Bước tới nội dung

Thành viên:Tuduongworld/Lê Diệu Tường

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lê Diệu Tường
Wayne Lai
Phồn thể黎耀祥 (phồn thể)
Giản thể黎耀祥 (giản thể)
Bính âmLi Yao Xiang (Tiếng Phổ thông)
Việt bínhLai Yiu Cheung (Tiếng Quảng Châu)
Sinh4 tháng 5, 1964 (60 tuổi)
 Hồng Kông
Nghề nghiệpDiễn viên truyền hình
Diễn viên lồng tiếng
Năm hoạt động1986 - Nay
Quốc tịch Hồng Kông
 Trung Quốc
Websitehttp://www.weibo.com/laiyiucheung
Giải thưởng
Giải thưởng thường niên TVB
Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất
2008 Mưu Dũng Kỳ Phùng II
Nam nhân vật được yêu thích nhất
2009 Xứng Danh Tài Nữ
Nhân vật được yêu thích nhất bình chọn qua TVB.com
2009 Xứng Danh Tài Nữ
Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
2009 Xứng Danh Tài Nữ
2010 Nghĩa Hải Hào Tình
2012 Đại Thái Giám

Lê Diệu Tường (tiếng Anh: Wayne Lai Yiu Cheung), nam diễn viên Hồng Kông, hiện là nghệ sĩ hợp đồng của TVB, đã xuất sắc giành 3 giải thưởng "Nam diễn viên chính xuất sắc nhất" (Thị Đế) trong Lễ trao giải Vạn Thiên Tinh Huy (TVB Anniversary Awards) trong các năm 2009 - 2010 - 2012, trở thành người thứ hai sau La Gia Lương nhận được giải này trong 2 năm liên tiếp. Anh tốt nghiệp Trường trung học St. Louis vào năm 1981 và gia nhập TVB với tư cách nhân viên bán hàng năm 1983. Năm 1985, anh đăng ký khóa đào tạo diễn xuất ngắn hạn ở Trung tâm giải trí Mặt Trời Nhỏ (một chi nhánh của TVB) và được đánh giá cao bởi thầy hướng dẫn của anh - giám chế Lý Thiêm Thắng. Lý Thiêm Thắng sau đó đã đề nghị anh gia nhập TVB, tham gia lớp đào tạo diễn viên và bắt đầu đóng phim truyền hình từ năm 1986. Anh từng có thời gian rời khỏi TVB và phát triển tự do cả mảng truyền hình lẫn điện ảnh, sau đó trở về nhà đài vào năm 2002. Năm 2010, anh xuất bản quyển sách "Hí kịch phù sinh: Lê Diệu Tường bàn về kỹ nghệ diễn xuất và cuộc sống" (tạm dịch) khám phá các mối quan hệ mật thiết giữa phim truyền hình và đời sống thường nhật. Từ khi vào nghề cho đến nay, anh đã đóng hơn 100 bộ phim truyền hình và đã phục vụ nghệ thuật cho nền giải trí Hồng Kông hơn 30 năm.

Sự nghiệp diễn xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi vào nghề[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, cả nhà 8 người của Lê Diệu Tường từng sống trong ký túc xá của Trạm cứu hỏa Hồng Khám, nơi cha anh đang công tác. Lúc anh lên trung học, Chính phủ đã sắp xếp cho gia đình họ chuyển đến thôn Thuận Lợi, Cửu Long để sinh sống. Anh tốt nghiệp ở trường tiểu học Hồng Khám, sau khi chuyển nhà thì đến học ở trường trung học St. Louis do chị cả lựa chọn. Lúc ban đầu không thích ứng được với môi trường sinh hoạt toàn tiếng Anh nhưng sau đó cũng hòa hợp được, Lê Diệu Tường thường xuyên tham gia nhiều hoạt động của trường. Trước khi chính thức vào nghề, Lê Diệu Tường đã có niềm say mê đặc biệt với việc diễn xuất. Điển hình như lúc còn học ở trung học St. Louis, anh đã tham gia câu lạc bộ diễn xuất của trường, nhưng không hề có mục tiêu dấn thân vào giới nghệ sĩ.

