Thành viên:TUIBAJAVE/Trung tâm nghiên cứu xung đột (phiên bản hạn chế)/Chiến tranh Vịt Quắc Sả – Khả Vân lần thứ hai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến tranh Vịt Quắc Sả – Khả Vân lần 2
Một phần của Chiến tranh Vịt Quắc Sả – Khả Vân

Với lòng thù hận, Tà Rân đã phát động chiến tranh
Thời gian30 tháng 3 – 2 tháng 4 năm 2023
Địa điểm
nhiều trang
Kết quả Khả Vân chiến thắng,
Vịt Quắc Sả bị tiêu diệt
Tham chiến
Vịt Quắc Sả Khả Vân Đại Hãn
Yểm trợ hỏa lực:
Nhạc Nghị
Đảo ngọc Phú Quốc
Lực lượng
công suất tranh luận:[a]
204.832[b][c]
công suất tranh luận:[a]
326.008[d][c]
Yểm trợ hỏa lực:
Nhạc Nghị: 36.328[e]
Đảo ngọc Phú Quốc: 5.976[f]

Chiến tranh Vịt Quắc Sả – Khả Vân lần thứ hai hay Vịt Quắc Sả tấn công Khả Vân, hay Khả Vân: cuộc chiến tự vệ vĩ đại, là cuộc xung đột giữa một bên là Vịt Quắc Sả (Tà Rân đệ tam), một bên là Khả Vân. Cuộc chiến là hậu quả của Khủng hoảng Tháng Ba. Cuộc khủng hoảng căng thẳng nhất trong vòng 5 năm qua, ngay thời điểm bảo quản viên Đảo ngọc Phú Quốc đang mức đỉnh cao quyền lực, trực tiếp xung đột với hành chính viên Khả Dụng, cuộc khủng hoảng cũng thúc đẩy mức cao nhất của chiến tranh Nhạc Nghị - My Sói.[1]

Trong khủng hoảng, căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi Vịt Quắc Sả thực hiện một cuộc tấn công có tính chất hủy diệt Khả Vân, đe dọa sự tồn tại của một thành viên, và sau đó là cuộc phòng thủ và chiến dịch quân sự đặc biệt phản công của Khả Vân đã làm sụp đổ hoàn toàn lực lượng phát xít.[1]

Cuộc chiến là sự kiện điển hình của chủ nghĩa hận thù và tư tưởng triệt hạ hoành hoành và đe dọa cộng đồng trong nhiều năm qua. Sự thất bại của phát xít Tà Rân đã ấn định chung cuộc cho số phận của thành viên này một cách vĩnh viễn. Cuộc tự vệ vĩ đại của Khả Vân không chỉ là chiến thắng cho bản thân mình mà còn góp phần bảo vệ hòa bình cộng đồng và Trật tự dự án. Sự xác nhận từ đại dự án chính Mễ Tà Quý Kỵ đã chính thức công nhận Khả Vân qua 3 đời tài khoản về tính chính danh và quyền hoạt động hợp pháp.[1]

Hình ảnh ước lệ[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh ước lệ của Tà Rân cũng giống như Đế quốc Đức, hay Đệ nhị đế chế của người Đức vào năm 1918 vậy. Đức bại trận trong Thế chiến thứ nhất trước các quyền lực phương Tây là Mỹ, Anh, Pháp. Tà Rân cũng bị đánh bại khi đối đầu với Phú, Nhạc, Hải. Từ năm 1918 đến năm 1933 nước Đức tiếp tục phát triển và tăng trưởng nhưng sau đó dần phát xít hóa khi Hitler lên nắm quyền và lập nên Đệ tam đế chế của Đức. Tà Rân cũng bước sang tài khoản đời thứ ba của mình, với tên gọi Vịt Quắc Sả, định noi gương Đức Quốc Xã âm mưu chiến tranh. Tuy nhiên cũng khó hiểu giống như Đức, tại sao không tập trung tấn công vào phương Tây chống lại Mỹ, Anh, Pháp mà tấn công Liên Xô; Tà Rân không tấn công vào Phú, Nhạc, Hải mà Tà Rân lại tiến hành cuộc chiến tranh vĩ đại nhắm thẳng vào Khả Vân. Khả Vân Đại Hãn hứng chịu một cuộc tấn công chớp nhoáng nên chịu nhiều tổn thất, về sau giữ vững mặt trận và bắt đầu phản công. Trong suốt lịch sử xung đột của mình chưa bao giờ có lực lượng nào phát xít như thế, mưu toan hủy diệt Khả Vân. Với truyền thống chiến đấu dày dặn kinh nghiệm, không một kẻ thù nào có thể ngang nhiên tấn công Khả Vân mà không phải hứng chịu những đòn đích đáng. Chiến dịch quân sự đặc biệt triển khai, phát xít Tà Rân hoàn toàn sụp đổ.[2]

