, 1978. ISBN 0-370-30021-1.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]