Từ nhỏ đã chịu ảnh hưởng bởi suy nghĩ “đọc nhiều sách được ngồi máy lạnh” của cha, sau khi hoàn thành việc học thì lê Diệu Tường đã tìm ngay công việc văn phòng để ổn định. Việc đầu tiên của anh là làm nhân viên ở phòng kinh doanh bố trí tiết mục của TVB. Lúc ấy, anh cảm thấy mình thích hợp làm diễn viên hơn nên đã đến tòa nhà Học viện diễn xuất Hồng Kông để đăng ký, tiếc là lúc đó trường đang thi công, anh đành phải tìm con đường khác. Trùng hợp thay, anh nhìn thấy tấm poster quảng cáo khóa huấn luyện diễn xuất cấp tốc ở trung tâm giải trí Mặt Trời Nhỏ nên lập tức hăng hái đến ghi danh, thành công gia nhập vào lớp huấn luyện, cũng may mắn gặp được “Bá Nhạc” của mình – cố vấn Lý Thiêm Thắng (Thiêm ca). Biểu hiện của Lê Diệu Tường khiến Thiêm ca rất vừa ý, khen ngợi anh đã “gần với trình độ của một diễn viên chuyên nghiệp”, vì vậy ông đã đề cử Lê Diệu Tường đăng ký vào lớp đào tạo diễn viên kỳ đầu tiên của đài TVB (cùng khóa với anh còn có Châu Hải My), sau khi tốt nghiệp thì gia nhập đài TVB.

Khó khăn ban đầu (Năm 1986 đến năm 1998)[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi gia nhập TVB, Lê Diệu Tường bắt đầu đóng các vai phụ và góp mặt trên chương trình Giáo dục Hồng Kông, chủ yếu đóng vai chú bác hoặc anh họ của các ngôi sao nhí. Bộ phim đầu tiên anh tham gia là phim tình huống《Lục tạp hà giới》, ngoài ra anh còn tham gia các chương trình kịch sân khấu như《Hi Xuân tửu điếm》, 《Tài tử loạn điểm tiếu giai nhân》. Không lâu sau đó, lúc quay bộ《Ngân sắc lữ đồ》(Movie Maze 1986) anh đã quen biết với người bạn thân Lưu Thanh Vân. Có một lần đang đứng cùng rất nhiều diễn viên, Lưu Thanh Vân đột nhiên nói ra lời thoại không có trong kịch bản, cả xưởng quay chỉ có “quần chúng” Lê Diệu Tường có thể đáp lại anh, tình bạn chung chí hướng của hai người cũng bắt đầu từ đó. Sau đó anh vẫn tiếp tục đóng các vai phụ nhỏ, 《Tặc công A Ngưu》(Truyền kỳ tiểu tử 1986) là vai diễn đầu tiên của anh có tên riêng. Năm 1990, lần đầu tiên anh nhận được thư của người xem, nội dung là khen ngợi biểu hiện xuất sắc của anh với vai Chương Á Lãng (Con Gián) trong bộ《Người nơi biên giới》. Năm 1995, nhân vật Đặng Nãi Cường trong bộ《Gửi trọn tình yêu》của anh đã được đông đảo báo chí và nhà phê bình khen ngợi. Lúc ấy, anh nhận lời phỏng vấn với người chủ trì Xa Thục Mai trên chương trình radio《Weekend Float》, đây cũng là cuộc phỏng vấn trên radio đầu tiên của anh.

Trong các bộ phim《Trung Thần Thông Vương Trùng Dương》,《Anh hùng xạ điêu – Nam Đế Bắc Cái》,《Anh hùng xạ điêu 1994》và《Thần điêu đại hiệp》được chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Kim Dung, Lê Diệu Tường đã 4 lần vào vai “lão ngoan đồngChu Bá Thông, tất cả đều được đánh giá cao và trở thành một trong những vai diễn kinh điển đầu tiên của anh. Sau đó trong《Sân khấu muôn màu》, cảnh diễn Lư Chí Tài bắt chước ca sĩ La Văn đã bộc lộ khả năng cosplay của anh, tăng sức phổ biến khi tái hiện lại hình ảnh bắt chước La Văn kinh điển của mình ở các buổi biểu diễn và chương trình từ thiện của đài. Trong hai phần《Tây Du Ký》, ứng cử viên số một cho vai diễn Trư Bát Giới đã từ chối, tuy anh chỉ là ứng viên thứ hai nhưng đã tạo được hiệu ứng ngoài mong đợi. Cách diễn tự nhiên hài hước của anh đã được mọi người chú ý. Trong phim này Trư Bát Giới cũng đã có câu nói cửa miệng:

