Thành viên:TUIBAJAVE/Viện nghiên cứu cộng đồng Wikipedia tiếng Việt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Viện nghiên cứu cộng đồng Wikipedia tiếng Việt thành lập vào ngày 25 tháng 12 năm 2022. Hiện nay viện vẫn là một cơ sở không chính thức trên dự án, và hiện chỉ tồn tại trên không gian thành viên. Viện là viện mở, cho phép mọi thành viên chỉnh sửa, ngoại trừ Trung tâm nghiên cứu xung đột (cơ sở 2). Đến ngày 26 tháng 1 năm 2024, viện quyết định đóng cửa 3/5 trung tâm, không còn là viện mở hoàn toàn nữa, cũng như không muốn thành viên khác dính vào có thể gây rắc rối cho họ.

Về mục tiêu của viện là nghiên cứu các vấn đề nội bộ của Wikipedia tiếng Việt, thuộc quan hệ cộng đồng 900.000 tài khoản trên dự án bách khoa thư này. Về mục đích của viện là nghiên cứu nhiều thứ có khả năng phục vụ phát triển cá nhân. Các chủ đề đa dạng trong quan hệ cộng đồng cung cấp nguồn tài nguyên vô giá trong việc nhìn nhận, đánh giá nhân vật và sự kiện, thúc đẩy tư duy, hoàn bị năng lực tranh luận, khả năng thuyết phục trong ăn nói, xem xét các phương pháp và cách thức của một chủ thể, đề ra và thực thi phương pháp và cách thức của chính mình, nhận thức vấn đề bất kỳ, hiểu nguyên nhân, sáng tạo giải pháp. Góp phần hiểu vấn đề phá hoại, hữu ích cho bảo trì viên. Hiểu xung đột các thành viên để điều hòa, gỡ rối.

Hệ thống[sửa | sửa mã nguồn]

Đến nay viện gồm 5 trung tâm:

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện đang có lệnh cấm mang bánh tráng vào viện.[1]

Hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tâm nghiên cứu xung đột thành lập vào ngày 23 tháng 9 năm 2022,[2] Trung tâm nghiên cứu phá hoại thành lập vào ngày 12 tháng 11 năm 2022,[3] Trung tâm nghiên cứu lịch sử quan hệ cộng đồng Wikipedia thành lập vào ngày 18 tháng 12 năm 2022.[4] Đến ngày 25 tháng 12, Viện chính thức thành lập.[5]

Bài viết đầu tiên là về cuộc chiến giữa Alphama và Kill-Vearn với mục đích như nhật ký cá nhân, về sau được thúc đẩy bởi các bài viết Khủng hoảng NhacNy2412, rồi ý tưởng trung tâm nghiên cứu hình thành. Từ khi các trung tâm được thành lập, các danh sách bài được tạo ra, tiến hành viết và hoàn thành. Việc hoàn thành thường gián đoạn, Nguyentrongphu gợi ý mỗi tuần một bài, trong một năm sẽ phủ full. Tuy nhiên khó lòng cam kết về điều này, do đó các trung tâm được mở sẵn để cho mọi thành viên có thể tham gia. Trung tâm nghiên cứu xung đột đã chịu nhiều chỉ trích, sự vụ đầu tiên xảy ra vào ngày 31 tháng 8 năm 2021, khi thành viên Caruri tố cáo bài viết Chiến tranh Alphama – Kill-Vearn, bài viết đầu tiên của trung tâm ra TNCBQV khiến bài viết này bị xóa.[6]

Ngày 7 tháng 5 năm 2023, Trung tâm nghiên cứu xung đột (cơ sở 2) được mở.[7] Ngày 7 tháng 7 năm 2023, trung tâm thứ 5 Trung tâm nghiên cứu phát triển được mở.[8]

Biến động[sửa | sửa mã nguồn]

Alphama, Đại Việt quốc và TuanUt là những thành viên phản đối trung tâm, đặc biệt Đại Việt quốc đã phản ứng mãnh liệt thành một cuộc chiến tranh. Ngày 5 tháng 3 năm 2023, Đại Việt quốc tạo đề mục Các trung tâm nghiên cứu xung đột của Khả Vân Đại Hãn để tố cáo lần đầu tiên trên trang TNCBQV. Quan điểm của Đại Việt quốc là tấn công cá nhân, vi phạm quy định.[9] Lacessori vào ngày 2 tháng 4 cũng ủng hộ quan điểm của Đại Việt quốc.[10] Trước áp lực nặng nề và để giảm nhiệt xung đột, TUIBAJAVE (lúc đó là Khả Vân) đã yêu cầu Nguyentrongphu xóa 9 trang liên quan Đại Việt quốc như hành động nhượng bộ.[11] Trong một thảo luận giữa hai, chính Khả Vân cũng phải thừa nhận: "...sự tồn tại của trung tâm cần thương lượng. Ko một bqv, dpv nào có thể công nhận về một điều gì vượt quá hệ thống quy định, kể cả khi hệ thống đó khiếm khuyết. Lạn lách vấn đề chỉ kéo dài chứ ko đảm bảo cho nó tồn tại. Tôi đang nghĩ cách cho trung tâm..."[12] Vào ngày 20 tháng 4 năm 2023, TuanUt tố cáo các yếu tố được gọi là 'vi phạm văn minh' trong một bài viết thuộc Trung tâm nghiên cứu phá hoại, góp phần khiến TUIBAJAVE nhận án cấm 1 tuần.[13]

