Thảo luận:Đạo Cao Đài/Lưu 1

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Tnt1984 trong đề tài Quá nhiều thứ linh tinh

Giáo lý đạo này không mang tính triết lý. Nó là sự tổng hợp một cách bừa bãi nhiều giáo lý các đạo khác. Cách thức tuyên truyền và hành lễ mang nhiều tính mê tín dị đoan nhiều hơn là tôn giáo. Không hiểu sao vẫn có người theo. Với mớ giáo lý kiểu này chỉ tuyên truyền được trong các tầng lớp dân cư có học vấn thấp, mang tính địa phương. IP User:220.231.119.143

Chưa có tiêu đề[sửa mã nguồn]

Tất cả các lý do bên trên không có một lý do nào ngăn cấm đề tài về tôn giáo này được viết vào Wikipedia. Mekong Bluesman 12:20, ngày 09 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Hình như thành viên vô danh đó không hề nói đến chuyện đề tài này có được hay không được viết vào Wikipedia. Xin Mekong chớ bực tức, và xin bạn vô danh chớ giận. Hai người nói về các chủ đề khác nhau. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 12:52, ngày 09 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi đã viết lại lời thảo luận của thành viên vô danh, và 1 ít thảo luận của Mekong Bluesman theo quy tắc về thái độ văn minh trong thảo luận trên Wikipedia. Tuy nhiên, tôi ủng hộ các sửa đổi của bài viết này trên phương diện (cách nhìn) của một người không theo tôn giáo Đạo Cao Đài để bài viết có tính trung lập, khách quan. Vietbio 13:22, ngày 09 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi có 2 điều muốn nói:
  1. Tôi không đồng ý về việc viết lại lời thảo luận của người khác (ngoại trừ sửa chính tả...)
  2. Tôi không "bực tức" khi tôi viết các câu trên. Tôi chỉ muốn nói là các lý do nêu trên của thành viên vô danh đó không có nghĩa là bài này không được viết ra. Nếu, tôi chỉ nói nếu, nó không mang tính chất triết học mà không ai viết ra thì sao biết được là nó không có tính chất đó?!!!
Nếu vì lối viết của tôi gây ra sự hiểu lầm và làm thành viên đó, hay bất cứ thành viên nào, giận và cảm thấy bị vi phạm thì người đó có thể viết lại cho tôi. Tôi, lúc đó, sẽ phải biện minh cho lời và ý của tôi; nếu tôi làm sai hay nói sai thì tôi phải xin lỗi; nếu tôi vi phạm quy luật của Wikipedia thì các sysop, sau một biểu quyết, nên ngăn cấm tôi một thời gian. Thay đổi các gì đã được viết làm cho các người đọc sau không hiểu vấn đề. Do đó, tôi đề nghị mang lại những gì thành viên đó và tôi đã viết. Hay là tôi phải mang chúng lại chính tôi?
Mekong Bluesman 20:42, ngày 09 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Nhưng anh hiểu rằng lời thảo luận của thành viên vô danh vừa rồi sẽ có thể làm mẫu thuẫn 1 bộ phận các thành viên trong cộng đồng bằng. Tôi không sửa lời anh viết mà chỉ bỏ phần anh đã trích dẫn của ng khác. Tôi nghĩ việc này ko có gì nghiêm trọng mà chỉ là do 1 thành viên sử dụng lời lẽ không tôn trọng người khác. Anh có cho rằng chúng ta cần thiết giữ lại cả những lời lẽ xúc phạm ng khác trên Wikipedia?. Chúng ta ko thể cấm các thành viên IP trong 1 thời gian dài được. Vietbio 21:57, ngày 09 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Để chúng ta có thể làm việc một cách có hiệu quả, việc cấm một thành viên hay một IP phải là giải pháp cuối cùng sau nhiều warning. Đối với các lời và ý xúc phạm đến cá nhân (vì tư tưởng, tôn giáo, văn hóa, sắc tộc, lối sống...) chúng ta có rất nhiều cách giải quyết:

  • Toàn thể hay một số lớn thành viên lên tiếng phủ nhận các lời và ý quá khích (radical) đó
  • Dùng mã <strike>, như lời xấu, để gạch bỏ các lời và ý đó.

Làm như thế các người sau hiểu là chúng ta làm gì và tại sao lại làm. Khi viết lại hay xóa bỏ các bình luận thì các người đọc sau sẽ không hiểu và sẽ có thể lặp lại các lỗi đó. Đó là không nói đến khi sửa đổi hay xóa bỏ làm sai hay mất ý nghĩa nguyên thủy của cuộc thảo luận -- một hình thức của viết lại lịch sử.

Nhưng, quan trọng nhất, là nên hiểu bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ làm lỗi, ít hay nhiều. Lỗi có thể là cố tình (cố tình vi phạm các cá nhân hay một nhóm khác) hay có thể là vô tình (lời văn yếu làm mọi người hiểu lầm, lời văn không yếu nhưng có người hiểu lầm). Trong trường hợp này thì nên không xóa bỏ vì khi các lời nguyên thủy được giữ thì các lỗi lầm có thể được học và xem xét bởi các người khác. Đó là không nói đến các thảo luận và xin lỗi bởi người viết cũng như người đọc để họ có thể hiểu ý của nhau hơn và sẽ ít lặp lại các lỗi đã làm.

Thành ngữ tiếng Anh có câu sweeping the dirt under the rug, quét bụi bẩn để dấu dưới thảm để làm đẹp nhưng bụi bẩn vẫn nằm trong nhà.

Mekong Bluesman 05:28, ngày 10 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Vì anh cho đó là cần thiết nên tôi đã đem lịch sử (rác) về lại cho anh và chúng ta.:D Vietbio 15:24, ngày 10 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi và Vietbio, trong cộng đồng này, cảm thấy lời thảo luận đầu tiên của thành viên User:220.231.119.143 đã vi phạm tinh thần của thái độ văn minh của Wikipedia. Do đó tôi và Vietbio đã đồng ý gạch xóa lời thảo luận đó. Chúng ta, sau cuộc thảo luận bên trên, không xóa bỏ nó hoàn toàn vì chúng ta muốn để lại di tích cho các người đọc sau này hiểu tại sao chúng ta không đồng ý với lời phát biểu đó của User:220.231.119.143. Mekong Bluesman 09:25, ngày 11 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Xin cho biết ai là tác giả của chủ đề này. Người trong đạo hay ngọi đạo Thach Khe06:03, ngày 7 tháng 3 năm 2006

Số lượng tín đồ[sửa mã nguồn]

Trong bài không thấy đề cập tới số lượng tín đồ của đạo này.Gái coi mấy cái link,gồm cả link tới trang chủ của đạo,nhưng cũng thấy nói tới số lượng tín đồ.Có bác nàocó số liệu này không ạ?

--redflowers 17:05, ngày 7 tháng 7 năm 2006 (UTC)--Trả lời

Theo Wikipedia English, con số tín đồ Cao Đài được ước lượng từ khoảng 2 đến 3 triệu, có nguồn ước lượng con số này lên đến 8 triệu (unlikely, to me). Ở hải ngoại, có khoảng 30.000 tín đồ Cao Đài (Việt Kiều). Thị Phi 14:27, ngày 14 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tại sao Đạo này coi Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tôn Trung Sơn và Victor Hugo là Thánh? Xin giải thích. thảo luận quên ký tên này là của 222.254.202.72 (thảo luận • đóng góp).

Tôi thấy có bạn phát biểu rất đúng nhưng tại sao lại bị gạch bỏ thì thật đáng tiếc. Đạo Cao đài tổng hợp một cách hỗn tạp vô ý thức từ nhiều đạo, họ không hiểu cái mình thờ. Thậm chí họ chẳng hiểu vì sao lại thờ 1 con mắt trong khi thật tế ai ai cũng biết đó là để thấy hình ảnh thì cần phải có sự chỉ đạo của não bộ. Nếu không như vậy thì chẳng khác nào bạn mua mắt heo ở chợ về ăn, chẳng có ý nghĩa gì. Đạo này cho rằng đã "có trước khi nó được phát hiện". Vậy thì trong khoảng thời gian trước khi được phát hiện người ta ngu mị chưa khám phá ra à? Một điều thực tức cười là 3 ông thánh thì trong đó có 1 ông là nhà văn ở bên Tây, 1 ông là bên Tàu, một bên là ở Việt Nam. 3 ông này không biết trau đổi với nhau làm sao được tui phải công nhận hay, vì theo tui học thì Victor Hugo không biết nói tiếng Hoa.

=> Nhiều chi tiết quá vô lý, đủ để xem nó là một tà giáo. Nói cho cùng thì như truyện cười của 1 bạn gì đó: "Mày có 2 mat còn khong thấy huống chi tao có MỘT MẮT"

theo tôi tìm hiểu về đạo CAO ĐÀI thì 3 vị thánh là Hugo, Bỉnh Khiêm, Dật Tiên mà tôn giáo CAO ĐÀI thờ. đó là sự tích tụ giữa văn hóa Đông và Tây tạo nên sự thống nhất trong đạo. tương ứng với vị chí của 3 người đó cũng nói nên sự hòa hợp trong chính bản thân tôn giáo này.

Phần thêm vào của 222.255.114.170[sửa mã nguồn]

Tôi cho phần thêm vào từ địa chỉ 222.255.114.170 vào trang thảo luận để xét xem có vi phạm bản quyền không, đồng thời tránh làm cho bài quá dài và loãng. Nguyễn Thanh Quang 11:01, ngày 5 tháng 12 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sửa đổi của Lethilanh[sửa mã nguồn]

Thành viên:Lethilanh đã xóa phần thể loại và liên kết các ngôn ngữ khác và thêm một đoạn chép nguyên văn từ http://www.personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv/tvrttbvdcI.htm. An Apple of Newton thảo luận 13:30, ngày 6 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xin chỉ giùm![sửa mã nguồn]

Tôi đã dịch gần xong bài này từ Wiki English. Có điều, không biết làm sao để 2 hình (hình cầu và hình 3 ông thánh) hiện ra như bên phần tiếng Anh. Help! Thị Phi 11:29, ngày 15 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đã thay bằng hình trên Commons mà tôi đã tải lên, về các hình chưa có trên Commons, bạn phải vào WP tiếng Anh để tải về rồi tải lại lên WP tiếng Việt. Nguyễn Thanh Quang 12:24, ngày 15 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời
Thì ra là vậy! Thanks!