Nguồn gốc xung đột[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc xung đột liên quan các bất mãn về việc đưa tin trong các hoạt động truyền thông đối với cuộc chiến giữa Tà Rân II và Phú. Sau đó là các bất đồng về các bài viết thuộc Trung tâm nghiên cứu xung đột. Các cuộc gây gổ leo thang không thể kiểm soát do đó Tà Rân chuyển sang thù địch Khả Vân.[3]

Cuộc xung đột cũng liên quan đến hận thù với các bảo quản viên, vốn có gốc rễ trước đó, các cáo buộc thiên vị trong xử lý tranh chấp. Do đó, chiến tranh này không chỉ nhắm đến Khả Vân, Tà Rân muốn liên kết đến sự vụ rộng lớn hơn, nhắm đến các bảo trì viên.[4]

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc xung đột bùng nổ vô cùng căng thẳng giữa Tà Rân và Phú, án cấm 24 ngày được tháo dỡ, về căn bản Tà Rân đã chiến thắng lớn. Các khoản đạt được là:[5]

  • Chiến thắng pháp lý vang dội trước cộng đồng.
  • Sức mẻ quyền lực và hình ảnh ngoại giao của Phú nghiêm trọng nhất từ đầu Chu kỳ quyền lực của Phú.
  • Đóng đinh sự chia rẽ quan hệ Phú - Vân.
  • Đạt mức cao nhất trong quan hệ ngoại giao với hành chính viên Khả Dụng.
  • Thúc đẩy sự tàn phá dữ dội của chiến tranh Phú, Nhạc Nghị - My Sói.
  • Đạt được mục tiêu xóa bỏ 10 trang bài viết lên quan Tà Rân tại Trung tâm nghiên cứu xung đột.

Tuy nhiên, giống như Đức Quốc Xã khi đã chiến thắng tạm thời phe phía Tây vào Tháng 6 năm 1940. Hitler đạt đến đỉnh cao quyền lực và nghĩ rằng sẽ bành trướng về phía đông để đè bẹp Liên bang Xô Viết. Vào ngày 30 tháng 3 năm 2023, phát xít Vịt Quắc Sả phát động cuộc chiến tranh chớp nhoáng nhằm vào Khả Vân. Lần đầu tiên trong suốt chiều dài lịch sử hoạt động Wikipedia của mình, Khả Vân phải hứng chịu một cuộc tấn công mạnh mẽ có tính chất hủy diệt sự tồn tại của mình trên Wikipedia, hay còn gọi là cuộc đại triệt hạ. Chiến thắng tạm thời đạt được đã thổi bùng chủ nghĩa phục thù và ảo tưởng viển vông của Vịt Quắc Sả.[6]

Chiến sự[sửa | sửa mã nguồn]

Trận Kiểm định Khả Vân[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc tấn công tổng lực của Tà Rân nhằm tiêu diệt Khả Vân.

Rạng sáng vào lúc 00:26, ngày 30 tháng 3 năm 2023 (UTC), khi mặt trời còn chưa ló dạng, gà chưa thức giấc, mẹ chưa lên rẫy, Tà Rân phát động cuộc tấn công chớp nhoáng nhắm vào Khả Vân Đại Hãn. Yêu cầu kiểm định bắt đầu. Tà Rân đã xâu chuỗi toàn bộ 3 thời kỳ tài khoản cốt lõi của Khả Vân để ra yêu sách kiểm định, tìm ra từng bằng chứng vốn dĩ là các nội dung dễ tìm được chính Khả Vân thừa nhận. Tà Rân cũng gạt bỏ liêm sỉ của chính mình mà đề cập đến các yếu tố: công kích, chửi tục, thóa mạ. Gán ghép các yếu tố đó để gọi là sai phạm như một lý do để yêu cầu kiểm định. Đòn đánh chính là nhắm vào thân phận và vi phạm văn minh. 6 giờ 58 phút sau đó, KĐV. Khả Dụng từ chối giải quyết.[7]

Trận Cồn Là[sửa | sửa mã nguồn]

08:03, ngày 30 tháng 3 năm 2023 (UTC), Vịt Quắc Sả đến tận cửa nhà Khả Vân để công kích. Trong đó chủ yếu nhắm vào yếu điểm cá nhân được ghi nhận tại trang Thế giới quan - nhân sinh quan. Điều này cho thấy Vịt Quắc Sả đang tìm kiếm khắp mọi nơi bất cứ thứ gì có thể dùng. Và như một thói quan không bỏ, đã buông ra lời lẽ cay độc khá giống với nội dung đã dùng với một thành viên khác nhiều năm trước, mầm bại trận Vịt Quắc Sả bắt đầu ló dạng.[8]

Trận Khóa toàn cầu Khả Vân[sửa | sửa mã nguồn]

"Tui nói rồi, hắn ta là một con vịt, khóa hắn đi."

