Thành viên:Hoalehuy/Cuộc khởi nghĩa Ionia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khởi nghĩa Ionia
Một phần của Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư

Vị trí và các sự kiện chính của cuộc khởi nghĩa Ionian.
Thời gian499–493 TCN
Địa điểm
Kết quả Ba Tư chiến thắng
Tham chiến
 Đế quốc Ba Tư
Chỉ huy và lãnh đạo

Cuộc khởi nghĩa Ionia, và các cuộc nổi dậy khác ở Aeolis, Doris, SípCaria là các cuộc nổi dậy quân sự của các vùng của người Hy Lạp ở Tiểu Á chống lại sự đô hộ của Ba Tư, kéo dài từ năm 499 TCN đến năm 493 TCN. Nguyên nhân của cuộc nổi dậy là sự bất mãn của các người Hy Lạp với các bạo chúa do Ba Tư gửi đến để cai trị, cùng với hành động của HistiaeusAristagoras. Thành phố Ionia đã bị Ba Tư xâm chiếm vào khoảng năm 540 TCN, và sau đó được cai trị bởi các bạo chúa bản địa, được cử bởi phó vương Ba Tư ở Sardis. Vào năm 499 TCN, bạo chúa của Miletus là Aristagoras, đã phát động một cuộc xâm lược với phó vương Ba Tư Artaphernes để chinh phục Naxos nhằm củng cố vị thế của ông ta. Cuộc xâm lược thất bại, và sợ rằng mình sẽ bị phế truất, Aristagoras đã kích động toàn bộ Ionia nổi dậy chống lại Darius Đại đế.

Vào năm 498 TCN, được hỗ trợ quân đội từ AthenaEretria, người Ionia đã chiếm được và đốt cháy Sardis. Tuy nhiên, trên đường trở về Ionia, họ bị quân Ba Tư phục kích và đánh bại trong Trận Ephesus. Đây là cuộc tấn công duy nhất của người Ionia, rồi sau đó đã chuyển sang thế phòng thủ. Người Ba Tư đã đáp trả vào năm 497 TCN bằng một cuộc tấn công ba mũi nhằm chiếm lại các vùng đất còn lại, nhưng cuộc khởi nghĩa đã lan đến Caria, có nghĩa là đội quân lớn nhất dưới sự chỉ huy của Daurises đã chuyển đến đó. Trong khi ban đầu thành công ở Caria, đội quân này đã bị tiêu diệt trong một cuộc phục kích trong Trận Pedasus. Trận chiến này đã bắt đầu giai đoạn cầm cự của hai phe.

Năm 494 TCN, lục quân và hải quân Ba Tư đã tập hợp lại và tiến thẳng đến sào huyệt của cuộc nổi dậy tại Miletus. Hạm đội Ionia tìm cách bảo vệ Miletus bằng đường biển nhưng bị đánh bại trong Trận Lade. Miletus sau đó bị bao vây rồi thất thủ. Thất bại kép này đã đánh dấu chấm hết cho cuộc khởi nghĩa, và kết quả là người Carians đầu hàng người Ba Tư. Vào năm 493 TCN, người Ba Tư chỉ việc lấy lại các thành phố dọc theo bờ biển phía tây vẫn còn lại một cách dễ dàng.

Cuộc nổi dậy Ionia là cuộc xung đột lớn đầu tiên giữa Hy Lạp và Đế quốc Ba Tư, và là phần đầu tiên của Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư. Mặc dù Tiểu Á vẫn thuộc đế chế Ba Tư, Darius thề sẽ trừng phạt Athena và Eretria vì đã ủng hộ cuộc khởi nghĩa. Hơn nữa, ông nhận thấy rằng các thành bang Hy Lạp là mối đe dọa đối với đế quốc Ba Tư. Năm 492 TCN, cuộc xâm lược đầu tiên vào Hy Lạp của Ba Tư nổ ra như một hệ quả trực tiếp của cuộc khởi nghĩa Ionia.

Sử liệu[sửa | sửa mã nguồn]

Sử gia Hy Lạp Herodotus, người được gọi "Ông tổ Sử học"[1] là tác giả của sử liệu chính cho việc nghiên cứu cuộc chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư. Ông sinh năm 484 TCN tại Halicarnassus, Tiểu Á. Ông viết tác phẩm Lịch sử (Tiếng Hy Lạp latinh hóa: Historia) vào khoảng năm 440-430 TCN, với nỗ lực truy nguyên nguồn gốc cuộc Chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư, vào thời điểm đó vẫn là một sự kiện lịch sử đương đại (cuộc chiến kết thúc hoàn toàn vào năm 450 TCN).[2] Cách tiếp cận của Herodotus trong tác phẩm này hoàn toàn mới mẻ, và ít nhất xã hội phương Tây đã xem ông như người tạo ra "sử học".[2] Holland nói: "Lần đầu tiên một sử gia tự mình truy nguyên nguồn gốc của một cuộc xung đột không quá xa về mặt thời gian, nên nguồn gốc ấy không mang tính chất huyền thoại, hay ý chí hoặc ý tưởng thần linh hay định mệnh con người mà là sự giải thích mang tính cá nhân của sử gia đó."[2]