Thị Phi 14:14, ngày 15 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

==

Tôi đã bỏ phần tiếng Nôm[sửa mã nguồn]

Lý do: thời chữ Nôm làm gì có chữ Hán giản thể mà ai đó đã viết "Đạo Cao Đài: tiếng Nôm: 教高台". Thị Phi 03:18, ngày 18 tháng 5 năm 2007 (UTC)  Trả lời

Thành lập năm nào[sửa mã nguồn]

Đạo Cao Đài chính thức thành lập năm nào? Có tài liệu cho rằng đạo này thành lập đêm Noel 24/12/1925. NAD 0108 16:48, ngày 21 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Còn một điều nữa, bố cục bài này lủng củng quá. Thiếu hẳn phần lịch sử ra đời và phát triển. Các phần như "thánh kinh", "biểu tượng", "các vị thánh", "thứ bậc thiêng liêng"... có thể gộp vào phần "giáo lý cơ bản" không?

Có lẽ cần viết lại rất nhiều. NAD 0108 17:51, ngày 21 tháng 7 năm 2007 (UTC)NAD 0108Trả lời

Kính chào quý hiền[sửa mã nguồn]

Thạch Khê đã có đọc một số bài viết ở trên của quý hiền. Không ngờ trên trang này lại có những lời..."Thị phị" như vậy. Thật buồn cho quý hiền thay! Kính chúc quý hiền thâm tâm an lạc để có được những lời hòa ái! Giáo lý Cao Đài là một giáo lý tổng hợp thể hiện tinh thần Vạn Giáo Nhất Lý, sở dĩ nói như vậy vì nhìn chung các tôn giáo đều hướng về Chân Thiện Mỹ và đều mong muốn nhân loại sống trong tình Thương yêu.

Thachkhe2005 03:46, ngày 28 tháng 7 năm 2007

Thachkhe2005 không hài lòng về những câu nào bên trên, hãy nói ra và đưa ra lý do để cộng đồng biết và có cách giải quyết. Còn xóa thảo luận mình không thích không phải là một cách giải quyết. Mekong Bluesman 12:35, ngày 28 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lời đề nghị Cộng Đồng Wiki[sửa mã nguồn]

ThachKhe có xem hồi đáp của Cộng Đồng Wiki. Đọc các bài viết về Đạo Cao Đài cũng như các thảo luận liên quan, ThachKhe thấy nội dung thật sự chưa có tính thuyết phục, vì:

  • Các bài viết nói về Đạo Cao Đài không được người tín hữu Cao Đài nói ra (người khác không nghiên cứu về Cao đài thì sẽ có những bài viết sai lệch -> chủ quan -> không đúng tinh thần của Wiki).
  • Các bài viết tại trang thảo luận hầu hết dùng lời bóng gió -> không đúng với tin thần người tìm hiểu.

Hơn nữa, nếu tín hữu Cao Đài viết bài về Đạo Cao Đài thì được chỉnh sửa một cách vô ý bởi người khác. Đây là tự do ngôn luận (tính mở) của cộng đồng Wiki ???

Thachkhe2005 11:29, ngày 6 tháng 8 năm 2007

ThachKhe cần xem lại, đâu cần phải là tín đồ Cao Đài mới viết nổi bài này. NAD 12:40, ngày 6 tháng 8 năm 2007 (UTC)NADTrả lời

...và tất cả mọi người biết về mục đề A đều có thể đóng góp vào các bài về mục đề A đó, không cần phải là một "tín hữu của A" (vì có nhiều tín hữu của A nhưng vì trình độ viết cho Wikipedia hay trình độ nghiên cứu về A thấp vẫn không viết được). Còn về các sự viết sai, viết chủ quan, viết đả kích..., như Thachkhe2005 nói, thì đã có các người chú ý đến đề tài này sửa. Và, như tôi đã viết bên trên, "Thachkhe2005 không hài lòng về những câu nào bên trên, hãy nói ra và đưa ra lý do để cộng đồng biết và có cách giải quyết". Ngoài ra, tôi muốn nhắc là Thachkhe2005 nên ký tên sau các thảo luận của mình (bằng cách gõ 4 dấu ~ liên tiếp). Mekong Bluesman 15:17, ngày 6 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hồi đáp về giải thích từ cộng đồng Wiki[sửa mã nguồn]

Kính chào quý vị! ThachKhe đã được đọc những lời giải thích từ quý vị. Xin chân thành cảm ơn - ThachKhe sẽ chú ý về cách giải quyết và kỹ thuật khi viết bài, ThachKhe không có ý kiến gì thêm. Kính chúc quý vị và khách viếng thăm an lạc. Chào hoan hỷ! Thachkhe2005 03:19, ngày 14 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Góp ý với tác giả[sửa mã nguồn]

Tôi đã sửa Phạm Công Tắc lại là Hộ Pháp Phạm Công Tắc và cả cụm từ theo sau cho bớt "agressive" một tí. Xin tác giả thông cảm. Còn một điều nữa: Tác giả viết: "Một tín đồ Cao Đài nếu thường tham gia các hoạt động của đạo và có năng lực thích hợp sẽ được giữ chức vụ tương ứng. Tên các chức danh đó bao gồm: "giáo sinh", "giáo sĩ","chánh hội trưởng", chính trị sự... (đứng đầu một cơ sở đạo), "thủ bổn" (thủ quỹ), v.v." Tôi chỉ xin góp ý chỗ này thôi, không sửa. Giáo sinh, Giáo Sĩ, Chánh hội Trưởng là tên xưng hô không chính thức - có lẽ được dùng ở các chi phái. Còn Chánh Trị Sự là một chức danh cụ thể trong hành chánh của Cao Đài. Không thể liệt kê lẫn lộn như thế được. Nếu tác giả không phiền tôi xin được điều chỉnh thêm một số điểm nữa. Tác giả nghĩ sao?~.

Thành viên:Tuchon3/9/2007

Gởi huynh/ty Tuchon[sửa mã nguồn]

Kính huynh/tỷ Tuchon

Xem qua phần lịch sử trang này, tôi thấy huynh/tỷ có lược bỏ đoạn (cải sửa chơn truyền đạo). Đây là phần đệ đã buộc phải cố ý thêm vào!

Đệ nghĩ rằng huynh/tỷ đã biết đến bài Thánh thi được in trong "Thánh ngôn hiệp tuyển" (quyển 1):

Bắt ấn trừ yêu đã tới kỳ

Ngọc Hư định sửa mối Thiên thi

Cửu Trùng không kế an thiên hạ

Phải để Hiệp Thiên đứng trị vì...

Ở đây đệ xin phép không bày tỏ lập trường đúng-sai, Thánh ý hay tà tâm của bài thi này (và một số Thánh giáo khác) mà chỉ thông qua câu "Ngọc Hư định sửa mối Thiên thi" để xác định rằng trong giai đoạn này, tại Tòa Thánh Tây Ninh Đức Hộ Pháp đã có sự cải sửa về chơn truyền đạo khác với (nếu không muốn nói là trái ngược) với các Thánh giáo trước đó (được thể hiện qua Pháp Chính Truyền và Tân Luật).

Và sự thực, lúc bấy giờ Đức Hộ Pháp đã đưa 6 vị Thời quân Hiệp Thiên Đài sang Cửu Trùng Đài nắm giữ quyền hành 3 Chính Phối Sư và 3 Chưởng Pháp. Sau đó, bản thân Đức Hộ Pháp cũng chưởng quản nhị hữu hình đài.

Đề cập đến vấn đề này, đệ không chủ tâm khơi gợi sự đau lòng, chia rẽ trong gia đình Đại Đạo hay phê phán Đức Hộ Pháp.

Nhắc đến một sự thật, một giai đoạn trong lịch sử Đại Đạo để lý giải phần nào (lý giải chứ không phải biện minh) sự phân hóa của cơ đạo.

Là người học đạo, biết đạo, đệ không muốn nhìn sự việc, hiện tượng một cách hời hợt qua vẻ bên ngoài mà phải hiểu rõ cơ duyên nào dẫn đến thực trạng ngày nay. Nói cách khác, cần phải biết các vị hướng đạo tiền bối đã gieo những nhân nào để chúng ta ăn quả hôm nay. Và bản thân tôi cũng mong muốn rằng những ai tìm về đạo Cao Đài trên trang wiki này biết được điều đó.

Tiếc rằng một số nhà nghiên cứu về lịch sử Cao Đài lại tránh né và chủ trương né tránh lịch sử làm cho kẻ hậu học - những người muốn tìm hiểu, học đạo và nhập đạo tu hành - một sự thắc mắc, mơ hồ, hoài nghi và mất phương hướng...

Lý tưởng 'thương yêu' và 'đại đồng' của đại đạo rất cao thượng.

Nhưng khi đọc qua tác phẩm 'lịch sử đạo Cao Đài' của ngài Đạo trưởng Huệ Nhẫn - Cơ quan phổ thông giáo lý đại đạo - biên soạn và phát hành, người đọc không khỏi thắc mắc tại sao vô duyên vô cớ mà quý Anh Lớn Phối Sư Thái Ca Thanh, Nho Chưởng Pháp Trần Đạo Quang, Chính Phối Sư quyền Đầu Sư Ngọc Trang Thanh và Thượng Tương Thanh... lại rời Tòa Thánh Tây Ninh để... tiếp tục hành đạo? Tại sao vô duyên vô cớ mà người Pháp lại đưa Đức Hộ Pháp sang Madagascar? Tại sao Đức Hộ Pháp lại phải lánh sang Cao Miên? v.v...

Với hơn 70 năm của cơ phân hóa, thiển nghĩ mỗi người Đạo cần phải có 'đại hùng' để nhìn lại căn duyên của của sự phân chi rẽ phái, phải có 'đại lực' để thiệt hiện cơ hòa hiệp, và 'đại từ bị' để cùng nhìn nhận nhau là con chung của Đức Thượng đế Cao Đài với tâm niệm:

Chúng con thảy là con Thượng đế

Nguyện thân này trọn để thờ Cha...

Hơn nữa, ngày nay quý chức sắc tiền khai đều đã quy hồi cựu vị, trần duyên đã dứt thì công đức hành tàng đã hiển lộ... ấy cũng là duyên may để chúng ta có dịp chiêm nghiệm và lựa chọn hướng đi cho mình trên đường tu học.

Đôi dòng quấy quá bày tỏ cùng huynh/tỷ. Mong được trao đổi thêm.

Vườn Trúc 04:13, ngày 27 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

CẦN GỌI TÊN CHO ĐÚNG[sửa mã nguồn]

bài viết từ wiki phần

Đạo Cao Đài có ba thánh kinh chủ yếu:

1. Thánh Ngôn Hiệp Tuyển (quyển 1) 2. Tân Luật - Pháp Chính Truyền (được xem như hiến pháp của tôn giáo Cao Đài) 3. Kinh cúng Thiên Đạo và và Kinh cúng Thế Đạo Những chi phái khác nhau có thể có thêm những bài kinh khác


NHẬN ĐỊNH VÀ ĐỀ NGHỊ 
A- NHẬN ĐỊNH 

Bài viết nầy có mấy điểm KHÔNG CHÍNH XÁC.

1- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

a- Ngay lời tựa của Thánh Ngôn Hiệp Tuyển quyển một dòng 1 trang 06. Bản in năm 1928 có viết rõ:

Nay Hội Thánh nhơn công trích lục những Thánh Ngôn nào giáng cơ dạy đạo rồi in làm hai bổn để truyền bá cho mọi người thông hiểu ….

Thực tế thì đến năm 1963 Hội Thánh có in THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN QUYỀN 2. Thánh Ngôn Hiệp Tuyển LÀ THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN đúng như tên gọị; không phải Thánh Kinh (tự tiện đổi tên là thái độ KHÔNG NGHIÊM TÚC).

b- Nơi Bát Quái Đài tại Toà Thánh Tây Ninh tại cung Khảm “ Hướng Chánh Nam” còn Thể pháp gồm 02 quyển Thánh Ngôn …

c- Hội Thánh Cao Đài “ khi chưa giải thể” có ra bán Nguyệt San Thông Tin. Thông tin số 77 phát hành ngày 10-5 Quí Sữu “ 1973” nơi trang 02 dòng 23 có nói rõ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển tức là Thiên Thơ vậy. “ lời Phạm Hộ Pháp”

d- Cũng trong Thông Tin số 77 phát hành ngày 10-5 Quí Sữu “ 1973” nơi trang 02 dòng 20 còn nói rõ Pháp Chính Truyền ở trong Thiên thơ mà ra còn chú giải là nói rõ phần quyền hành … “ lời Phạm Hộ Pháp”.

2- Pháp Chính Truyền và Tân Luật.

Tôn Giáo Cao đài phân định Pháp và Luật rất rõ ràng....

Pháp ở trên Luật

Luật không được trái với Pháp....

Pháp Chính Truyền mới là Hiến Pháp của Đạo Cao Đài. "PHÁP"

Còn Tân Luật thì cho phép chỉnh đốn " LUẬT"

Bài viết:

Tân Luật - Pháp Chính Truyền (được xem như hiến pháp của tôn giáo Cao Đài)

Là không chính xác lẫn lộn Pháp và Luật


3- KINH THIÊN ĐẠO VÀ THẾ ĐẠO. Theo Đạo sử Quyển 2 do Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu biên soạn Hội Thánh Cao Đài nhìn nhận và ấn hành nơi trang T. 237: 29-7-B.D. “ Bản in Hoa Kỳ”. có ghi rõ:

….Như Nhãn hiền đồ Thầy không muốn nói với con bằng tiếng Hớn Ngôn vì tiếng An Nam từ đây Thầy cho là Chính Tự đặng lập Đạo của Thầy nên buộc phải nói rõ ràng với con. Thời kỳ dấu diếm Thiên cơ đã qua rồi…

@@@

Vậy Chính tự của Đạo Cao Đài là TIẾNG AN NAM.

Mà trong tiếng An nam thì chữ KINH có nhiều nghĩa …

Sau khi khai đạo một thời gian gần 10 thì ĐẠO CAO ĐÀI MỚI CÓ KINH THIÊN ĐẠO VÀ THẾ ĐẠO " năm 1936"

Tên chính xác: KINH THIÊN ĐẠO VÀ THẾ ĐẠO " 06 chữ".

Còn gọi “ Kinh CÚNG Thiên Đạo và Kinh CÚNG Thế Đạo “ 09 chữ " là sai


B- ĐỀ NGHỊ

Nên viết chính xác như sau:

Đạo Cao Đài có các Kinh Sách chủ yếu:

1. Thánh Ngôn Hiệp Tuyển (quyển 1 và quyển 2)

2. Pháp Chánh Truyền (được xem như hiến pháp của tôn giáo Cao Đài)

3. Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo

Những chi phái khác nhau có thể có thêm những kinh sách khác

Caocanhtan (thảo luận) 03:00, ngày 4 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Caocanhtan, tôi đã sửa theo ý của bạn. Có một câu hỏi là "Tân Luật" đã bị xóa đi thì giờ nên đặt nó vào đâu cho phải?Tmct (thảo luận) 09:56, ngày 4 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

TÂN LUẬT ĐỂ THẾ NÀO?[sửa mã nguồn]

Có một câu hỏi là "Tân Luật" đã bị xóa đi thì giờ nên đặt nó vào đâu cho phải?Tmct (thảo luận) 09:56, ngày 4 tháng 2 năm 2008 (UTC)

Bạn có thể viết thêm số 4:

1. Thánh Ngôn Hiệp Tuyển (quyển 1 và quyển 2)

2. Pháp: Pháp Chính Truyền (được xem như hiến pháp của tôn giáo Cao Đài)

3- Luật: căn bản có Tân Luật; Đạo Luật;…

4. Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.

Những chi phái khác nhau có thể có thêm những bài kinh khác.

(Thành thật xin lỗi là đã để sót TÂN LUẬT … cám ơn bạn)

Caocanhtan (thảo luận) 16:19, ngày 4 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

ĐỀ NGHỊ XEM LẠI PHẦN TỔ CHỨC...[sửa mã nguồn]

NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH.

BÀI TỪ WIKI...

Cấu trúc tổ chức của Đạo Cao Đài gồm có ba đài riêng biệt:

• Hiệp Thiên Đài: cơ quan Tư pháp đạo - gìn giữ luật lệ đạo Cao Đài, có quyền độ rỗi chúng sanh;

• Cửu Trùng Đài: cơ quan Hành Pháp - thực hiện hành chính đạo, có quyền cầu rỗi cho chúng sanh; và

• Bát Quái Đài: cơ quan Lập Pháp - nắm quyền siêu rỗi. Đứng đầu Cửu Trùng Đài là "Giáo Tông",bên dưới Giáo Tông có một loạt các phẩm cấp như: Chưởng Pháp, Đầu sư, Phối sư... Đứng đầu Hiệp Thiên Đài là "Hộ Pháp", bên dưới có các phẩm cấp như: Thượng Phẩm, Thượng Sanh, Thập nhị thời quân.... Đứng đầu Bát Quái Đài là Thượng Đế.

Khi xưng hô với nhau, tín đồ Cao Đài sử dụng các từ "huynh', "đệ", "tỷ", "muội" (tức là anh chị em một nhà), tuỳ theo Thiên chức (giáo phẩm), tuổi tác, giới tính. Khi kính cẩn, họ còn thêm "Hiền" phía trước những đại từ nhân xưng trên ("hiền huynh", "hiền tỷ"...).

A NHẬN XÉT ĐOẠN VĂN.

Viết không chính xác nhiều điểm …...

điển hình như sự phân quyền của Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài thì mỗi Đài có đến 02 quyền chớ không phải chỉ một quyền

B- ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH.

Về Hình Thức Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có 03 Đài:

- Bát Quái Đài.

- Hiệp Thiên Đài.

- Cửu Trùng Đài.

Đạo Nghị Định thứ sáu lập ngày 03-10- Canh Ngọ "1930" có ghi rõ

Ba Hội Thánh: Hội Thánh Bát Quái Đài, Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài.

Cả ba Hội Thánh nầy gộp lại là Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

I- Bát Quái Đài:

Cả giáo pháp và Luật Pháp của Đạo Cao Đài do Bát Quái Đài mà ra.

Bát Quái Đài là hồn của Đạo do Đức Chí Tôn vi chủ.

Về Thể pháp qua kiến trúc là một toà bữu điện kiến trúc theo hình bát quái (08 góc).

Trong kiến trúc Bát Quái Đài có 03 phần:

1- Phần lộ thiên: Đứng bên ngoài Đền Thánh vẫn thấy được

2- Phần nội điện: Có Quả Càn Khôn trên đó có bố trí Thiên Nhãn, 3072 ngôi sao … là nơi thờ phượng Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng.

3- Tầng hầm: còn gọi hầm tàng bữu khanh …

II- Hiệp Thiên Đài:

Hiệp Thiên Đài là chơn thần của Đạo.

Là cửa để vào nước Trời.

Đức Chí Tôn chủ quản Hiệp Thiên Đài. (1)

Đức Hộ Pháp là Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài. (2).

Có 02 sở dụng: Sở dụng thiêng liêng và Sở dụng phàm trần. (3)

1- Sở dụng thiêng liêng:

Làm trung gian cho Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài bằng cơ bút “Thông công”

(Tuy nhiên trong thể pháp qua kiến trúc thì Hiệp Thiên Đài là KHÔNG Ở GIỮA hai đài. Khi bước vào Toà Thánh hay Thánh Thất thì vào Hiệp Thiên Đài trước rồi đến Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài)

2- Sở dụng phàm trần:

Truyền bá và bảo thủ luật pháp chơn truyền.

Trong sở dụng phàm trần Hiệp Thiên Đài có 02 quyền: - Quyền Tư Pháp. (4).

- Quyền Lập Pháp (5).


3- Nhân sự Hiệp Thiên Đài phân chia theo 03 chi: Pháp; Đạo; Thế.

a- Chi Pháp.

"Hiệp Thiên Đài dưới quyền Hộ Pháp Chưởng Quản, tả có Thượng Sanh, hữu có Thượng Phẩm, phần của Hộ Pháp Chưởng quản về Pháp". 

Dưới quyền Hộ Pháp có bốn vị: Tiếp Pháp Khai Pháp Hiến Pháp Bảo Pháp

b- Chi Đạo: Thượng Phẩm thì quyền về Đạo, dưới quyền: Tiếp Đạo Khai Đạo Hiến Đạo Bảo Đạo

c- Chi Thế: Thượng Sanh thì lo về phần Đời.

Mỗi sự chi thuộc về đời thì về quyền của Thượng Sanh.

Dưới quyền của Thượng Sanh có bốn vị Thời Quân là: Tiếp Thế Khai Thế Hiến Thế Bảo Thế (6)

III- Cửu Trùng Đài.

Cửu Trùng Đài tỷ như thể của Đạo cả giáo pháp nương Đài nầy mà hiện tướng đạo đức ra thế gian.

Cửu Trùng Đài có 02 nhiệm vụ:

hành pháp và lập luật (7)

Cửu Trùng Đài do Giáo Tông làm chủ cả hai phái.

Nhân sự Cửu Trùng Đài chia theo Phái Nam và Nữ.

Trong Phái Nam lại chia làm ba phái Thái, Thượng, Ngọc. (Vàng; Xanh; Đỏ)

Chức Sắc Cửu Trùng Đài Nam Phái:

01 vị Giáo Tông là anh cả của toàn thể Tín đồ. 03 vị Chưởng Pháp. 03 vị Đầu Sư. 36 vị Phối Sư “ có 03 vị Chánh Phối Sư “ 72 vị Giáo Sư. 3000 vị Giáo Hữu.