Đây là khu vực trọng yếu nhất mà Vịt Quắc Sả đặt cược. Tại đây, Vịt Quắc Sả tập trung tiến công Khả Vân trên hai phạm vi, một là Rối, hai là Vi phạm văn minh. Cho thấy sự vô liêm sỉ không tưởng của một kẻ cũng có lý lịch dùng Rối và Vi phạm văn minh kém cạnh gì ai. Vịt Quắc Sả liên tục thôi thúc quý bà Á Mãn Đà khóa toàn cầu Khả Vân, đồng thời liên tục réo gọi Khả Dụng vào.[9]

Đứng trước tình thế trang Kiểm định Vịt Quắc Sả đang treo, với nỗi sợ hãi bị check ra dùng rối công kích và tạo đồng thuận ảo, Vịt Quắc Sả đã thức đến 3, 3 giờ rưỡi sáng theo giờ VN để đôn đốc người tiếp viên của đại dự án phải thỏa mãn ý đồ của y. Nhưng kinh nghiệm của các nhà quản lý đã thấy rõ nên họ đã kéo dài và sự nôn nóng của y đã phơi bày một cách rõ ràng ý đồ triệt hạ. Với sự thảo luận của Tiến Minh, Đảo ngọc Phú Quốc, Trãi Vy Sa, âm mưu của Vịt Quắc Sả thất bại.[9]

Trận Kiểm định Vịt Quắc Sả[sửa | sửa mã nguồn]

Vào lúc 08:41, ngày 30 tháng 3 năm 2023 (UTC), tức là sau kết quả Kiểm định Khả Vân 1 giờ 17 phút, Khả Vân phản đòn kiểm định. Tuy nhiên, cũng như Tà Rân, yêu cầu kiểm định này đã được tiên liệu vô ích. Bởi Vịt Quắc Sả đã được cộng đồng thông qua gỡ án cấm vô hạn, mọi cáo buộc sẽ là vô nghĩa. Nhưng may mắn thay, trong thời gian sau khi yêu cầu kiểm định bị từ chối, một tài khoản tình nghi là Tà Rân đã tiến hành tranh cãi với Khả Vân, với các nội dung mang nội hàm công kích, thật tuyệt vời về cơ hội ngàn năm một thuở do chính địch quân mang lại. Khả Vân tiến hành truy xuất tương đồng từ ngữ công kích trước đây của tài khoản này và các tài khoản cũ của Tà Rân, cũng như sự chắc chắn về việc reset modem trong thời gian ngắn chỉ có thể làm thay đổi IP, chứ không thể thay đổi dãy IP chính, và cuộc công kích diễn ra trong thời gian quá gần, chắc chắn vị trí máy tính Tà Rân là không thay đổi. Đây được xem là "tự nạp mạng". Do đó, yêu cầu kiểm định Vịt Quắc Sả được mở. Để thêm phần chắc chắn hơn, củng cố cho yêu cầu này, 10 tội khác được kê thêm, lấy ít cộng lại làm nhiều. Nếu yêu cầu kiểm định bị từ chối, ít ra nó vẫn sẽ là sớ kê tội để gây tiếng vang tâm lý.[10]

Trận Soi Mói[sửa | sửa mã nguồn]

21:00, ngày 31 tháng 3 năm 2023 (UTC), Vịt Quắc Sả tag Khả Vân để nói chuyện, lần này không phải cửa nhà Khả Vân nữa mà là dẫn đến nhà của Vịt Quắc Sả, một tài khoản phụ. Tại đây, Vịt Quắc Sả tuông ra những lời lẽ cay độc thiệt là thẩm thấu và đau quặng lòng người mà. Hỏi Khả Vân hiền lương thục đức, ăn chay niệm Phật có làm gì ai đâu mà nặng lời như vậy. Nào là "Đánh thì bẩn tay, chửi thì hôi miệng". Rồi nào là "thành phần ăn hại, cặn bã, tệ nạn của xã hội". Rồi nào là "cái bọn dị tật nhân cách". Nhưng vì bức xúc như vầy mà Vịt Quắc Sả tự hại chết mình qua kết quả kiểm định.[11]

Chiến sự khác[sửa | sửa mã nguồn]

NỘI DUNG NÀY LÀ TÀI LIỆU CHƯA GIẢI MẬT
Thật khủng khiếp, Tà Rân và Khả Vân đánh nhau kịch liệt, Nhạc Nghị xuất hiệp đập Tà Rân một phát chết luôn.