Nhiều sử gia cổ đại về sau, mặc dù nối tiếp việc nghiên cứu của Herodotus nhưng lại chỉ trích ông, người đầu tiên là Thucydides.[3][4] Tuy nhiên, Thucydides lại chọn viết tiếp từ sự kiện mà Herodotus kết thúc (tại Cuộc vây hãm Sestos) và điều này cho thấy tài liệu lịch sử của Herodotus đủ chính xác để không cần viết lại hoặc sửa chữa.[4] Trong khi đó, Plutarch chỉ trích Herodotus trong bài luận của mình "Gian ý của Herodotus" là một người "Philobarbaros" (thích bọn rợ) vì đã không ủng hộ đủ cho Hy Lạp nhưng điều này cũng cho thấy Herodotus có thể là một sử gia công bằng.[5] Những quan điểm tiêu cực về Herodotus kéo dài đện tận thời kỳ Phục Hưng mặc dù vậy tác phẩm của ông vẫn được đọc nhiều.[1] Phải đến thế kỷ XIX danh tiếng của ông mới được phục hồi đáng kể bằng các phát hiện khảo cổ học chứng minh những gì ông đã thuật lại.[6] Quan điểm hiện đại nhìn nhận Herodotus đã có một công trình nghiên cứu đáng chú ý trong tác phẩm Historia của mình, mặc dù một số thông tin chi tiết (đặc biệt là quân số và ngày tháng) nên được xem xét với thái độ hoài nghi.[6] Vẫn có nhiều sử gia tin rằng Herodotus đã đưa nhiều chi tiết hư cấu trong những câu chuyện của mình.[7]

Sử gia Diodorus Siculus, trong tác phẩm Bibliotheca Historica viết vào thế kỷ I TCN, cũng cung cấp nhiều thông tin về cuộc Chiến tranh Ba Tư – Hy Lạp, tham khảo một phần từ sử gia Hy Lạp Ephorus. Các thông tin ở đây có nhiều tương đồng với tác phẩm của Herodotus.[8] Cuộc chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư cũng được mô tả chi tiết hơn bởi một số nhà sử học xưa bao gồm Plutarch, Ctesias và được ám chỉ bởi các tác giả khác, chẳng hạn như nhà viết kịch Aeschylus. Nhiều bằng chứng khảo cổ, chẳng hạn như các cột Serpent cũng đã xác nhận nhiều chi tiết cụ thể mà Herodotus đã từng đưa ra trong các tác phẩm của mình.[9]

Hoàn cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thế kỷ 12 TCN, nền văn minh Mycenaean sụp đổ. Trong thời kỳ đen tối sau đó, nhiều người Hy Lạp đã di cư đến Tiểu Á và định cư ở đó. Những người này thuộc ba bộ lạc: người Aeolians, người Dorian và người Ionia.[10] Người Ionia đã định cư dọc theo bờ biển Lydia và Caria, thành lập 12 thành phố của Ionia.[10] Những thành phố này (một phần của Liên minh Ionia) là Miletus, MyusPriene ở Caria; Ephesus, Colophon, Lebedos, Teos, Clazomenae, PhocaeaErythrae ở Lydia; và các đảo SamosChios.[11] Mặc dù các thành phố này độc lập với nhau, nhưng họ có nền văn hóa chung, có một ngôi đền và nơi tụ họp, Panionion. Do đó, họ đã thành lập một "liên minh văn hóa", mà họ sẽ không thừa nhận bất kỳ thành phố nào khác, hoặc thậm chí cả những người Ionia bộ lạc khác.[12][13] Các thành phố của Ionia vẫn độc lập cho đến khi bị chinh phục bởi Croesus vào khoảng năm 560TCN.[14] Các thành phố Ionia sau đó vẫn nằm dưới sự cai trị của Lydia cho đến khi bị chinh phục bởi Đế chế Achaemenid non trẻ của Cyrus Đại đế.[15]

Trong lúc xâm lược Lydia, Cyrus đã gửi bức thư tới người Ionia yêu cầu họ nổi dậy chống lại sự cai trị của Lydia, nhưng người Ionia từ chối.[15] Sau khi Cyrus chinh phục Lydia xong, các thành phố Ionia đề nghị ông giữ nguyên luật lệ như thời Croesus.[15] Cyrus từ chối vì người Ionia không sẵn lòng giúp đỡ ông trước đây. Do đó, người Ionia đã kháng cự và Cyrus đã cử tướng Harpagus đi bình định Ionia.[16] Ông tấn công Phocaea đầu tiên; người Phocaeans chấp nhận từ bỏ và lên đường lưu vong ở Sicily, thay vì trở thành thần dân Ba Tư (mặc dù nhiều người sau đó đã quay trở lại).[17] Một số người Teian cũng chọn đi lưu vong khi Harpagus tấn công Teos, nhưng người Ionia vẫn ở lại và lần lượt bị chinh phục.[18]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b David Pipes. “Herodotus: Father of History, Father of Lies”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2008.
  2. ^ a b c Holland 2006, tr. xvixvii
  3. ^ Thucydides, History of the Peloponnesian War, e.g. I, 22
  4. ^ a b Finley 1972, tr. 15
  5. ^ Holland 2006, tr. xxiv
  6. ^ a b Holland 2006, tr. 377
  7. ^ Fehling 1989, tr. 1–277
  8. ^ Diodorus Siculus, Bibliotheca Historica, XI, 28–34
  9. ^ Note to Herodotus IX, 81
  10. ^ a b Herodotus I, 142–151
  11. ^ Herodotus I, 142
  12. ^ Herodotus I, 143
  13. ^ Herodotus I, 148
  14. ^ Herodotus I, 26
  15. ^ a b c Herodotus I, 141
  16. ^ Herodotus I, 163
  17. ^ Herodotus I, 164
  18. ^ Herodotus I, 169