Chức Sắc Cửu Trùng Đài Nữ Phái: 01 vị Đầu Sư. 01 Chính Phối Sư Giáo Sư; Giáo Hữu không ấn định số lượng. (8)

Cửu Trùng Đài còn có các vị chức việc:

- Chính Trị sự " Coi một Hương Đạo"

- Phó Trị Sự " Coi việc giáo hoá một ấp đạo. Dưới quyền Chánh Trị Sự".

- Thông Sự. " Coi về Luật Pháp một ấp đạo cùng với Phó Trị Sự. Dưới quyền Chánh Trị Sự".

Một vị Chính Trị sự có nhiều vị Phó Trị Sự và Thông Sự.

Ba vị Chính Trị Sự; Phó Trị Sự và Thông Sự kết hợp lại tạo thành một Bàn Trị Sự hay còn gọi là Hội Thánh em.

Nữ Phái cũng có Hội Thánh Em y như Nam Phái song coi về Nữ Phái.

@@@@@@@@

(1) a- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q.2 trang 56 dòng 12 bản in 1963: Hiệp Thiên Đài có Đức Chí Tôn là chủ quản.

b- Pháp Chính Truyền Hiệp Thiên Đài: Hiệp Thiên Đài là nơi Thầy ngự cầm quyền thiêng liêng mối đạo

(2) Pháp Chính Truyền Hiệp Thiên Đài Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q.1. trang 99 dòng 11 bản in 1973: Hiệp Thiên Đài dưới quyền Hộ Pháp Chưởng Quản

(3) xem a- Pháp Chính Truyền chú giải phần Hiệp Thiên Đài; b- Giáo Lý của Tiếp Pháp Trương Văn Tràng trang 35.

(4) Xem quyền Tư Pháp và Nội Trị Đạo. Hội Thánh xuất bản.
(5) Điều thứ 10 Hiến Pháp Hiệp Thiên Đài.
Điều Thứ Mười:

Không một Chức Sắc ở Hiệp Thiên Đài đặng phép đứng tên vào những Châu Tri cho chư vị Thiên Phong, Chức Việc, Đầu Họ Đạo, Chủ Thánh Thất và chư Đạo Hữu Nam Nữ, vì Hiệp Thiên Đài chỉ có quyền Lập Pháp (Pouvoir législatif), chớ không có quyền Hành Pháp (Pouvoir exécutif).

(6) Xem PCT chú giải phần Hiệp Thiên Đài.

(7) Xem a- Pháp Chính Truyền chú giải trang 28 dòng 9: Giáo Tông có quyền lập luật

b- Pháp Chính Truyền chú giải Trang 30 dòng 10: Nó có quyền lập luật song phải dâng lên cho Giáo Tông phê chuẩn (Quyền hành Đầu Sư)

c- Nội Luật Hội Nhơn Sanh “ Một trong Ba Hội lập quyền vạn linh “ Nơi điều thứ tư khoản 4: Hội Nhơn Sanh để bàn tính những việc sau đây: ......

4 – Xin sửa cải thêm bớt hay huỷ bỏ những luật lệ của Đạo không phù hợp với trình độ trí thức tinh thần của nhơn sanh

(8) xem Pháp Chính Truyền chú giải Cửu Trùng Đài Nam Phái và Nữ Phái.

 @@@

[[[[ Đoạn nầy KHÔNG VÀO DIỆN NÀO HẾT ĐỀ NGHỊ BỎ HẲN:

Một cơ sở tôn giáo Cao Đài được gọi là "Thánh Thất" hoặc "Thánh Tịnh". Mỗi cơ sở đều có chương trình truyền bá giáo lý. Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, nằm ở 171B Cống Quỳnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh là một cơ quan độc lập, truyền bá giáo lý đạo Cao Đài. Một tín đồ Cao Đài nếu thường tham gia các hoạt động của đạo và có năng lực thích hợp sẽ được giữ chức vụ tương ứng như thủ quỹ, thư ký v.v... Nếu tình nguyện dành trọn cuộc đời cho đạo thì sẽ bước vào hàng chức việc hay chức sắc. Lúc đó sẽ được đề cử vào các phẩm vị như Phó Trị Sự, Chính Trị Sự, Lễ Sanh v.v...Đạo Cao Đài nhấn mạnh sự bình đẳng giữa nam và nữ trong xã hội. Tuy nhiên, trong phạm vi tôn giáo, nữ giới không được phép bước lên ngôi vị Giáo Tông. Toà Thánh khẳng định rằng đây là lệnh của Thượng Đế, người đã tuyên bố rằng Dương tượng trưng cho nam và Âm tượng trưng cho nữ, Âm không thể làm chủ Dương về mặt tâm linh. Nếu trái lại, sẽ xảy ra hỗn loạn. ]]]

Caocanhtan (thảo luận) 16:38, ngày 4 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu để tôi sửa thì tôi sẽ cần một thời gian để hiểu nội dung bạn viết ở trên và so sánh với nội dung sẵn có trong bài để xem xóa gì và thay gì. Bạn thông cảm. Tôi gặp khó khăn với cả nội dung và ngôn ngữ. Thí dụ "chơn" như trong "chơn thần" có phải là "chân" như trong "chân thật" không? Rồi sao một cái "đài" vừa là một công trình kiến trúc lại vừa là những khái niệm tinh thần như "hồn" hay "chơn thần"? Rồi "Đức Chí Tôn vi chủ" nghĩa là gì?...
Nếu bạn tự sửa mục đó trong bài thì tốt quá (rồi tôi giúp chỉnh định dạng nếu cần). Bạn có thể xóa thông tin sai, thay bằng thông tin đúng + chú thích. Những thông tin "thừa" nhưng không sai, ví dụ như đoạn "KHÔNG VÀO DIỆN NÀO HẾT ĐỀ NGHỊ BỎ HẲN" thì để tạm vào một chỗ (vì không nên xóa thông tin có ích). Nếu có thể, mong bạn sử dụng ngôn ngữ đời thường hơn để người đọc đại chúng dễ hiểu.
Tmct (thảo luận) 23:25, ngày 4 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi có cùng ý nghĩ như Tmct -- đọc các phần Caocanhtan viết bên trên (và tại trang thảo luận khác) tôi đã hiểu rất ít vì cách trình bày lủng củng và văn phong khó hiểu. Mekong Bluesman (thảo luận) 23:33, ngày 4 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

BIỂU TƯỢNG THỜ PHƯỢNG: THIÊN NHÃN...[sửa mã nguồn]

Biểu tượng.

BÀI VIẾT TỪ WIKI. Thượng Đế được biểu tượng bằng Thiên Nhãn (con mắt thiêng liêng), đặc biệt phải là mắt bên trái vì Dương đại diện cho bên trái mà Thượng Đế là chúa tể của Dương.

 @@@

A- NHẬN XÉT.

VIẾT CHƯA ĐẦY ĐỦ ….PHẦN THIÊN THƯỢNG …

THIẾU NGUYÊN PHẦN THIÊN HẠ...

Thiên Nhãn là phần rất quan trọng của Tôn Giáo Cao Đài nên cần có sự chuẩn mực; chính xác cao và dẫn chứng nguồn CHÁNH THỐNG …

Tôi vì yêu mến tinh thần của wiki mà đóng góp “ cho những người muốn có kiến thức khi đọc bài từ wiki về Cao Đài được yên tâm” ….. là bài viết đáng tin cậy …. chớ chẳng phải bới bèo ra bọ … chi chi …


B- ĐỀ NGHỊ VIẾT ĐỦ.

Đạo Cao Đài thờ THIÊN NHÃN là thờ tánh mạng của mình và Chí Tôn, nghĩa là thờ lương tâm của toàn thiên hạ (le culte de la conscienses).

Thờ Thiên Nhãn thể hiện Chí Linh hiệp cùng Vạn Linh.

Ý nghĩa Thiên Nhãn trong thiên thượng và thiên hạ. (1)

Thiên Thượng: Thiên Nhãn là Trời. là Ngôi Thái Cực trong dịch lý.

Trời là Đấng đầy đủ quyền hành chí linh mà tạo thành càn khôn thế giới. (2)

Cái không trung trên đầu ta là Trời. Đứng cầm quyền trên ấy là Đấng TẠO HOÁ là NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ là CHÚA TỂ cả càn khôn thế giới (3).


Thiên Hạ: Thiên nhãn là trí thức của loài người; là hình trạng lương tâm của toàn nhân loại

Kiến thức là căn bổn của trí thức tinh thần. Muốn kiến thì nhờ nhãn, muốn thức thì nhờ trí. (4)

Người tìn đồ Cao Đài có quyền Thờ Thiên Nhãn tại tư gia thể hiện 02 ý nghĩa:

  • Là phương nhắc nhở cho người đạo biết tùng thiên lý. Thiên nhãn như con mắt của Trời soi xét mọi ý nghĩ và hành vi của con người.

Con người được nhắc nhở làm điều hay và bớt đi điều không tốt.

  • Thể hiện sự bình đẳng: Mọi tín đồ đều có quyền thờ phượng và cúng kiến như nhau. Gặp khi cơ Đạo trắc trở " Toà Thánh hay Thánh Thất của Đạo bị chiếm " người tín đồ vẫn có thể cúng kiến tại nhà mình với đầy đủ nghi lễ không phải chịu sự khống chế của một thế lực nào.

Đức Chí Tôn dạy vì sao thờ thiên nhãn vào năm 1926:

... Chưa phải hồi các con biết tại sao vẽ Thánh-Tượng "Con Mắt" mà thờ Thầy, song Thầy nói sơ lược cho hiểu chút đỉnh.

Nhãn thị chủ tâm,

Lưỡng quang Chủ Tể,

Quang thị Thần,

Thần thị Thiên,

Thiên giả, Ngã giả.

Thần là khiếm khuyết của cơ mầu-nhiệm từ ngày Đạo bị bế. Lập "Tam-kỳ Phổ-độ" nầy duy Thầy cho Thần hiệp Tinh-khí đặng đủ "Tam Bửu" là cơ mầu-nhiệm siêu phàm nhập Thánh.

Các con nhớ nói vì cớ nào thờ con mắt THẦY cho chư Đạo Hữu nghe. (5).


 @@@

Nguồn chính thống để kiểm chứng:

(1).

a- Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo. Bài Ngọc Hoàng Kinh.

b- Diễn văn Phạm Hộ Pháp đọc tại Toà Thánh ngày 15-8 Quí Dậu “ 1933” cuối trang trang 20 và đầu trang 21 bản quay ronéo.

c- Thuyết đạo của Đức Hộ Pháp ngày 26-6 Mậu Dần (23-7-1938).