Nhạc Nghị can thiệp[sửa | sửa mã nguồn]

20:10, ngày 1 tháng 4 năm 2023 (UTC), KĐV. Khả Dụng yêu cầu trình bày điểm nghi ngờ. Lúc 21:29, Nhạc Nghị trình bày, đúng 1 giờ sau thì có kết quả. Thế là Vịt Quắc Sả toi đời. Có thể nói, hai bên Khả Vân và Vịt Quắc Sả nói thì quá nhiều, đến khi Nhạc Nghị tham chiến thì chỉ cần rút kiếm 1 đường Kanata thì Vịt Quắc Sả nằm ngửa chổng hai chân vịt lên trời ngay lập tức.[12]

Phân tích[sửa | sửa mã nguồn]

Phân tích Đường lối, chiến lược, chiến thuật của Tà Rân[sửa | sửa mã nguồn]

Tà Rân áp dụng các đường lối chiến đấu chính là chủ nghĩa lý lịch và học thuyết Blitzkrieg để phát động chiến tranh. Các chiến lược và chiến thuật chính bao gồm:

  • Chiến lược Đào xới, do Alphama sáng tạo, là loại chiến lược truy xuất quá khứ của thành viên khác, đặc biệt là quá khứ bất hảo. Khả Vân là đối tượng phù hợp để khai thác chiến lược này. Các yếu điểm chết người từ quá khứ hoạt động của một thành viên nếu được sử dụng đúng cách có thể hại đối phương. Khả Vân có nhiều sai phạm trong nhiều năm và Tà Rân hiểu rõ điều đó.
  • Tấn công nhanh, hay chiến tranh chớp nhoáng là kinh nghiệm nổi bật của bè lũ phát xít Đức trong cuộc tấn công Liên bang Xô Viết vào năm 1941 đã được Tà Rân áp dụng. Bằng đòn đánh nhanh, Tà Rân hy vọng sẽ đánh gục Khả Vân mau chóng.
  • Chiến lược Kép, hay Chiến lược Hai bước, Tà Rân đã yêu cầu kiểm định tại Wiki tiếng Việt cùng lúc với yêu cầu Khóa toàn cầu Khả Vân tại đại dự án Mễ Tà Quý Kỵ. Dự liệu nếu Khả Dụng cho ra kết quả kiểm định sẽ lấy đó làm thế cứng yêu cầu khóa toàn cầu. Và như thế sẽ đóng lại vĩnh viễn số phận Khả Vân trên mọi dự án, tức là phong ấn vĩnh viễn.
  • Tấn công trọng điểm, là chiến lược nhắm thẳng đến vấn đề cơ bản trên Wikipedia là Thành viên và Quan hệ cộng đồng, Tà Rân đánh tập trung vào thân phận Khả Vân và vấn đề Vi phạm văn minh.
  • Chiến thuật Xâu chuỗi, dùng để trình bày một cách hệ thống các tài khoản, liên kết các tài khoản từ trước của đối phương.
Phân tích Đường lối, chiến lược, chiến thuật của Khả Vân[sửa | sửa mã nguồn]
Thằng nào chết trước.

Giống như Liên bang Xô Viết khi xưa vậy, trước đòn tấn công bất ngờ của bọn phát xít, Khả Vân tiến hành đường lối chiến đấu "tùy cơ ứng biến" và chiến lược án binh bất động tạm thời. Và cũng giống như quân Anh trong Trận El Alamein thứ hai vào năm 1942, tướng Bernard Montgomery phải kiên nhẫn quan sát sự di chuyển và thay đổi trong đội hình bố trí của liên quân phe Trục để tìm ra yếu điểm. Tuy vậy, sai lầm dùng tài khoản rối công kích của Tà Rân như một phép màu của Chúa, đã định sẵn cho số phận của trùm phát xít này.

