Bước tới nội dung

Thành viên:Tuquyet2457/nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thành viên này được miễn cấm IP tạm thời. (verify)



TuQuyet thảo luận đóng góp 07:11, ngày 21 tháng 6 năm 2024 (UTC)


Nhà viết kịch
Phan Lương Hảo
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Phan Lương Hảo
Ngày sinh
(1928-01-18)18 tháng 1, 1928
Quê hương
Đức Thọ, Hà Tĩnh
Mất21 tháng 7, 2003(2003-07-21) (75 tuổi)
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpTác giả kịch bản
Khen thưởngHuân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Chiến thắng Huân chương Chiến thắng hạng Ba
Sự nghiệp sân khấu
Bút danhLão Hương
Vai tròtác giả kịch bản
Tác phẩmTập ca kịch chọn lọc
Giải thưởngHuy chương vàng Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc (1985, 1990)
Tặng thưởng tác giả cao tuổi của Ủy ban toàn quốc liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (1999)
Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Du (lần 1 và lần 2)
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2012
Văn học Nghệ thuật (truy tặng)

Phan Lương Hảo (18 tháng 1 năm 1928 - ngày 21 tháng 7 năm 2003; bút danh: Lão Hương) là nhà viết kịch Việt Nam, quê quán tại Hà Tĩnh, được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Phan Lương Hảo sinh tại xã Đức Xá, Đức Thọ, Hà Tĩnh, vùng đất sản sinh nhiều văn nhân chí sĩ. Năm 1948, ông nhập ngũ và ở trong quân ngũ trọn chín năm trường kỳ kháng chiến của dân tộc. Xuất ngũ, ông về công tác ở Vụ Nghệ thuật của Bộ Văn hóa. Đến năm 1962, ông trở về quê, làm cán bộ nghiệp vụ Ty Văn hóa Nghệ Tĩnh và sau này là Sở Văn hóa Hà Tĩnh cho đến ngày về hưu 1990.

Ông đã dành trọn cuộc đời còn lại cho hoạt động văn hóa văn nghệ. Ông là Hội viên Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam, ủy viên BCH Hội Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh, Nghệ Tĩnh liên tục từ khóa I đến khóa IV.[1]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Nói đến tác giả kịch bản Hà Tĩnh đầu tiên phải nói đến Phan Lương Hảo. Ông là tác giả viết kịch dài duy nhất ở Hà Tĩnh suốt từ năm 1976 đến nay. Phần nhiều tác phẩm của ông phản ánh sự kiện lịch sử và khắc họa hình ảnh nhân vật lịch sử.

Trong những năm 60 -70 thế kỷ 20, nhiều tác phẩm kịch ngắn, kịch thơ của ông đã được xuất bản và dàn dựng biểu diễn: Theo bóng nghĩa kỳ, Bóng ma lùi dần, Nối lại đường tơ, Mẹ con cô thủ kho, Chiếc cày ông Tư, Bên công sự, Trận địa mới, Gái Núi Nài, Gói quà

Đặc biệt, ông viết kịch bản Cô Tám, một nữ tướng của Phan Đình Phùng. Đó là vở kịch dài đầu tiên của ông được đoàn kịch Hà Tĩnh dựng 1973, biểu d iễn ở trong và ngoài tỉnh, được công chúng hoan nghênh. Đó cũng là cái đà để sang những năm sau này, nhiều vở dài mới được liên tục đón nhận: Chiếc đồng hồ báo thức (1984), Khúc ca rừng vải (Sau đổi là Mai Thúc Loan 1985), Khúc hát rừng thông (1986), Xôn xao rừng quế (1990), Huyền thoại núi Hồng (1998), Đi tìm rốn mỏ (2002), Trăng soi nổi oán (2002). Kịch bản của ông đã được các đoàn kịch, chèo, cải lương dàn dựng. Ở hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1985, đợt 4, vở Mai Thúc Loan của Phan Lương Hảo được đánh giá cao và đoàn kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh cùng 2 nghệ sĩ Vũ Thị Minh - Danh Cách được tặng Huy chương Vàng. Có thể nói Cô Tám, Mai Thúc Loan, Xôn xao rừng quế là ba tác phẩm tiêu biểu đã đưa ông lên vị trí tác giả kịch bản chững chạc của cả nước.[2]

Nửa thế kỷ cầm bút, Phan Lương Hảo cần cù, kiên nhẫn, say mê lao động sáng tạo. Cái độ say mê của ông, những ai ở gần ông, quen biết ông đều biết về nể phục. Ông thành công trong sự nghiệp sáng tác, ngoài những tư chất quý hóa ông có, còn sự tác động tích cực của môi trường. Ông bảo: “Quê hương và gia đình là cội nguồn”. Gia đình ông hiện có bốn người con thì ba làm về văn hóa, văn nghệ.

Ông đã được nhận Huy chương Vì sự nghiệp Văn hoá, Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Huân chương Chiến thắng hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất.

Năm 2012, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với “ Tập ca kịch chọn lọc”.

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Kịch bản sân khấu:

  • Nối lại đường tơ (1960)
  • Cô thủ kho (1966)
  • Bóng đa đầu làng (1967)
  • Bên công sự (1975)
  • Gói quà (1979)
  • Chuông đồng hồ báo thức (1984)
  • Mai Thúc Loan (1985)
  • Khúc hát rừng thông (1986)
  • Xôn xao rừng quế (1990)
  • Huyền thoại núi Hồng
  • Theo bóng nghĩa kỳ
  • Bóng ma lùi dần
  • Mẹ con cô thủ kho
  • Chiếc cày ông Tư
  • Trận địa mới
  • Gái Núi Nài...

Sách:

  • Tập ca kịch chọn lọc

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Huy chương vàng Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc (1985, 1990)
  • Tặng thưởng tác giả cao tuổi của Ủy ban toàn quốc liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (1999)
  • Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Du (lần 1 và lần 2)

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Nhà viết kịch Phan Lương Hảo”. Văn hóa Nghệ thuật Hà Tĩnh. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ “Phan Lương Hảo, người dành cả đời mình cho vốn liếng văn hóa dân gian xứ Nghệ”. Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]