(2) Diễn văn ngày 15-7- Nhâm Thân “ 1932” của Phạm Hộ Pháp đọc tại Toà Thánh. Trang 4 dòng 38 bản quay roneo.

(3) Tiểu tự Tân Luật “ ban hành ngày 01-6-1927”.
(4) Diễn văn Phạm Hộ Pháp đọc tại Toà Thánh ngày 15-8 Quí Dậu “ 1933” cuối trang trang 20 bản quay ronéo.


(5) Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q.1. trang 12. Bản in 1973.

Caocanhtan (thảo luận) 23:55, ngày 4 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

TRI ÂM NHƯỜNG ẤY MỚI LÀ TRI ÂM....[sửa mã nguồn]

ĐƯỢC LỜI NHƯ CỞI TẤM LÒNG …

TRI ÂM NHƯỜNG ẤY MỚI LÀ TRI ÂM...

CÁC BẠN VIẾT:

1- Nếu để tôi sửa thì tôi sẽ cần một thời gian để hiểu nội dung bạn viết ở trên và so sánh với nội dung sẵn có trong bài để xem xóa gì và thay gì. Bạn thông cảm. Tôi gặp khó khăn với cả nội dung và ngôn ngữ. Thí dụ "chơn" như trong "chơn thần" có phải là "chân" như trong "chân thật" không? Rồi sao một cái "đài" vừa là một công trình kiến trúc lại vừa là những khái niệm tinh thần như "hồn" hay "chơn thần"? Rồi "Đức Chí Tôn vi chủ" nghĩa là gì?... Nếu bạn tự sửa mục đó trong bài thì tốt quá (rồi tôi giúp chỉnh định dạng nếu cần). Bạn có thể xóa thông tin sai, thay bằng thông tin đúng + chú thích. Những thông tin "thừa" nhưng không sai, ví dụ như đoạn "KHÔNG VÀO DIỆN NÀO HẾT ĐỀ NGHỊ BỎ HẲN" thì để tạm vào một chỗ (vì không nên xóa thông tin có ích). Nếu có thể, mong bạn sử dụng ngôn ngữ đời thường hơn để người đọc đại chúng dễ hiểu.

2-

Tmct (thảo luận) 23:25, ngày 4 tháng 2 năm 2008 (UTC) Tôi có cùng ý nghĩ như Tmct -- đọc các phần Caocanhtan viết bên trên (và tại trang thảo luận khác) tôi đã hiểu rất ít vì cách trình bày lủng củng và văn phong khó hiểu. Mekong Bluesman (thảo luận) 23:33, ngày 4 tháng 2 năm 2008 (UTC)

 @@@


Cám ơn các bạn đã cho Tôi những thông tin bổ ích Tôi cũng đặc biệt cám ơn bạn sẳn sàng giúp tôi chỉnh định dạng … đó là điều Tôi kính nhờ bạn giúp cho vào bất cứ lúc nào để bài viết mang phong cách wiki như các vị muốn …

TÔI CHỈ LÀ NGƯỜI CUNG ỨNG NGUYÊN LIỆU …

TRÁCH NHIỆM CỦA BẠN là đừng làm LỆCH NỘI DUNG BÀI VIẾT.

Đừng làm mất giá trị NGUYÊN LIỆU HAY DÙNG NÓ MÀ KHÔNG MANG ĐẾN TRANG WEB WIKI MÓN HÀNG BỔ ÍCH NÀO vậy thôi …

Từ trong căn bản Tôi không có ý định làm một nhà văn…

Tôi chỉ là người AM TƯỜNG VẤN ĐỀ CAO ĐÀI MỘT CÁCH CÓ BIỆN CHỨNG do quí mến tinh thần của wiki nên GỞI CHÚT "TÌNH" QUA NGUYÊN LIỆU TIN CẬY ĐẾN QUÍ BẠN …

tuỳ nghi sử dụng … HAY VỨT BỎ CŨNG KHÔNG SAO....

nhưng XIN BẠN đừng để nó lẫn lộn với NHỮNG NGUYÊN LIỆU không chính hảng … MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG...


Trang Tử viết đừng để đôi chình bằng đất lấp mất tiếng chuông đồng … Nguyên liệu từ chính hảng khác với nguyên liệu của hảng khác … hiểu vậy là được.

Ngày nay Hội Thánh Chính Thống tại TOÀ THÁNH TÂY NINH bị giải thể … Đạo Cao Đài không có chủ quyền để KHẲNG ĐỊNH GIÁO LÝ HAY GIÁO LUẬT … May mắn là Hội thánh có văn bút để lại cho hâu tấn …

Nhờ VĂN BÚT CÒN LẠI mà người nghiên cứu mới biết cái TIẾNG CHUÔNG ĐỒNG VÀ ĐÔI CHÌNH ĐẤT … KHÁC NHAU.

Một Chi Phái đang chiếm cứ Toà Thánh ….

Và các CHI PHÁI ỨNG LÊN như nấm nở mùa mưa …

cho nên MỘT TRANG WEB CỦA HỘI THÁNH CAO ĐÀI KHÔNG CÓ là điều mà chúng tôi rất đau đớn trong lòng …

Các trang web của chi phái tấm lòng thì có mà... đôi khi CUNG ỨNG những văn bút SAI TRÁI làm cho người đời KHÔNG HIỂU ĐƯỢC CHÂN LÝ của Đạo Cao Đài thì rất nhiều …

Bởi họ tin vào cơ bút mà KHÔNG HIỂU RẰNG CƠ BÚT VỐN HƯ HƯ THIỆT THIỆT CÓ ĐÚNG CÓ SAI... TRỪ CƠ BÚT Ở CUNG ĐẠO DO HỘI THÁNH BAN HÀNH mới an toàn... đáng tin cậy....

CHÁNH HẢNG LÀ TỪ TOÀ THÁNH TÂY NINH ….

Các hảng khác là của các Chi Phái ….là hàng nhái bổn hiệu ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ …

Xem Vi Bằng năm đạo thứ 02 mà Tôi đã gởi đến trang web … (Tôi sẽ gởi tiếp văn bản của Hội Thánh viết rõ từ năm 1929 về cơ bút....sau bài viết nầy)

Phần đề nghị bỏ hẳn của Tôi … có ý là không đưa vào bài chính thức còn như wiki có chổ để tạm cho mọi người đối chiếu hay tra cứu khi cần là ĐÁNG HOAN NGHINH.

Tôi ủng hộ phản biện công khai để tiến bộ ….

@@@

Tôi xác định Đạo Cao Đài là một PHÁT MINH MỚI thì hẳn nhiên nhiều người bở ngỡ lạ lùng thắc mắc là chuyện đương nhiên

Ví dụ như thuyết Nhật Tâm khi trình bày nó khó khăn thế nào hay khi Einstien trình bày thuyết tương đối cũng rất khó khăn với người nghe …

Đạo Cao Đài cũng trong qui luật đó Tôi đã học về giáo lý và giáo luật Cao Đài … gần 20 năm nay … lúc đầu Tôi thấy nó rối rắm như KHÔNG CÓ GÌ.. mới ….

Nhưng khi Tôi định vị được TOẠ ĐỘ GỐC thì Tôi rất ngạc nhiên … là nó không có một tí gì mâu thuẫn …

Tôi nhớ có bạn đã viết: Thể pháp và bí pháp có phải là một hệ thống riêng của Đạo Cao Đài hay không?

Xin thưa rằng chỉ có KINH SÁCH VỀ CAO ĐÀI mới đề cập đến Thể Pháp và Bí Pháp … nên nó hoàn toàn mới … trong những con chữ của nhân loại ….

Tôi xin phép giới thiêu MỘT LA BÀN đến quí bạn khi đi vào BIỂN TRI THỨC CAO ĐÀI.

Việc nầy cũng giống như phải xác định những toạ độ cần thiết để vẽ một đường biểu diễn trong đồ thị vậy …

xác định sai đường biểu diễn sai....

Chân lý nào cũng có đường tiệm cận của nó... Tôi cũng đang cố gắng thuận chiều trên đường tiệm cận đó mà thôi.... CÁC BẠN CŨNG NÊN CẢNH GIÁC VÀ KIỂM CHỨNG văn bút của Tôi cho nghiêm nhặc....


A- XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VĂN BẢN ĐANG CÓ.


Hệ thống văn bản Cao Đài theo Tôi rút gọn để học hiểu như sau: Theo thiễn ý " xét về Hành Chánh Tôn giáo " thì các nguồn của HT- TTTN phân ra như sau:

I - HỘI THÁNH: Các văn bản đã qua sự in ấn và phát hành của Hội Thánh..... phần nầy có giá trị cho cả nền hành chính Tôn giáo và nên hiểu theo 02 phần:

Pháp luật và giáo lý.

1- Pháp và luật: chia làm 02 diện. 

a- Pháp giới chí linh: Như PCT + Các Đạo Nghị Định... " bất di bất dịch ".
b- Pháp giới vạn linh: như Tân Luật + Đạo Luật+ Đạo Lịnh... (có thể vẫn còn tu chỉnh và HT cho quyền tu chỉnh đó theo qui định của Nội Luật HNS...1934. "06 quyền") 
2- Giáo Lý: Cũng có 02 diện.
a- Giáo lý Chí linh: Của Thiêng Liêng ban cho Như Thánh Ngôn Hiệp Tuyển + Kinh Thiên đạo thế đạo +... phần nầy mọi sự chỉnh đốn chi chi " thêm bài nầy bớt bài kia..." phải cực kỳ nghiêm minh... và rất cần thiết mới " thực hiện " còn không thì chỉ cần các văn bản khác giải thích những gì người đạo hay đời cần làm rõ....
b- Giáo lý vạn linh: do cá nhân hoặc tập thể biên soạn hay nghĩ ra và Hội Thánh nhìn nhận + Các bài diễn văn thuyết đạo của quí vị tiền bối cũng ở vào diện nầy...
dĩ nhiên nhơn sanh có quyền phân tích đề nghị... như Nội Luật HNS qui định.... 