Ngày 7 tháng 5 năm 2023, Trung tâm nghiên cứu xung đột (cơ sở 2) được mở.[7] Sự thành lập của cơ sở này là để đáp ứng nhu cầu nói tránh các thành viên trước sức ép họ không thích viết bài trực tiếp về họ và dùng tên của họ. Đến giữa tháng 6 năm 2023, các thành viên này về cơ bản đã bị ngủm củ tỏi khỏi Wikipedia, người thì bị cấm vô hạn, người thì bị cấm toàn cầu, có người thì bay chức bảo quản viên. Ngày 17 tháng 6 năm 2023, TUIBAJAVE đang xem xét việc tước quyền phản đối của họ và quay lại viết bài dùng tên thật mà không cần nói giảm nói tránh gì hết. Tuy nhiên, sau đó cơ sở 2 vẫn được duy trì và việc xem xét này bị hủy bỏ.

Các nỗ lực tiêu diệt Trung tâm nghiên cứu xung đột nói riêng và Viện nghiên cứu nói chung đã góp phần vào kết cục án cấm toàn cầu Global lock của TuanUt và Đại Việt quốc, đặc biệt là Đại Việt quốc. Thành viên còn lại Alphama đã thất bại trong việc tiêu diệt di sản mà TUIBAJAVE đã tạo ra. Vào ngày 10 tháng 1 năm 2024, Alphama cũng tạo ra các nội dung tương tự. Và điều này cũng tương tự như tài liệu Lời nguyền Wikipedia mà trong một thời gian dài thành viên này viết lách về người khác. Việc noi theo Trung tâm của TUIBAJAVE đã thể hiện sự ưu thắng vĩ đại của hệ tư tưởng TUIBAJAVE. Điều này, thể hiện sự đồng hóa tư tưởng mà TUIBAJAVE đã phổ quát mà một cựu bảo quản viên đã học hỏi được. Và điều này, cũng thúc đẩy uy tín và hợp pháp hóa di sản Trung tâm nghiên cứu.

Phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích thô[sửa | sửa mã nguồn]

Nhằm thúc đẩy nhanh chóng hoàn thành các công việc, kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2023 việc viết bài và đặt chú thích thông qua đặt chú thích thô. Tức là không đặt chú thích dẫn link trực tiếp nữa. Chú thích chỉ trích xuất trang và thời gian để định vị vị trí của nó. Việc dẫn link trực tiếp để sau cũng được và có lẽ cũng không quá nhiều sai sót. Các bài như thế sẽ được ghi chú dưới cuối bài: "bài viết này đặt chú thích thô" để đánh dấu.

Chuyển đổi và xuất khẩu[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, Viện đang trên lộ trình tạo ra các bài viết tiêu chuẩn, đủ điều kiện chuyển đổi ra không gian cộng đồng, thay vì không gian thành viên như hiện nay. Tuy nhiên, đến tháng 1 năm 2024, việc chuyển đổi bị hủy bỏ, thay vào đó là quá trình xuất khẩu các bài viết ra Blog đảm bảo việc bảo tồn.

Quần thể di sản cộng đồng[sửa | sửa mã nguồn]

TUIBAJAVE đã công nhận Viện là 'Quần thể di sản cá nhân'. Và thời gian tới sẽ sớm nộp đề xuất lên hội đồng các bảo quản viên để thông qua công nhận Viện nghiên cứu là di sản của Wikipedia tiếng Việt.

De-writing[sửa | sửa mã nguồn]

De-writing là một chương trình chỉnh sửa bổ sung dự định thực hiện vào năm 2024. Một tài khoản mới sẽ dùng vào việc chỉnh sửa bổ sung quan điểm trên cơ sở chủ nghĩa xét lại và tăng cường chủ nghĩa phê phán cánh tả. Điều này nhằm cân bằng quan điểm trong bài viết theo mức cao hơn. Không chỉ chất lượng hóa mà còn làm giảm bất bình.