Các chiến lược và chiến thuật chính của Khả Vân bao gồm:

  • Chiến lược Dàn trải, thực tế là chiến lược bị động so với chiến tranh tổng lực, tấn công nhanh hay tấn công nhiều hướng. 11 tội trạng của Tà Rân được kê khai cũng theo chiến lược Đào xới, trong đó có 1 tội chính liên quan tài khoản Cồn Là và 10 tội khác phục vụ yêu sách kiểm định.
  • Chiến thuật Kích động - Phản ứng là tập hợp các hoạt động rời rạc của Khả Vân tại nhiều trang, với mục đích kích động sự giận dữ của Vịt Quắc Sả, từ đó góp phần thúc đẩy các hành động phản công mạnh mẽ. Do đó rơi vào bẫy hành động và lời lẽ vi phạm văn minh.
  • Chiến lược Ba bước, là chiến lược theo mô hình Domino, dùng đối phó với chiến lược Hai bước của Tà Rân. Theo chiến lược này:
    • Bước 1, là ngăn chặn âm mưu Khóa toàn cầu Khả Vân.
    • Bước 2, thúc đẩy kiểm định Vịt Quắc Sả
    • Bước 3, thúc đẩy cấm vô hạn Vịt Quắc Sả tại Wikipedia tiếng Việt thông qua Sớ 16 tội.

Đúng theo dự liệu, từ khi Khả Vân đưa ra bằng chứng tấn công của Cồn Là, Vịt Quắc Sả có dấu hiệu vô cùng khẩn trương khi thức đêm thức hôm theo giờ VN yêu cầu quý bà Á Mãn Đà cấm Khả Vân, cho thấy việc dùng rối công kích là có thật và Khả Vân phải bị cấm trước khi có kết quả kiểm định Vịt Quắc Sả. Và tình hình tại Mễ Tà Quý Kỵ sẽ quyết định giữa Tà Rân và Khả Vân ai sẽ sụp đổ trước. Sự sụp đổ này sẽ gắn với phong ấn vĩnh viễn số phận.

Phản ứng ngoại giao[sửa | sửa mã nguồn]

  • TV. Á Mãn Đà: "All these questions raise concerns that this might just be a dispute between 2 users, and someone using the fact that stewards have tools to permanently get rid of the person they are in dispute with. I'm not saying they aren't harassing you or other people, but that's why you have local administrators, because we don't understand the language well enough to act. Local administrators understand the language. When people come asking us to ban someone, we have to be extremely careful with our tools is because people use us to block their opponent. That's why I'm requiring evidence instead of just your claims.".[13]
Cuộc tấn công triệt hạ của Tà Rân gây bàng hoàng cho cả Wikipedia.
  • ĐPV. My Sói: "???? Mình tưởng sau khi hết án cấm bạn sẽ "nước sông không phạm nước giếng" chứ? Trang kiểm định này là sao? Mình khá sốc đấy".[14]
  • Đăng Khánh: "Chả hiểu suy nghĩ của Khả Vân và nguyenmy như nào đi mở BQ ân xá xong xin mở cấm cho thành viên này nữa".[14]
  • ĐPV. Nhạc Nghị: "Ân xá cho việc ĐVQ là rối của {Tà Rân}, nhưng chưa liên quan trực tiếp đến tài khoản {Hà Vy}. Chưa kể tiếp tục sử dụng rối sau ân xá là tội mới, không phải cứ có ân xá rồi thích xài rối tấn công thành viên là xài".[14]
  • KĐV. Khả Dụng: "Tôi kiểm tra riêng tài khoản Cù Lao Là (Cồn Là) vì có dấu hiệu được tạo ra công để công kích và tạo đồng thuận giả tạo. Các tài khoản sau là do một người điều khiển:".[14]

Hậu quả[sửa | sửa mã nguồn]

Sự thất bại của phát xít Tà Rân là sự thất bại hoàn toàn chủ nghĩa triệt hạ nguy hiểm. Phong ấn vĩnh viễn số phận Tà Rân trên Wikipedia sẽ không bao giờ dễ dàng trỗi dậy và đi theo con đường quân phiệt lần nào nữa. Việc tố cáo người khác dùng rối và vi phạm văn minh đã phản tác dụng cho chính Tà Rân, cùng với các tài khoản chính cũ đều bị dán nhãn rối. Gậy ông đã đập vào lưng ông, chỉ trỏ người khác dùng rối và vi phạm văn minh thì bản thân lại chết tươi vì cái trò dùng rối công kích. Chiến thắng phát xít Tà Rân tương tự như chiến thắng phát xít Đức ở châu Âu.[15]

Lịch sử "ăn hành" chưa bao giờ đau như thế này, từ nay coi như hết đẻ rối.