II- ĐỨC HỘ PHÁP.
Đây là trường hợp đặc biệt và không bao giờ lập lại trong DĐTKPĐ.... 
1- Văn bút Đức Hộ Pháp: 
a- Văn bút được Hội thánh in ấn: giá trị tuyệt đối... 
b- Văn bút Hội Thánh chưa ban hành (do chưa sắp xếp cho có thứ tự.... hay do thời thế chưa cho phép.... như các bút phê....) vẫn có giá trị nhưng kém hơn phần trên trong Hành chính...
2- Lời thuyết đạo của ĐHP.
a- Lời Thuyết đạo đã được Hội Thánh hiệu chính và ban hành giá trị đầy đủ trong hành chính...
b- Lời Thuyết đạo do Ban Tốc ký ghi lại mà Hội Thánh chưa ban hành...(như con đường Thiêng Liêng Hằng sống- Bí pháp- Lời thuyết đạo từ 1952 - 1956-...). vẫn có giá trị cần bảo tồn chờ khi có Hội Thánh sẽ tiếp tục... đây là phần dứt khoát phải đưa ra.... nhưng trong hành chính Tôn Giáo kém hơn phần trên.
III CÁ NHÂN HAY TỔ CHỨC KHÁC:
1- Đạo là chung của toàn nhân loại ai cũng có quyền tham gia biên soạn về giáo lý hay luật pháp + ĐẠO SỬ... để đệ trình theo đúng qui định... Nhưng chỉ khi nào Hội Thánh nhìn nhận bằng văn bản hay là đứng ra in ấn thì mới có giá trị trong hành chính... (Có khi HT nhìn nhận một đàng rồi khi in các vị tạo ra một nẽo làm cho HT phải ra văn bản không nhìn nhận... mà họ cũng lợi dụng văn bản nhìn nhận trước đó để phát hành --- chớ đâu phải hể vào đạo rồi ai cũng tốt...???). 
2- Những văn bút chưa qua sự kiểm duyệt của Hội thánh chỉ là tham khảo cho cá nhân không có giá trị trong hành chính tôn giáo... (ngày nay ta thấy lan tràn trên mạng.... những văn bút nghịch với chơn truyền xuất phát từ văn bút của chính một số vị chức sắc của HT- TTTN biên soạn... NHƯ SỬA CẢ THIÊN BÀN... cũng được các Thánh Thất hay điện thờ Phật mẫu của TTTN ra công quảng bá nữa..hay thiệt... là hay!!!.Tôi không nêu đích danh cá nhân vì không muốn gây sự ồn ào về một vấn đề không đáng có trên diễn đàn...chớ không phải nói chung chung vô tích sự... nếu BQT thấy cần cung cấp mấy câu trên thì Tôi đáp ứng ngay....).
HỘI THÁNH TTTN NGHIÊM CẤM TẤT CẢ MỌI TRƯỜNG HỢP LẤY CƠ BÚT LÀM LỊNH. 
Đó là nói cho Hành chính Đạo....
Còn tâm linh đạo học riêng từng người thì Hội thánh không cấm cho quyền tự do nhưng cũng báo trước RẤT NGUY HIỂM ai thích thì tuỳ ý chớ có bảo HỘI THÁNH KHÔNG DẠY TRƯỚC... 
Theo thiễn ý ấy là đại nét để tự ngưòi học đạo có khái niệm chớ Hội Thánh cũng không có phân... đây chỉ là trao đổi riêng không có giá trị chung được... 

[[[ Các Bạn có thể đến trang web chonphapcaodai.net để tham khảo thì có sự phân định … KHÁ HƠN các trang web … chỉ đưa thông tin mà KHÔNG ĐỊNH VỊ THÔNG TIN làm cho người đọc như lạc vào BIỂN CAO ĐÀI … không định hướng được ]]]

(TOÀN BỘ LÀ CHÁNH THỐNG THEO HT-TTTN...các Chi Phái thì là chuyện phát sinh … có lắm cái thuận chơn truyền và có lắm cái NGHỊCH LẠI CHƠN TRUYỀN) 

B- CHÁNH TỰ CỦA ĐẠO CAO ĐÀI.


Đây là điều mà nhiều vị ít để ý:

CHÁNH TỰ CỦA ĐẠO CAO ĐÀI LÀ TIẾNG AN NAM ….

(Tôi đã dẫn chứng nguồn từ bài Thể Pháp và Bí Pháp).

Tiếng An Nam là KÝ ÂM “ tượng thanh- không phải tượng hình” cho nên cùng một ÂM MÀ ĐA NGHĨA … không hạn chế ở một nghĩa nào …

Vậy thì chữ Đài mà bạn đề cập đến sẽ được hiểu theo nhiều nghĩa là kiến trúc thì nó là vật chất.

Trong tổ chức thì nó là tinh thần ….

Và còn nhiều nghĩa nữa … mới đáp ứng được tính đa dạng trong thời toàn cầu hoá …

Nói theo dịch lý chỉ có một chữ THỜI mà ra được 64 quẻ dịch …

thường thì số 3 lớn hơn số 2 mà nhỏ hơn số 4 … nên nói lớn hay nhỏ là phải so với cái gì … cụ thể … vậy thì …

Một chữ phải được hiểu cụ thể trong vị trí nó đứng … cho nên đạo học Cao Đài Giáo là ĐẠO HỌC MỞ là sống động của bậc thế thiên hành đạo … như thời gian không hề ngừng nghĩ …. buộc người tiếp cận phải động não trong mọi thời khắc …

Thiên Nhãn là biểu tượng cho trí thức tinh thần nhân loại … mà trí thức tinh thần chưa bao giờ kết thúc thì ngữ nghĩa đao học Cao Đài cũng theo qui luật SỐNG đó mà CUNG ỨNG CHO NHÂN LOẠI với tư cách là một phát minh mới … mở ra vô vàn phát minh nữa… đúng với qui luật CUNG CẦU.

(các bạn sẽ gặp lại chữ CUNG khi tiếp cận với Triết học Cao Đài … là cung điện; là cung kính; là cung cầu; là vòng tròn …)

Điều nầy Đạo Đức Kinh đã nói từ mấy ngàn năm trước:

Đạo Khả đạo phi thường đạo Danh khả danh phi thường danh …

Đức Chí Tôn vi chủ có nghĩa là Ngài toàn quyền làm chủ trong cái nghiã cao nhất, trọn vẹn nhất không cần ai nhìn nhận và bất khả thay thế …

Đức Chí Tôn chủ quản Hiệp Thiên Đài có nghĩa là nơi đó Ngài toàn quyền sắp xếp cả về thiêng liêng lẫn phàm trần.

Đức Hộ Pháp Chưởng quản có nghĩa là Ngài chỉ phụ trách phần nhiệm vụ phàm trần và thông công “ cầu nối” với Chí Tôn …

Giáo lý Cao Đài là … một hệ thống nghĩa sống và đa dạng … nhưng CÁI NÀO CŨNG PHẢI LÀ NHÂN TỒ TỐT ĐẸP ĐỂ PHỤNG SỰ NHÂN LOẠI là Pháp điều của Tam kỳ Phổ Độ vậy …

@@@

Sắp đến tết âm lịch rồi …

Việt Nam đang chuẩn bị Tết... tiếng trống múa lân rộn rã ngoài đường …

kính chúc các bạn một năm mới có nhiều sáng suốt hơn nữa để chọn lựa các thông tin chính chắn về Đạo Cao Đài làm cho trang web wiki được giá trị hơn nữa.

Kính chúc bữu quyến một năm mới hưởng nhiều ân phước của Đại Từ Phụ, Đại Từ Mẫu./.

Caocanhtan (thảo luận) 02:46, ngày 5 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

NGUỒN ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CƠ BÚT CỦA ĐẠO CAO ĐÀI[sửa mã nguồn]

 ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
VP  Đệ Tam niên.

Nội Chính.Tòa Thánh Tây Ninh.


 CHÂU TRI.

Thái Chính Phối Sư. Q.Thượng Chính Phối Sư Ngọc Chính Phối Sư Gởi cho chư Chức Sắc Thiên Phong, chư Chức Việc và Đạo Hữu Nam Nữ. Các chủ Thánh Thất trong Nam Kỳ.

Kính lời cùng các Đạo hữu Nam Nữ đặng rõ:

Về Cơ bút là một việc quốc cấm thì đã có châu tri cáo bạch, Thượng Đầu Sư đã nghiêm cấm tuyệt, lại có Thánh Ngôn của Đại Từ Phụ chỉ rõ việc cơ bút là việc tối trọng, mình chẳng nên dùng mà cầu vui với nhau vì tà quái hay thừa dịp nhập vào làm cho người phò cơ phải điên cuồng và cả nhà phải bịnh hoạn đau ốm hoặc làm cho phò cơ chấp bút mê muội rồi viết ra nhiều bài không nghĩa lý chi hết, không đáng tin chút nào mà lại còn đem truyền bá ra cho người ngoại đạo chê bai kích bác nữa. Ấy là một việc đại tội với Đức Chí Tôn, còn theo phép nước thì mình cũng bị tội trái lịnh.

Đức Chí Tôn đã định còn dùng có 03 cặp cơ nghĩa là 06 người mà thôi, mà nay còn 5 người vì mất hết 01, tên tuổi của các vị ấy đã có khai cho chính phủ biết rồi.

Vậy xin chư đạo hữu tự hậu chẳng nên tin Thánh Ngôn nào không phải của Tòa Thánh truyền ra và không có ba chúng tôi ký tên vào.

Tòa Thánh ngày 15-12- Mậu Thìn 
(Dương lịch 15-01-1929).

Thái Chính Phối Sư Q.Thượng Chính Phối Sư Ngọc Chính Phối Sư Thái Thơ Thanh Thái Ca Thanh Ngọc Trang Thanh

Ấn ký. Ấn Ký  Ấn Ký.
 @@@

LỜI NHẬN ĐỊNH. " một tam đoạn luận"

Năm 1929 Đạo Cao Đài chưa có một chi phái nào hết.

Cho nên CHÂU TRI nầy có giá trị tuyệt đối... TRONG ĐẠO CAO ĐÀI.


Vậy thì ngày nay các vị trích lục các Bài Cơ Bút RA SAU CHÂU TRI NẦY cần nên biết THÔNG TIN NẦY...

Caocanhtan (thảo luận) 02:55, ngày 5 tháng 2 năm 2008 (UTC


Bản của Hdth2008[sửa mã nguồn]

1- Tiến trình khai đạo.

2- Vũ trụ quan- Nhân sinh quan.

3- Tôn chỉ - Nguyên lý.

4- Thờ phượng- Nghi lễ- Cổ pháp- Đạo kỳ.

5- Pháp - Luật và Chính tự.

6- Kinh điển và Giáo lý.

7- Hình thể và Tổ chức.

8- Phương châm hành đạo- Nhân tố phụng sự.

9- Một phát minh mới.





1- Tiến trình khai đạo.

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Đạo Cao Đài là một tôn giáo được hình thành từ cơ bút và tổ chức Lễ Khai Đạo vào ngày 15-10- Bính Dần (Thứ sáu- 19-11-1926) tại Chùa Gò Kén, Làng Long Thành, Tỉnh Tây Ninh, Nam phần Việt Nam.