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Lượt xem[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi Viện và các trung tâm thành lập, cho đến ngày 14 tháng 9 năm 2023, đã có 256 lượt viếng thăm Viện (cơ sở quản lý).[14] Trung tâm nghiên cứu lịch sử quan hệ cộng đồng Wikipedia có 882 lượt viếng thăm.[15] Trung tâm nghiên cứu phá hoại có 226 lượt,[16] Trung tâm nghiên cứu xung đột có 717 lượt,[17] Trung tâm nghiên cứu xung đột (cơ sở 2) có 488 lượt viếng thăm.[18]

Tại mỗi trung tâm là các công trình bài viết với số lượng người viếng thăm lớn. Chẳng hạn bài viết Nghiện hoạt động Wikipedia chỉ trong vòng 1 tháng kể từ khi được viết đã có hơn 300 lượt xem, sau gần 3 tháng có 473 lượt xem, là bài viết có lượt xem lớn nhất của Trung tâm nghiên cứu lịch sử quan hệ cộng đồng Wikipedia.[19] Các bài viết khác có lượt xem trung bình trong tháng đầu từ 100 đến 200 lượt xem. Bài viết TuanUt sụp đổ với 435 lượt xem sau 3 tháng, là bài viết có lượt xem cao nhất Trung tâm nghiên cứu xung đột.[20] Bài viết Chiến tranh TTS – cộng đồng Wikipedia là bài viết có lượt xem cao nhất Trung tâm nghiên cứu phá hoại với 312 lượt xem sau 11 tháng.[21] Bài viết Chiến tranh Vịt Quắc Sả – Khả Vân lần thứ hai sau hơn 4 tháng đã có 258 lượt xem, là bài viết có lượt xem cao nhất Trung tâm nghiên cứu xung đột - cơ sở 2.[22]

Phản hồi[sửa | sửa mã nguồn]

Đón nhận dành cho trung tâm là khá đa dạng, gồm đón nhận tích cực, đón nhận không thuận lợi và đón nhận trung dung.

Cựu bảo quản viên Alphama vào ngày 10 tháng 11 năm 2022, nói: "Tôi nghĩ bạn nên dẹp bỏ loạt bài chiến tranh giữa các thành viên đi, nó chính là nguồn gốc gây ra mâu thuẫn giữa các thành viên...".[23]

Điều phối viên Nguyenmy2302 cũng trong ngày 10 tháng 11 nêu ý kiến: "Mình cũng không đồng tình với các bài viết "nghiên cứu xung đột" của bạn Khả Vân, chưa kể bạn Vân còn tự ý thêm những bài viết chứa nội dung mang tính thiên lệch rõ ràng nhắm tới thành viên cụ thể vào trang Wikipedia:Thời báo Wikipedia, mà theo mình là đang vi phạm WP:KHONGBLOG rất rõ ràng..."[24]

Tuần tra viên Khánh Snake vào ngày 4 tháng 3 năm 2023 đã nhận xét: "...đọc nhiều bài bài bạn viết hay phết mà".[25]

Bảo quản viên Nguyentrongphu vào ngày 5 tháng 3 đánh giá: "...chả có quy định nào bắt phải xóa mấy bài luận của bạn trong không gian thành viên cả. Điều khoản đó cần đồng thuận...".[26] Sau đó đánh giá trung tâm là có giá trị nghiên cứu xung đột để rút kinh nghiệm cho tương lai, giải trí, hài hước.[27]

Điều phối viên Mongrangvebet nêu ý kiến: "...nếu cá nhân cảm thấy khó chịu thì tốt nhất không nên viết trên Wikipedia, trừ phi họ không có ý kiến hoặc là bọn rối bị cấm chỉ, lời nói của chúng ko có trọng lượng thì viết được. Tốt nhất là không nên viết những bài viết gây phật ý cho thành viên khác...".[28]

Bảo quản viên Plantaest vào ngày 7 tháng 3 nêu rõ anh không ủng hộ và không phản đối nhưng yêu cầu sự 'chỉnh lý': "...bạn cần điều chỉnh sao cho các "nội dung không liên quan" này "không bị quá mức", như việc xóa bỏ các tuyên bố có tính chất "tấn công/phỉ báng", tránh chi tiết hóa quá mức nội dung sự việc, cũng như hạn chế đăng các thông tin tiêu cực....".[29]

