TOI-700 e

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
TOI-700 e
Ảnh minh họa của TOI-700 e. Đốm xanh góc trái là TOI-700 d.
Khám phá
Khám phá bởiTESS
Ngày phát hiện2023
Kĩ thuật quan sát
Quá cảnh
Đặc trưng quỹ đạo
0,134 ± 0,0022 AU
Độ lệch tâm0,06
27,8 d
SaoTOI-700
Đặc trưng vật lý
Bán kính trung bình
0,953 R🜨
Khối lượng0,818 M🜨

TOI-700 engoại hành tinh nằm thứ hai từ ngoài vào của TOI-700, một ngôi sao lùn đỏ trong chòm sao Kiếm Ngư, cách Trái Đất 101,4 năm ánh sáng.

Sao chủ[sửa | sửa mã nguồn]

TOI-700 là một ngôi sao lùn đỏ thuộc loại M, có khối lượng và bán kính bằng 40%, nhiệt độ xấp xỉ 50% Mặt Trời.[1] Ngôi sao này có độ sáng thấp và mức hoạt động yếu. Trong 11 sector do TESS quan sát, nó không hề biểu thị một lóe ánh sáng trắng nào. Tốc độ quay thấp cũng là một chỉ dấu cho mức hoạt động yếu của ngôi sao này.[2]

Quỹ đạo[sửa | sửa mã nguồn]

TOI-700 e quay quanh sao chủ trong 27,8 ngày, tương đồng với quỹ đạo dài 27,3 ngày Trái Đất của Mặt Trăng. Bán kính quỹ đạo của hành tinh vào khoảng 0,134 AU (hay 20 triệu km), nhỏ hơn một nửa so với quỹ đạo quay quanh Mặt Trời của Sao Thủy. Hành tinh này nhận vào khoảng 130% lượng ánh sáng từ sao chủ so với Trái Đất.[3] TOI-700 e gần với cộng hưởng quỹ đạo 4:7 với TOI-700 c và 4:3 với TOI-700 d.[4]

Phát hiện[sửa | sửa mã nguồn]

So sánh kích thước
Trái Đất TOI-700 e
Trái Đất TOI-700 e

Tháng 11 năm 2021, hành tinh thứ tư trong hệ TOI-700, có kích cỡ tương tự Trái Đất và nhận xấp xỉ 130% lượng ánh sáng từ sao chủ so với Địa Cầu, đã được tìm thấy ở rìa bên trong của vùng ở được xung quanh ngôi sao.[5][3] Tháng 1 năm 2023, sự tồn tại của hành tinh, được định danh là TOI-700 e, đã được xác nhận.[6]

Được phát hiện bởi Kính viễn vọng không gian TESS vào năm 2023, TOI-700 e là ngoại hành tinh đất đá được NASA tuyên bố là hành tinh "kiểu Trái Đất", với bán kính bằng 95% so với Địa Cầu. Nó có khối lượng bằng 0,818 lần Trái Đất và mất 27,8 ngày để hoàn thành một vòng quanh sao chủ.[5] TOI-700 e nằm trong vùng ở được của ngôi sao loại M TOI-700, do đó những nhà khoa học tại NASA tin rằng nước lỏng có khả năng tồn tại trên bề mặt của hành tinh này. Sở hữu kích thước 10% nhỏ hơn so với hàng xóm của nó là TOI-700 d, cả hai đều nằm trong vùng ở được của sao chủ, tuy nhiên, TESS vẫn cần một năm nữa để thu thập thêm dữ liệu về các ngoại hành tinh này.[7] Là một trong số ít những hành tinh nằm trong vùng ở được đã được biết đến, việc tiếp tục nghiên cứu và thu thập dữ liệu về hệ TOI-700 đóng vai trò quan trọng đối với sự hiểu biết về các hành tinh kiểu Trái Đất.[8]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Wall, Mike (6 tháng 1 năm 2020). “NASA's TESS Planet Hunter Finds Its 1st Earth-Size World in 'Habitable Zone'. Space.com. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  2. ^ Gilbert, Emily A.; Barclay, Thomas; Schlieder, Joshua E.; Quintana, Elisa V.; Hord, Benjamin J.; Kostov, Veselin B.; Lopez, Eric D.; Rowe, Jason F.; Hoffman, Kelsey; Walkowicz, Lucianne M.; Silverstein, Michele L. (3 tháng 1 năm 2020). “The First Habitable Zone Earth-sized Planet from TESS. I: Validation of the TOI-700 System”. The Astronomical Journal. 160 (3): 116. arXiv:2001.00952. Bibcode:2020AJ....160..116G. doi:10.3847/1538-3881/aba4b2. S2CID 209862554.
  3. ^ a b “ExoFOP TIC 150428135”. exofop.ipac.caltech.edu. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ Siegel, Ethan (11 tháng 1 năm 2023). “Meet TOI-700's exoplanets: Our best bet for alien life”. Big Think (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2023.
  5. ^ a b Kazmierczak, Jeanette (9 tháng 1 năm 2023). “NASA's TESS Discovers Planetary System's Second Earth-Size World”. NASA. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2023.
  6. ^ “Second Earth-sized World Found in System's Habitable Zone”. exoplanets.nasa.gov. NASA. 10 tháng 1 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2023.
  7. ^ Kazmierczak, Jeanette (9 tháng 1 năm 2023). “NASA's TESS Discovers Planetary System's Second Earth-Size World”. NASA. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2023.
  8. ^ Haghighipour, Nader (2015), “Kepler 186f: First Earth-Sized Planet in Habitable Zone”, trong Gargaud, Muriel; Irvine, William M.; Amils, Ricardo; Cleaves, Henderson James (biên tập), Encyclopedia of Astrobiology (bằng tiếng Anh), Berlin, Heidelberg: Springer Berlin Heidelberg, tr. 1325–1326, Bibcode:2015enas.book.1530H, doi:10.1007/978-3-662-44185-5_5294, ISBN 978-3-662-44184-8, lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2023, truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2023