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế tá danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát giáo đạo, xưng là Thầy và gọi môn đệ là các con.

Đức Cao Đài nắm chủ quyền của Đạo và dùng cơ bút để dạy môn sinh.

1.1- Ý nghĩa.

1.1.1- Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có nghĩa là:

Mối đạo lớn bày ra lần thứ ba để cứu vớt chúng sanh.

Danh hiệu bao hàm: Không gian (Đại Đạo: rộng khắp); thời gian (Tam Kỳ: lần thứ ba); và nhân gian (Phổ Độ: hành động).

Phổ Độ là bày ra (cả thể pháp và bí pháp) để giúp đỡ cho chúng sanh không phân biệt màu da, sắc tóc hay chính kiến.

1.1.2- Đạo Cao Đài:

Cao Đài có nghĩa là đền thờ cao hay đức tin lớn tại thế nầy. (la haute église ou la plus grande foi du monte).

1.2- Địa Điểm.

Chùa Gò Kén là nơi mượn tạm để khai đạo.

Ngày 20-02 – Đinh Mão (23-3-1927) Hội Thánh trả Chùa.

Hội Thánh Cao Đài xây dựng cơ ngơi chính là Tòa Thánh ở Tỉnh Tây Ninh nước Việt Nam.

Nên trong danh hiệu thường viết:

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Tòa Thánh Tây Ninh.

Chữ Tòa Thánh Tây Ninh là chỉ địa điểm của Đạo Cao Đài giúp khách tầm chơn biết mà tầm về.




2- Vũ trụ quan- Nhân sinh quan.

2.1- Vũ trụ quan:

Khi chưa có chi trong càn-khôn Thế-Giới thì khí Hư-Vô sanh ra có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái-Cực.

Thầy phân Thái-Cực ra Lưỡng-Nghi, Lưỡng-Nghi phân ra Tứ-Tượng, Tứ-Tượng biến Bát-Quái, Bát-quái biến-hóa vô cùng, mới lập ra Càn-Khôn Thế-Giới. Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn-vật là: vật-chất, thảo-mộc, côn-trùng, thú-cầm, gọi là chúng-sanh.

Cái không không trên đầu mỗi người là Trời, là Đấng Cao Đài vậy.

2.2- Nhân sinh quan.

Giáo lý Đạo Cao Đài thiên về triết học để xây dựng một nền văn minh mới cho nhân loại: Văn minh tâm linh.

Nên nhân sinh quan Cao Đài giáo chỉ rõ con người từ đâu mà có. Có để làm gì và sau khi bỏ xác (chết) thì đi về đâu.

2.2.1- Về mạng sống:

Chi-chi hữu-sanh cũng do bởi chơn-linh Thầy mà ra, hể có sống, ắt có Thầy. Thầy là cha của sự-sống.

Cái sống của cả chúng-sanh, Thầy phân-phát khắp Càn-Khôn Thế-Giới. 
Mỗi mạng sống đều hữu căn hữu kiếp nếu ai giết mạng sống, đều chịu quả-báo. 

2.2.2- Về trần gian:

Trần là cõi khổ, để đọa bậc Thánh, Tiên có lầm-lỗi. Ấy là cảnh sầu để trả xong quả, hoặc về ngôi cũ, hoặc trả không xong quả, phải mất cả chơn-linh là luân-hồi, nên kẻ bị đọa-trần gọi là khách trần.

2.2.3- Về Đạo:

Đạo, tức là con đưòng để cho Thánh, Tiên, Phật đọa trần do theo mà hồi cựu-vị. Đạo là đường của các nhơn-phẩm, do theo mà lánh khỏi luân-hồi. Nếu chẳng phải do theo Đạo, thì các bậc ấy điều lạc bước mà mất hết ngôi phẩm. Đạo, nghĩa-lý rất sâu-xa, nhưng phải hiểu trước bao nhiêu đó, rồi mới học các nghĩa huyền-bí khác cho đích-xác đặng.

2.2.4- Cái tồn tại sau khi bỏ xác.

Đó là cái trí khôn (là biết thương, ghét, vui, buồn) mà mỗi người đều có và tội hay phước do chính mình tạo ra trong khi còn mang xác phàm. Nhân quả và luân hồi xoay chuyển nhau khi nhân tố trải bước trên con đường tấn hóa.




3- Tôn chỉ - Nguyên lý.

3.1- Tôn chỉ.

Tôn chỉ Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ:

- Để vớt những kẻ hữu phần vào nơi địa-vị cao thượng, tránh khỏi số mạng luân hồi.

-- Nâng những người có tánh đức, hiền lương bước vào cõi nhàn, ra khỏi cảnh hèn khó ở nơi trần thế nầy.

- Đạo dụng thánh-tâm mà dìu dẫn dân-sanh, làm cho hoàn-toàn trách nhậm nặng-nề của kiếp làm người ở cõi trần.

3.2- Nguyên lý:

Ba thời kỳ phổ độ nhưng chỉ có 02 nguyên lý.

Hai thời kỳ trước là nhứt bổn tán vạn thù. (từ vô vi đến hữu hình).

Tam Kỳ: vạn thù qui nhứt bổn.

Nguyên lý của Tam Kỳ Phổ Độ là đi từ hữu hình đến vô vi.

Trong cách thức thờ phượng thì phẩm nhỏ trước lớn sau.

Cho nên xây dựng tôn giáo Cao Đài thì xây dựng thể pháp trước rồi khai triển bí pháp sau.

3.2.1- Thể pháp là gì?

Thể pháp là phần hữu hình nhìn thấy được như một công trình kiến trúc, một văn bản, một nghi lễ …là đầu nguồn để phát sinh ra những công trình hay ý nghĩa ẩn chứa trong đó;

Thể pháp không phải là hình thức mà là ĐẦU NGUỒN HỮU HÌNH để từ đó nẫy sinh ra hình thức.

3.2.2- Bí pháp là gì?

Bí pháp là phần ẩn chứa trong thể pháp.

Bí pháp là cách thức hiểu và tổ chức để thực thi thể pháp.



4- Thờ phượng- Nghi lễ - Cổ Pháp và Đạo kỳ.

4.1- Biểu tượng thờ phượng:

Đạo Cao Đài thờ Thiên nhãn là thờ tính mạng của mình và Chí Tôn, nghĩa là thờ lương tâm của toàn thiên hạ (le culte de la conscienses).

Ý nghĩa thiên thượng và thiên hạ trong Thiên nhãn.

Thiên thượng: Thiên nhãn là Trời, là Ngôi Thái Cực trong dịch lý. Trời là Đấng tự hữu và hằng hữu, đầy đủ quyền hành chí linh mà tạo thành càn khôn thế giới.

Thiên hạ: Thiên nhãn là trí thức của loài người; là hình trạng lương tâm của toàn nhân loại. Kiến thức là căn bổn của trí thức tinh thần. Muốn kiến thì nhờ nhãn, muốn thức thì nhờ trí.

Có thiên nhãn mới tường chính giáo,

Tín Cao Đài do đạo lương tâm.

4.2- Nghi Lễ:

Nghi lễ thì có rất nhiều như khai đàn, thượng tượng, tắm thánh, giải oan, phép hôn phối.…

Trong tôn giáo Cao Đài có 02 diện chính:

+ Nghi lễ trong các đàn cúng. (Sóc Vọng, vía các Đấng…).

+ Nghi lễ trong tang tế sự.

Lễ phẩm thường dùng trong nghi lễ tôn giáo là hoa, rượu và trà (tượng cho tinh, khí, thần).

4.3- Cổ Pháp Tôn Giáo.

Cổ pháp Tôn Giáo là Xuân Thu, Phất Chủ và Bình Bát Vu.

Từ ngoài nhìn vào thì Bộ Xuân Thu bên tay trái. (biểu tượng cho Nho Giáo)

Cây Phất Chủ bên tay phải. (biểu tượng cho Tiên Giáo)

Bình Bát Vu ở giữa (biểu tượng cho Phật Giáo).


4.4- Đạo kỳ.

Đạo kỳ có 03 màu: Vàng- Xanh- Đỏ.

Hình chữ nhật chiều ngang bằng 2/3 chiều dài.

Màu vàng tiếp xúc với cán cờ.

Màu đỏ ngoài bìa.(không tiếp xúc với cán cờ).




5- Pháp- Luật- Chính tự.

Tôn giáo Cao Đài dùng Luật trị người.

Cho nên từ phẩm Đạo Hữu cho đến Giáo Tông đều chịu chung một khuôn luật.

Pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt quyết định sự còn hay mất của Đạo Cao Đài. Tôn giáo Cao Đài có trong sáng và có năng lực để phụng sự nhân loại hay không là do nơi Pháp và Luật tôn giáo có được thực thi đúng hay không.

5.1- Pháp: Pháp có Pháp Chính Truyền và các Đạo Nghị Định.

5.1.1- Pháp Chính Truyền do Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông lập.

Có thể tóm lược 04 nội dung chính của Pháp Chính Truyền.

- Ấn định các bậc phẩm của chức sắc tôn giáo.

- Ấn định số lượng nhân sự từng phẩm.

- Quyền hành và trách nhiệm từng phẩm.

- Phương thức cầu phong và cầu thăng.

Nhờ các đặc tính trên mà tín đồ Cao Đài biết rõ bộ máy lãnh đạo Tôn giáo có bao nhiêu thành phần và mỗi thành phần có bao nhiêu nhân sự.

Pháp Chính Truyền ban quyền cho Hội Thánh và cho quyền nhơn sanh kiểm soát Hội Thánh, nghĩa là lập quyền cho nhân loại.


5.1.2- Đạo Nghị Định do Đức Lý Giáo Tông và Phạm Hộ Pháp lập.

5.2- Luật: Có Tân Luật và Luật Hội Thánh.

- Tân Luật ban hành ngày 01-6- 1927.

Tân Luật có 03 phần: Đạo Pháp, Thế Luật và Tịnh Thất.

- Luật Hội Thánh bao gồm Tân Luật và Đạo Luật….


5.3. Chính tự của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Mỗi quốc gia đều xác định chính tự của mình.

Lập Đạo Cao Đài là Chí Tôn lập quốc đạo cho nhơn loại.

Chính tự của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là Việt Ngữ (Tiếng An- Nam)



6- Kinh điển và Giáo lý.

6.1- Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo:

Xưa nay Kinh điển là phần tối trọng của tôn giáo.

Trong Tôn giáo Cao Đài thì Chí Tôn dạy rõ: Kinh-điển giúp đời siêu phàm nhập Thánh chẳng khác chi đũa ăn cơm, chẳng có đũa, kẻ có cơm bốc tay ăn cũng đặng. Các con coi kinh-điển lại, rồi thử nghĩ lại sự công-bình thiêng-liêng mà suy-gẫm cho hay lẽ phảị.