Chiến thắng của Khả Vân bảo tồn sự tự do và quyền tồn tại của mình. Thông qua kết quả chiến sự tại Mễ Tà Quý Kỵ, Khả Vân được quý bà Á Mãn Đà công nhận là một biên tập viên Wiki tiếng Việt. Đây là sự công nhận chính trị quan trọng, đóng dấu lịch sử 3 thế hệ tài khoản của mình thoát khỏi bất kỳ mối đe dọa pháp lý nào. Khi truy xét các lệnh cấm tài khoản chính, vốn dĩ không có ghi chú rối, nhưng các thành viên thù địch vẫn duy trì một niềm tin rằng Khả Vân là rối, trong khi Khả Vân chỉ đơn giản là một thành viên Làm lại từ đầu. Sự xác nhận Khả Vân không được xem là rối có một ý nghĩa sâu sắc. Khả Vân định phận thông cáo được ban hành.[16]

Kết quả cuộc chiến là cột mốc xoay chiều ngoạn mục trong Đối đầu Phú - My, và giữa Nhạc - My. Phú từ đỉnh cao quyền lực rơi vào thế bất mãn khi My xách động cộng đồng gỡ cấm Vịt Quắc Sả, làm tổn hại uy thế chính trị của Phú, đẩy đến tình huống nguy hiểm của suy thoái và lung lay quyền lực. Kết quả xoay chiều đã làm giảm uy tín và tầm ảnh hưởng của My Sói. Phú một lần nữa củng cố lại vai trò của mình.[17]

Chiến thắng phát xít Tà Rân và bảo trợ My Sói cũng là một chiến thắng rực rỡ của Nhạc Nghị, cùng với việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Khả Vân, sự ra đi của Nguyễn Hải thì các lực lượng thù địch với Nhạc Nghị đã sụt giảm đáng kể, tạo ra một môi trường an toàn hơn trong các hoạt động Wikipedia. Về phía Khả Dụng, anh đã giữ vững kỷ cương cộng đồng, trật tự dự án. Bảo vệ hệ thống và các thiết chế hành pháp một cách vững chắc. Khẳng định vị thế trung lập bất di bất dịch gần 20 năm qua mà suýt chút nữa anh đã bị lừa dối bởi tài hùng biện của một trùm phát xít.[18]

Tà Rân bị tiêu diệt cũng mang đến một hậu quả khá lớn là sự sụt giảm của sản lượng BCB trên Wikipedia. Vốn là nhà sản xuất BCB số lượng lớn, đồng thời là BCB chất lượng, cũng như nhiều sửa đổi hữu ích ở các phạm vi công việc khác. Đây là điều khá đáng tiếc.[19]

Tà Rân đã sụp đổ, rơi vào tình huống bị phong ấn vĩnh viễn, do đó việc thúc đẩy cấm toàn cầu cũng không cần thiết. Khác với tâm địa muốn bức hại tận cùng địch thủ là án cấm toàn cầu của Tà Rân, Khả Vân không có động thái trả đũa nhiều hơn. Điều đó, cho thấy tinh thần nhân đạo sâu sắc và nhân văn rộng mở.[20]

Ý nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc tấn công hủy diệt của Vịt Quắc Sả không chỉ không tiêu diệt được Khả Vân mà trái lại còn dẫn đến sự công nhận quan trọng, liên quan đến số phận Khả Vân sau 3 đời tài khoản. Đại dự án Mễ Tà Quý Kỵ, nơi mà các tiếp viên nắm quyền sinh sát cấm khóa toàn cầu đã có dẫn luận giá trị định phận cho Khả Vân, đập tan các miệng lưỡi cáo buộc Khả Vân là rối mãi mãi về sau.[21]

Sự sụp đổ của Vịt Quắc Sả đã đóng lại các cuộc chiến tranh của Tà Rân dài triền miên khói lửa qua nhiều năm giữa Tà Rân với Phú, giữa Tà Rân với Nhạc, và cả giữa Tà Rân với Hải. Và do đó, nó có một ý nghĩa trọng đại khi đóng lại nhiều trang sử chiến tranh, củng cố rực rỡ hòa bình cộng đồng. Chiến thắng này đem đến niềm vui hân hoan cho tất cả thành viên tiến bộ, yêu chuộng hòa bình.[21]

Dự án Wikipedia tiếng Việt

Khả Vân định phận thông cáo

Tôi, Khả Vân, sau khi đối mặt với một cuộc tấn công triệt hạ có tính chất hủy diệt mình đã được một Tiếp viên từ hệ thống Wikimedia xác định:

...this user is basically just a viwiki editor...

Đây là sự xác nhận thân phận có ý nghĩa sâu sắc. Sự xác nhận diễn ra vào ngày hôm qua, 31 tháng 3

Ngày 31 tháng 3 năm 2023 sẽ trở thành Ngày sinh tồn Khả Vân.

Tôi xin thông cáo cùng cộng đồng để rõ.

Khả Vân, ký tên.

