Takao (lớp tàu tuần dương)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu tuần dương hạng nặng Takao
Khái quát lớp tàu
Xưởng đóng tàu
Bên khai thác Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Lớp trước Myōkō
Lớp sau Mogami
Thời gian đóng tàu 1927 - 1932
Hoàn thành 4
Bị mất 4
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu Tàu tuần dương hạng nặng
Trọng tải choán nước 9.850 tấn (tiêu chuẩn); 15.490 tấn (đầy tải)
Chiều dài 203,76 m (668 ft 6 in)
Sườn ngang 20,73 m (68 ft)
Mớn nước 6,32 m (20 ft 8 in)
Động cơ đẩy
  • 4 × Turbine hộp số
  • 12 × nồi hơi Kampon
  • 4 × trục
  • công suất 132.000 mã lực (98,4 MW)
Tốc độ 66 km/h (35,5 knot)
Tầm xa
  • 15.700 km ở tốc độ 26 km/h
  • (8.500 hải lý ở tốc độ 14 knot)
Thủy thủ đoàn 773
Vũ khí
  • 10 × pháo 203 mm (8 inch)/50 calibre (5×2)
  • 4 × pháo 120 mm (4,7 inch) (4×1)
  • 8 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch)
  • 2 × súng phòng không 40 mm (2×1)
Bọc giáp
  • đai giáp 37 đến 127 mm (1,5 - 5 inch)
  • sàn tàu 40 mm (1,5 inch)
  • vách ngăn 75 - 100 mm (3 - 4 inch)
  • tháp súng 25 mm (1 inch)
Máy bay mang theo 3 × thủy phi cơ (1 × Aichi E13A1 "Jake", 2 × F1M2 "Pete")
Hệ thống phóng máy bay 2 × máy phóng

Lớp tàu tuần dương Takao (tiếng Nhật: 高雄型巡洋艦, Takao-gata junyōkan) là một lớp bao gồm bốn tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản được hạ thủy trong những năm 19301931. Chúng được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Thế giới thứ hai trong nhiều chiến dịch khác nhau, và tất cả hầu như bị đánh chìm hoặc vô hiệu hóa sau trận chiến vịnh Leyte.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Bản vẽ của Cơ quan Tình báo Hải quân Mỹ về chiếc TakaoAtago

Thiết kế của chúng là sự tiến hóa từ lớp tàu tuần dương hạng nặng Myōkō trước đó, với trang bị ngư lôi mạnh hơn và một tháp chỉ huy lớn hơn, khiến chúng trông giống một thiết giáp hạm hơn là một tàu tuần dương.

Dàn pháo chính của chúng bao gồm mười khẩu 203 mm (8 inch) được bố trí trên 5 tháp pháo 2 nòng cùng mười sáu ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch), nhiều hơn so với những chiếc thuộc lớp Myōkō hay Mogami), vốn chỉ được trang bị 12 ống phóng ngư lôi cùng loại. Điều này khiến cho những chiếc tàu tuần dương lớp Takao trở thành một những tàu tuần dương được vũ trang mạnh nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Khiếm khuyết của chúng là tháp chỉ huy có kích thước lớn nên khiến mũi tàu hay bị chúc xuống và tháp pháo số 3 có góc bắn khá kém. Hai vấn đề này được khắc phục trong thiết kế của lớp tiếp theo, lớp Mogami.

Những chiếc trong lớp[sửa | sửa mã nguồn]

Tàu Đặt lườn Hạ thủy Hoạt động Số phận
Takao (高雄) 28 tháng 4 năm 1927 12 tháng 5 năm 1930 31 tháng 5 năm 1932 Bị đánh chìm tháng 8 năm 1945
Atago (愛宕) 28 tháng 4 năm 1927 16 tháng 6 năm 1930 30 tháng 3 năm 1932 Bị đánh chìm 23 tháng 10 năm 1944 bởi tàu ngầm USS Darter
Maya (摩耶) 4 tháng 12 năm 1928 8 tháng 11 năm 1930 30 tháng 6 năm 1932 Bị đánh chìm 23 tháng 10 năm 1944 bởi tàu ngầm USS Dace
Chōkai (鳥海) 5 tháng 4 năm 1931 30 tháng 6 năm 1932 1932 Bị đánh đắm 25 tháng 10 năm 1944 bởi tàu khu trục Fujinami

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Sách[sửa | sửa mã nguồn]

  • D'Albas, Andrieu (1965). Death of a Navy: Japanese Naval Action in World War II. Devin-Adair Pub. ISBN 0-8159-5302-X.
  • Dull, Paul S. (1978). A Battle History of the Imperial Japanese Navy, 1941-1945. Naval Institute Press. ISBN 0-87021-097-1.
  • Lacroix, Eric (1997). Japanese Cruisers of the Pacific War. Linton Wells. Naval Institute Press. ISBN 0-87021-311-3.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]