Điều phối viên NhacNy2412 vào ngày 2 tháng 4 trong một cuộc tranh luận đã nhận xét: "...Những trung tâm xung đột đó có vấn đề gì, khi cơ bản nó chỉ thuật lại sự thật? Bị 1 người nhận định, chê bai có thể là lỗi do người ta, nhưng bị hàng loạt người cùng đưa ra nhận định thì phải xem xét lại bản thân. Những cái bạn nói có cái đúng cái sai. Thế nào là "quy là gây chia rẽ cộng đồng" khi thành viên này thực sự làm vậy, thế nào là "bêu rếu" khi cái trung tâm này tường thuật là rất nhiều sự việc khác nhau liên quan đến rất nhiều thành viên...".[30]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 13:55, ngày 21 tháng 9 năm 2022 (UTC)
  2. ^ Thành lập Trung tâm nghiên cứu xung đột, 2022.
  3. ^ Thành lập Trung tâm nghiên cứu phá hoại, 2022.
  4. ^ Thành lập Trung tâm nghiên cứu lịch sử quan hệ cộng đồng Wikipedia, 2022.
  5. ^ Thành lập Viện nghiên cứu cộng đồng Wikipedia tiếng Việt, 2022.
  6. ^ Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên/Lưu 2021 8, 14:35, ngày 31 tháng 8 năm 2021 (UTC)
  7. ^ a b Thành lập Trung tâm nghiên cứu xung đột (cơ sở 2), 2023.
  8. ^ Thành lập Trung tâm nghiên cứu phát triển, 2023.
  9. ^ Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên/Lưu 2023 3, Các trung tâm nghiên cứu xung đột của Khả Vân Đại Hãn
  10. ^ Thảo luận Thành viên:Đại Việt quốc, 05:58, ngày 2 tháng 4 năm 2023 (UTC)
  11. ^ Thảo luận Thành viên:TUIBAJAVE/Lưu 3, Trân, 15:40, ngày 5 tháng 3 năm 2023 (UTC)
  12. ^ Thảo luận Thành viên:TUIBAJAVE/Lưu 3, Trân, 09:20, ngày 5 tháng 3 năm 2023 (UTC)
  13. ^ Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên/TuanUt (lần 2), 03:09, ngày 20 tháng 4 năm 2023 (UTC)
  14. ^ Phân tích số lượt xem trang: Viện nghiên cứu cộng đồng Wikipedia tiếng Việt, pageviews.wmcloud.org, truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2023
  15. ^ Phân tích số lượt xem trang: Trung tâm nghiên cứu lịch sử quan hệ cộng đồng Wikipedia, pageviews.wmcloud.org, truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2023
  16. ^ Phân tích số lượt xem trang: Trung tâm nghiên cứu phá hoại, pageviews.wmcloud.org, truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2023
  17. ^ Phân tích số lượt xem trang: Trung tâm nghiên cứu xung đột, pageviews.wmcloud.org, truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2023
  18. ^ Phân tích số lượt xem trang: Trung tâm nghiên cứu xung đột (cơ sở 2), pageviews.wmcloud.org, truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2023
  19. ^ Phân tích số lượt xem trang: Trung tâm nghiên cứu lịch sử quan hệ cộng đồng Wikipedia/Nghiện hoạt động Wikipedia, pageviews.wmcloud.org, truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2023
  20. ^ Phân tích số lượt xem trang: Trung tâm nghiên cứu xung đột/TuanUt sụp đổ, pageviews.wmcloud.org, truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2023
  21. ^ Phân tích số lượt xem trang: Trung tâm nghiên cứu phá hoại/Chiến tranh TTS – cộng đồng Wikipedia, pageviews.wmcloud.org, truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2023
  22. ^ Phân tích số lượt xem trang: Trung tâm nghiên cứu xung đột (phiên bản hạn chế)/Chiến tranh Vịt Quắc Sả – Khả Vân lần thứ hai, pageviews.wmcloud.org, truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2023
  23. ^ Thảo luận Thành viên:TUIBAJAVE/Lưu 2, Doxing, 02:42, ngày 10 tháng 11 năm 2022 (UTC)
  24. ^ Thảo luận Thành viên:TUIBAJAVE/Lưu 2, Doxing, 04:35, ngày 10 tháng 11 năm 2022 (UTC)
  25. ^ Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên/Lưu 2023 3, Các trung tâm nghiên cứu xung đột của Khả Vân Đại Hãn, 11:13, ngày 4 tháng 3 năm 2023 (UTC)
  26. ^ Thảo luận Thành viên:TUIBAJAVE/Lưu 3, Trân, 09:38, ngày 5 tháng 3 năm 2023 (UTC)
  27. ^ Thảo luận Thành viên:TUIBAJAVE/Lưu 3, Tái cấu trúc, 15:19, ngày 7 tháng 3 năm 2023 (UTC)
  28. ^ Thảo luận Thành viên:TUIBAJAVE/Lưu 3, Trân, 19:02, ngày 5 tháng 3 năm 2023 (UTC)
  29. ^ Thảo luận Thành viên:TUIBAJAVE/Lưu 3, Trân, 07:32, ngày 7 tháng 3 năm 2023 (UTC)
  30. ^ Thảo luận Thành viên:Đại Việt quốc, 11:32, ngày 2 tháng 4 năm 2023 (UTC)

Nghiên cứu[sửa | sửa mã nguồn]