"Đa tình tự cổ không dư hận, sử hận miên miên vô tuyệt kỳ"

Hình ảnh đáng yêu ấy đã khắc sâu vào lòng người, đến nay vẫn thường được nhắc đến, thậm chí 10 năm sau (2008) anh còn quay lại chủ trì《Đại Đường Tây Du Ký》. Nhưng khi Trư Bát Giới nổi tiếng, anh đã vào nghề hơn mười năm mà vẫn không được công ty coi trọng. Vì cảm thấy phim truyền hình có giới hạn, khả năng diễn xuất cứ dậm chân tại chỗ, anh đã quyết định lấn sang thế giới điện ảnh để phát triển, cùng lúc con trai vừa mới sinh.《Lực lượng đặc biệt》là tác phẩm cuối cùng của anh trước khi đi.

Xông xáo gia nhập giới điện ảnh (Năm 1998 đến năm 2002)[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1998, sau khi hết hợp đồng với TVB, công ty không có ý định giữ anh lại, Lê Diệu Tường đã quyết định ra ngoài xông xáo gia nhập vào giới điện ảnh, tuy không phải vai chính nhưng thành tích thu về cũng tương đối lý tưởng. Vai diễn đáng chú ý nhất là Nê Bồ Tát trong chế tác lớn《Phong Vân: Hùng bá thiên hạ》cũng chính là tác phẩm chính thức đánh dấu bước tiến vào ảnh đàn của anh. Buổi đầu "nhảy sân", lượng công việc xem như tạm ổn định, biểu hiện của anh trong hàng loạt phim như《Yêu em yêu đến giết chết em》, 《Xác sống sinh hóa》, series《Âm dương lộ》và《Người khuyết tật》đều để lại nhiều ấn tượng. Cùng lúc này, Lê Diệu Tường còn nhận quay phim cho đài ATV, ví dụ như《Đài truyền hình phong vân》và《Ảnh thành bá chủ》, v.v. Nhưng thị trường điện ẩm lúc bấy giờ khá ế ẩm, anh cũng không phải kiểu diễn viên có ngoại hình thu hút, hầu hết các vai diễn anh nhận đều là phim hạng B, phim kinh phí thấp, thậm chí là nhân vật nhỏ nhặt trong "phim rác", chỉ được phát hành qua DVD chứ không được chiếu ở rạp. Trong số các bộ phim anh đã tham gia, chỉ có vai diễn Tế Lộ Tường bị bệnh động kinh trong《Người khuyết tật》là tác phẩm mà anh tương đối hài lòng.

Một thời gian sau, lượng công việc của anh bắt đầu sụt giảm, đã từng một tháng chỉ làm việc đúng một ngày, sống cuộc sống ăn bữa nay đã lo bữa mai. Thân là trụ cột của gia đình, vì để giảm bớt áp lực kinh tế, anh đã cân nhắc lại lựa chọn của mình, so với truyền hình, anh cảm thấy phương thức hoạt động của thế giới điện ảnh không thích hợp với mình, kinh nghiệm mấy năm qua cũng khiến anh hiểu được địa vị và giá trị của mình trong lòng của các nhà đầu tư. Bởi vậy anh đã nghĩ tới việc quay về TVB, chính đạo diễn Triệu Sùng Cơ và giám đốc điều hành Tăng Lệ Trân là người đã thúc đẩy anh trở lại.

Những năm đó chính là giai đoạn không mấy suôn sẻ trong sự nghiệp của Lê Diệu Tường, nhưng cũng là khoảng thời gian anh học hỏi được nhiều nhất.

Quay về TVB (Năm 2002 đến năm 2008)[sửa | sửa mã nguồn]

[[Thể loại:Thể loại:Nam diễn viên điện ảnh Hồng Kông]] [[Thể loại:Thể loại:Diễn viên truyền hình Hồng Kông]] [[Thể loại:Thể loại:Nam diễn viên thế kỷ 21]] [[Thể loại:Category:Nam diễn viên]]