Bước tới nội dung

Trương Tuyết Mai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhạc sĩ
Trương Tuyết Mai
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
19 tháng 7, 1944 (79 tuổi)
Quê hương
Sông Cầu, Phú Yên
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Sự nghiệp âm nhạc
Dòng nhạcNhạc cách mạng, Nhạc trữ tình
Ca khúcXe ta ơi lên đường
Rừng với tình em
Huế tình yêu của tôi
Nơi ấy điểm hẹn
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2022
Văn học Nghệ thuật

Trương Tuyết Mai sinh ngày 19-7-1944, quê thị trấn Sông Cầu, Phú Yên, là nhạc sĩ Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2022.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1954, Trương Tuyết Mai tập kết ra Bắc, học Trường Miền Nam, số 8 Hải Phòng. Năm 1965, Trương Tuyết Mai tốt nghiệp môn flute (sáo sắt) ở Trường Âm nhạc Việt Nam, về công tác tại dàn nhạc Đài Phát thanh Giải phóng (CP90). Từ năm 1974, bà phục vụ tại chiến trường Trị - Thiên và Khu V trong Đoàn ca nhạc Đài Phát thanh Giải phóng; từ năm 1975 đến 1981, làm việc tại dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, sau chuyển sang làm biên tập âm nhạc tại Đài Tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh.[1]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Trương Tuyết Mai tốt nghiệp môn flute (sáo sắt) nhưng bà tự học, tự mày mò và tìm học theo các bậc thày để bước trên con đường sáng tác... Năm 1967, bản hành khúc nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình gây xúc động đó là “Xe ta ơi lên đường” của bà vang lên trên Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam. Bản hành khúc có âm hưởng dân gian miền Trung chất chứa tình yêu quê hương đất nước. Sau đó, bà còn có những bài hát khác về đề tài đấu tranh cách mạng, theo thể hành khúc như: “Thừa thắng ta đi”(1967), “Tiếng hát nữ pháo binh Long An” (1969), “Đường yêu nhất – đường ra mặt trận” (1969), “Giữ vững mạch máu Tổ Quốc” (1970), “Hành khúc công nhân” (1974), “Đà nẵng ơi hát lên” (1975)…

Năm 1985, bà đến với Huế, đây chính là nơi làm tên tuổi Trương Tuyết Mai một lần nữa sáng lên với bài hát “Huế tình yêu của tôi” (cảm hứng từ thơ Đỗ Thị Thanh Bình). Đây có thể là bài hát được nhiều người, đủ các lứa tuổi nhắc đến, thích hát và thích nghe nhất trong gần 30 năm qua. Bài hát sử dụng chất liệu dân gian ấm áp, mượt mà, sâu lắng và quen thuộc của xứ Huế đầy ắp tính tự sự nội tâm, một tình yêu tha thiết với một bút pháp chuyên nghiệp. Bài hát như một mốc son, đánh dấu một giai đoạn mới của ca khúc về Huế sau năm 1975.[2]

Bà có đến trên 300 bài hát trong gia tài sáng tạo của mình, không ít người coi bà là con chim đầu đàn trong những nữ nhạc sĩ Việt Nam. Nhưng không chỉ có thế, bà còn là tác giả thơ và văn xuôi. Cuốn “Nghe trăng” (thơ) và cuốn “Lật từng mảnh ghép” (văn xuôi) cho thấy bà có khả năng sáng tạo đa dạng thể loại. Dĩ nhiên, âm nhạc vẫn là thế mạnh hơn cả. Có lẽ sự thôi thúc mạnh mẽ của bản năng cộng với khát vọng, đam mê và ý chí, nghị lực Trương Tuyết Mai đã vượt qua các rào cản và số phận cũng mỉm cười với bà ngay bài hát đầu tiên, “Xe ơi ta lên đường” được các đàn anh đánh giá cao.

Tối 19-4-2014, đêm nhạc Trương Tuyết Mai - Nửa thế kỷ âm nhạc được tổ chức tại Nhà hát Bến Thành, Thành phố Hồ Chí Minh.[3]

Năm 2022, bà được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với cụm tác phẩm: Xe ta ơi lên đường; Rừng với tình em; Huế tình yêu của tôi; Nơi ấy điểm hẹn.[4]

Tác phẩm âm nhạc và văn học[sửa | sửa mã nguồn]

1. Ca khúc nổi bật:

  • Xe ta ơi lên đường
  • Rừng với tình em
  • Huế tình yêu của tôi
  • Nơi ấy điểm hẹn
  • Thừa thắng ta đi (1967)
  • Tiếng hát nữ pháo binh Long An (1969)
  • Đường yêu nhất – đường ra mặt trận (1969)
  • Giữ vững mạch máu Tổ Quốc (1970)
  • Hành khúc công nhân (1974)
  • Đà nẵng ơi hát lên (1975)
  • Lãng đãng đêm Cần Thơ
  • Tặng người trồng lúa Vũng Liêm
  • Vòng tay người mẹ Hậu Giang
  • Với Lương Hòa, Long Mỹ quê em
  • Tình yêu tôi Trà Ôn và Phương Nam

2. Tuyển tập nhạc:[1]

  • Huế - Tình yêu của tôi (NXB Cửu Long, 1996)
  • Sao anh không là (NXB Âm nhạc, 1990)
  • Rừng với tình em (NXB Âm nhạc, 1996)
  • Trương Tuyết Mai – Tuyển tập ca khúc (NXB Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh, 2004)
  • Tình yêu của tôi (tuyển tập nhạc, NXB hội Nhà văn, 2014)

3. Văn xuôi:[1]

  • Lật từng mảnh ghép (tự truyện. NXB hội Nhà văn, 2014)
  • Bạn bè và Trương Tuyết Mai (NXB Hội Nhà văn, 2014)

4. Thơ:[1]

  • Một nửa của anh (NXB Văn Nghệ TP HCM, 2006)
  • Lá vỡ (NXB Văn Nghệ TP HCM, 2008)
  • Nghe trăng (NXB Văn học, 2009)
  • Gọi thầm (NXB Hội Nhà văn, 2013)
  • Mắc Cạn (thơ, NXB Hội Nhà Văn, 2018)
  • Gập ghềnh khúc đau (thơ, NXB Hội Nhà Văn, 2020)

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d “TÁC GIẢ TRƯƠNG TUYẾT MAI”. Tác gia Việt Nam. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ “Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai: Vẫn tươi xanh sau những đoạn trường”. Đại đoàn kết. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ “Trương Tuyết Mai - Nửa thế kỷ âm nhạc”. Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ “87 tác giả, đồng tác giả được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2022”. TTXVN. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2024.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]