Bài học[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc chiến này cùng với sự thất bại của Tà Rân là bài học vô cùng đắt giá cho bất kỳ thành viên nào trong tương lai. Không thể xa rời chủ nghĩa hòa bình, theo đuổi chủ nghĩa hận thù, rằng không có chỗ dễ dàng cho sự tồn tại của những cái đầu có tư tưởng triệt hạ người khác. Việc thiếu chú trọng đến thái độ cộng đồng chỉ khiến họ quay lưng, như việc khi vừa được gỡ án cấm thì lập tức trả thù. Đồng thời, vẫn phải lấy cộng đồng làm gốc, dự án làm trung tâm mà suy xét cái hại. Phải tôn trọng đến hệ thống quản trị và các thiết chế chấp pháp, các sai trái sẽ không bao giờ được dung túng.[22]

Trong quyển sách 48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực, có một nội dung rằng, đừng bao giờ thách thức những quyền lực lớn hơn mình. Mặc dù Tà Rân đã trải qua sự sung mãn nhất, tràn trề sức mạnh nhất trong lịch sử của mình, thì việc dám thách thức quyền lực của một quan chức Wikipedia nhất định sẽ phải trả giá. Bên cạnh đó, là xem xét tình hình chung mà tránh đối đầu nhiều người, vì khi một xung đột bùng cháy, các cựu thù sẽ xúm lại, nghĩa là đối mặt với các sức mạnh có tính liên kết. Như vậy, khi xem xét quan hệ chính trị trên góc độ hình học, Tà Rân đã đối đầu xung đột trong tình huống nguy hiểm, một mặt là áp lực từ một khối lớn quyền lực (Phú) và áp lực từ hệ thống liên kết chuỗi (Phú - Vân - Nhạc).[23]

v/s

Áp lực Khối: Tà Rân (xanh dương) khi so với Phú (lam), sức mạnh với kích thức lớn hơn nhiều

v/s

Áp lực Liên kết chuỗi: Tà Rân (xanh dương) khi so với nhiều kẻ thù, Vân (đỏ) + Nhạc (tím) + Phú (lam)

Ở chiều bên kia, Khả Vân tránh đối đầu với Khả Dụng và thực hiện chính sách hòa bình với Nhạc Nghị, đây là những sách lược đúng đắn, phù hợp với câu nói muôn thuở "kẻ thù của kẻ thù là bạn". Như thế, sách lược chính trị không chỉ không xa rời quan hệ hữu hảo lâu dài, mà còn phải có sự linh động, sẵn sàng xoay trục trong tình hình mới.[24]

Sự kiện giống như liều thuốc thử cho vai trò của Khả Dụng, phải hết sức tỉnh táo trong việc bị kẻ khác hướng đến trở thành công cụ phục vụ mục tiêu triệt hạ. Khả Dụng đã ngồi yên không nói một lời, không xuất hiện đến Mễ Tà Quý Kỹ, nơi Tà Rân kêu ghéo không ngớt. Khi Khả Dụng từ chối yêu cầu tại Wiki tiếng Việt địa phương lại bị nhắc tiếp để đến đại dự án trình bày, Khả Dụng đã sáng suốt chọn lựa một vị thế trung lập và chí công vô tư.[25]

Nhận định[sửa | sửa mã nguồn]

Khi xem xét về yếu tố chiến lượcchiến thuật hành động của phát xít Tà Rân, Khả Vân nhận định rằng thực tế Tà Rân đã tiến hành tấn công một cách vội vã, thực tế đây là đòn tấn công không được chuẩn bị tốt. Về cách thức trình bày nội dung của nó thiếu hệ thống hoàn hảo, thiếu sự tỉ mỉ và chiều sâu trong các lập luận. Đó là lý do tại sao Tà Rân thất bại. Chiều bên kia, Khả Vân yếu kém tiếng Anh nên đã không thể sớm triển khai đến Mễ Tà Quý Kỵ để trả đũa. Một thành viên được xem là cường quốc Wikipedia không thể thiếu một năng lực mạnh mẽ về ngoại ngữ, Khả Vân lại không sở hữu sức mạnh đó, cho thấy khả năng tác chiến hạn chế về mặt phạm vi. Ngoài ra, Khả Vân cũng phụ thuộc nhiều vào hỗ trợ của Phú và Nhạc, trong đó việc trình bày tại trang kiểm định không có nhiều kinh nghiệm. Thực tế, Tà Rân đã không gục ngã trong đòn quyết định bởi Khả Vân, mà gục ngã dưới đường kiếm Kanata của Nhạc Nghị, một đường kiếm duy nhất. Theo đánh giá của Nhạc Nghị, Khả Vân đã có khả năng chiến đấu thấp, "...lập luận cũng không đủ sắt để cắt người ta ra...".[26]

Cuộc chiến cũng là cuộc cạch mặt của hai thành viên có nhiều tính tương đồng: nhiều đời tài khoản chính, nhiều tài khoản bị dán nhãn rối, lý lịch vi phạm văn minh dày cui. Cho nên cả hai đều có yếu điểm. Tà Rân vẫn quyết khô máu, còn Khả Vân bị dồn ép không thể không trả đũa tới nóc, đó là lý do xung đột không thể nhân nhượng và liên quan đến sự sinh tồn của cả hai. Nước và lửa, một kẻ phải gục ngã.[27]

Hậu chiến[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi chủ nghĩa phát xít Tà Rân bị tiêu diệt, những tưởng có thể sống trong hòa bình dự án, nào ngờ Khả Vân mà giờ là TUIBAJAVE lại buộc lòng phải đứng lên chiến đấu chống lại chủ nghĩa bá quyền bảo quản viên Tà Ú. Đúng là "đời ta thích hoa hồng, kẻ thù buộc ta ôm cây súng", không còn chọn lựa nào khác, TUIBAJAVE phải tiến hành sứ mệnh cộng đồng trong việc ngăn chặn và đánh bại Tà Ú. Tà Rân trước cuộc chiến mới này đã cung cấp các tin tức tình báo quan trọng cho Tà Ú trong chiến tranh nhằm chống lại TUIBAJAVE và mưu toan chiến tranh ủy nhiệm, dùng Tà Ú tấn công Phú. Đáng tiếc, Tà Ú cũng đã bị đánh bại.[28]

Sau cuộc chiến này, TUIBAJAVE (Khả Vân mới) đã có một số động thái muốn hạ nhiệt chiến tranh. Nhưng phòng bị thì không thể không có, Quân lực TUIBAJAVE đã có nhiều tin tức tình báo quan trọng về Tà Rân và Tà Ú, đảm bảo cho khả năng phòng thủ và phản công theo mô hình viễn kích chiến. Tà Rân vẫn sẽ tiếp tục là bóng ma rình rập đe dọa các kẻ thù của mình trong các giai đoạn tiếp theo, Quân lực TUIBAJAVE đã có chương trình phòng thủ mới được thiết kế để chống lại bất kỳ phong trào tân phát xít Quắc Sả của Tà Rân IV. Cho đến khi một thành viên Wikipedia mới xuất hiện, và đề cập về các Trung tâm nghiên cứu của Khả Vân, thì đó chính là thời điểm Tà Rân tái xuất, đây là điểm quan trọng nhận diện kẻ thù.[29]

PHỤ LỤC[sửa | sửa mã nguồn]

Duyệt binh chiến thắng phát xít.

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Công suất tính bằng Đơn vị Bit, 1 byte bằng 8 bits
  2. ^ 25.604 bytes
  3. ^ a b Chưa tính Chiến sự khác.
  4. ^ 40.751 bytes
  5. ^ 4.541 bytes
  6. ^ 747 bytes

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c TBJV 2023, tr. 3.
  2. ^ TBJV 2023, tr. 4.
  3. ^ TBJV 2023, tr. 5-11.
  4. ^ TBJV 2023, tr. 11.
  5. ^ TBJV 2023, tr. 12-14.
  6. ^ TBJV 2023, tr. 15-17.
  7. ^ TBJV 2023, tr. 18-20.
  8. ^ TBJV 2023, tr. 21.
  9. ^ a b TBJV 2023, tr. 22-24.
  10. ^ TBJV 2023, tr. 25-27.
  11. ^ TBJV 2023, tr. 28.
  12. ^ TBJV 2023, tr. 31-33.
  13. ^ TBJV 2023, tr. 34.
  14. ^ a b c d TBJV 2023, tr. 35.
  15. ^ TBJV 2023, tr. 36.
  16. ^ TBJV 2023, tr. 37.
  17. ^ TBJV 2023, tr. 38.
  18. ^ TBJV 2023, tr. 39.
  19. ^ TBJV 2023, tr. 40.
  20. ^ TBJV 2023, tr. 41.
  21. ^ a b TBJV 2023, tr. 41-42.
  22. ^ TBJV 2023, tr. 42-44.
  23. ^ TBJV 2023, tr. 45-48.
  24. ^ TBJV 2023, tr. 49.
  25. ^ TBJV 2023, tr. 50-51.
  26. ^ TBJV 2023, tr. 52.
  27. ^ TBJV 2023, tr. 53.
  28. ^ TBJV 2023, tr. 55-57.
  29. ^ TBJV 2023, tr. 58-63.

Tài liệu nghiên cứu cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một Bài viết Lớp-A,
Đã hoàn thành.