Như vậy thì nguyên lý để đạt phẩm vị là công đức phụng sự nhơn sanh chớ chẳng phải do nơi tụng kinh gõ mõ. Tụng kinh gõ mỏ là để rèn luyện thân tâm mình trên đường phụng sự. 

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ lúc đầu dụng một số bài kinh của Phật Giáo để làm bản kinh Tứ Thời Nhật Tụng.

Trong quá trình phát triển của Tôn giáo thì Đức Chí Tôn và các Đấng lần lượt ban cho một số bài kinh mới.

Mười năm sau (1936) thì Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo ra đời.

Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo là bổn kinh chính thức của Đạo Cao Đài.

Mở đầu là lời tựa của Hội Thánh và Tiểu dẫn chỉ cách thức thờ và cúng, nghi lễ trong tang tế sự.

Phần Kinh Thiên Đạo có 39 bài.

Phần Kinh Thế Đạo có 20 bài.

6.2- Giáo lý:

6.2.1- Xuất xứ.

Giáo lý tôn giáo có 02 diện chính: do thiêng liêng dạy qua cơ bút và do cá nhân hay tập thể biên soạn.

Dù ở diện nào cũng phải có sự thị nhận của Hội Thánh mới có giá trị trong hành chính tôn giáo.


6.2.1.1- Từ Thiêng Liêng dạy:

- Căn bản nhất là Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Quyển 1 và Quyển 02. Đây là thiên thơ của Đạo Cao Đài.

6.2.1.2- Của cá nhân hay tập thể biên soạn.

+ Của các bậc lãnh đạo Tôn Giáo.

- Thường thì Hội Thánh tập trung lại và ban hành.

+ Của hậu tấn.

6.2.2: Nội dung.

Trong cơ tận độ và độ tận thì giáo lý của Đạo Cao Đài bày ra hết cả thể pháp và bí pháp (thời kỳ dấu diếm thiên cơ đã qua) còn hiểu thế nào, hiểu đến đâu là tùy vào căn cơ và cố gắng của mỗi người.

Nội dung giáo lý có thể phân ra làm 02 diện: dạy về bí ẩn vũ trụ và thế giới siêu hình; bách khoa tự điển.

6.2.2.1: Bí ẩn vũ trụ và siêu hình học.

Đây là phần hiện nay không thể kiểm chứng (vì nhân loại chưa đủ phương tiện và hiểu biết để kiểm chứng) chỉ có thể lý hội được.

+ Bí ẩn vũ trụ: là những bài dạy về càn khôn vũ trụ (thí dụ như cách thức tạo lập càn khôn vũ trụ hay là cho biết địa cầu chúng ta đang sống là địa cầu số 68 trong 72 quả địa cầu…).

+ Siêu hình học: dạy về thế giới huyền linh của các Đấng thiêng liêng, dạy về những chặng đường mà linh hồn con người phải trải qua sau khi chết.

6.2.2.2: Bách khoa tự điển.

Đây là phần xã hội học nên rất đa dạng và có thể kiểm chứng, đối chứng, biện chứng hay lý hội được. Có thể phân ra như sau:

+ Dạy tu thân: theo 04 tiêu chí: cần mẫn, thanh liêm, nhơn nghĩa, nhẫn nại. (Ngũ giới cấm …).

+ Dạy về xây dựng xã hội đại đồng, hòa hợp Đông Tây… (Công thức và phương án…xây dựng hạ tầng, lương thực, vai trò của khoa học kỹ thuật, của kinh thương, tầm quan trọng của đạo đức trong xã hội…).

+ Dạy về pháp luật, tổ chức, nghi lễ tôn giáo; cách thức tôn giáo xây dựng xã hội….

+ Dạy rèn luyện thân thể.

Tóm lại phần giáo lý dù viết bằng văn xuôi hay văn vần cũng là kinh thư chiến lược của Đạo Cao Đài cho nên tùy vào tài nguyên và môi trường mà vận dụng.

(Tùng theo chơn pháp độ lần chúng sanh).




7- Hình thể và Tổ chức.

Sau Lễ Khai Đạo thì hình thể và tổ chức của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ lần lượt nên hình.

7.1 - Hình thể Đại Đạo.

Về hình thể Đại Đạo có 03 đài: Bát Quái Đài, Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài.

7.1.1- Bát Quái Đài.

Là nơi thờ phượng Đức Chí Tôn và Thần, Thánh, Tiên, Phật.

Đức Chí Tôn là Đấng tự hữu và hằng hữu đã tạo lập ra càn khôn vũ trụ.

Thần, Thánh, Tiên, Phật là các đấng có công giáo hóa nhơn loại xây dựng xã hội bác ái, công bằng.

Tại Bát Quái Đài có trình chính Bát Quái Đồ Thiên.

Đây là dấu ấn của Tam Kỳ Phổ Độ đối chứng với Bát Quái Tiên Thiên (Nhứt Kỳ Phổ Độ) và Bát Quái Hậu Thiên (Nhị Kỳ Phổ Độ).

Bát Quái Đài là hồn của Đạo.

Đức Chí Tôn vi chủ.

Mọi giáo pháp của Đại Đạo do nơi Bát Quái Đài xuất phát.

7.1.2 - Hiệp Thiên Đài.

Hiệp Thiên Đài là nơi hội hiệp của con người (hữu hình) với Đức Chí Tôn hay Thần, Thánh, Tiên, Phật (vô hình) qua cơ bút.

Cho nên Hiệp Thiên Đài có 02 sở dụng:

Thiêng liêng quan hệ đến cơ bút.

Phàm trần giử nhiệm vụ tư pháp và lập pháp trong tôn giáo.

Đức Chí Tôn chủ quản Hiệp Thiên Đài.

Hộ Pháp là chưởng quản Hiệp Thiên Đài. (sở dụng phàm trần của Hiệp Thiên Đài).

Đây chỉ đề cập đến sở dụng phàm trần của Hiệp Thiên Đài.

7.1.2.1- Ý nghĩa Hiệp Thiên Đài phần Pháp Chính Truyền chú giải có ghi rõ:

- Hiệp Thiên Đài là nơi Thầy ngự cầm quyền thiêng liêng mối Đạo. (Phẩm Giáo Tông của Cửu Trùng Đài muốn cầu Đức Chí Tôn hay các Đấng Thiêng Liêng phải đến Hiệp Thiên Đài).

- Hiệp Thiên Đài là chơn thần của Đạo. (là trung gian của Bát Quái Đài và Cửu Trùng Đài).

- Hiệp Thiên Đài là tay vén màng bí mật cho sự hữu hình và vô vi hiệp làm một.

- Hiệp Thiên Đài là luật lệ. (đối với Cửu Trùng Đài là chính trị). Hiệp Thiên Đài là cơ quan bảo thủ luật pháp chơn truyền của Đạo.

7.1.2.2- Về nhân sự:

Hộ Pháp Chưởng Quản.

Tả có Thượng Sanh.

Hữu có Thượng Phẩm.

Dưới nửa có Thập Nhị Thời Quân.

Mười lăm phẩm trên đây được ban dây sắc lịnh.

Khi hành đạo mà có mang dây sắc lịnh vào thì được toàn quyền, không một bậc phẩm nào có quyền vi lịnh.

(Sau có thêm Thập Nhị Bảo Quân và các bậc phẩm từ Tiếp Dẫn Đạo Nhơn đến Luật Sự).

7.1.2.3- Tổ chức.

Một nhân sự hành đạo chịu 02 sự sắp xếp: Theo Đài (cục bộ) và theo Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (toàn thể).

Đây là tổ chức trong nội bộ Hiệp Thiên Đài.

Nhân sự Hiệp Thiên Đài chia làm 03 chi: Chi Pháp, Chi Đạo và Chi Thế.

+ Chi Pháp: Hộ Pháp chưởng quản Hiệp Thiên Đài kiêm Chi Pháp.

Chi Pháp có 04 vị thời quân: Tiếp Pháp, Khai Pháp, Hiến Pháp, Bảo Pháp.

Dây sắc lịnh của Chi Pháp thả mối ở giữa.

+ Chi Đạo: Thượng Phẩm coi Chi Đạo.

Chi Đạo có 04 vị thời quân: Tiếp Đạo, Khai Đạo, Hiến Đạo, Bảo Đạo.

Dây sắc lịnh của Chi Đạo thả mối ở bên phải.

+ Chi Thế: Thượng Sanh coi chi thế.

Chi Thế có 04 vị thời quân: Tiếp Thế, Khai Thế, Hiến Thế, Bảo Thế.

Dây sắc lịnh của Chi Thế thả mối ở bên trái.

Nhân sự (Nam và Nữ) của Hiệp Thiên Đài tùy nhu cầu và sở năng mà phân bổ vào 03 chi trên.

7.1.3 - Cửu Trùng Đài.

Cửu Trùng Đài là phần xác của Đạo.

Cửu Trùng Đài có 02 phần: vô vi (do thiêng liêng nắm) và hữu hình (do tín đồ công cử hoặc Đức Chí Tôn ban thưởng).

Đây chỉ nói về phần hữu hình của Cửu Trùng Đài.

Cửu Trùng Đài có 02 nhiệm vụ hành pháp và lập pháp.

Cửu Trùng Đài là chính trị của Đạo (giáo hóa).

Nhân sự Cửu Trùng Đài phân theo Nam và Nữ (theo giới tính).

7.1.3.1- Cửu Trùng Đài Nam Phái.

Nam Phái chia làm 03 phái:

- Phái Thái: màu vàng.

- Phái Thượng: màu xanh da trời.

- Phái Ngọc: màu đỏ.

+ Các bậc phẩm: Lễ Sanh, Giáo Hữu, Giáo Sư, Phối Sư, Đầu Sư, Chưởng Pháp, Giáo Tông.

+ Số Lượng:

Lễ Sanh: Không định số.

Giáo Hữu: 3.000 vị. (Mỗi phái một ngàn).

Giáo Sư: 72 vị (Mỗi phái 24 vị).

Phối Sư: 36 vị (Có 03 vị Chính Phối Sư. Mỗi phái 12 vị).

Đầu Sư: 03 vị (Mỗi phái một vị).

Chưởng Pháp: 03 vị (Mỗi phái một vị).

Giáo Tông: 01 vị (là anh cả của toàn thể tín đồ).

7.1.3.2- Cửu Trùng Đài Nữ phái.

Nữ phái không chia phái. (Đạo phục màu trắng).

+ Các bậc phẩm: Lễ Sanh, Giáo Hữu, Giáo Sư, Phối Sư, Đầu Sư.

(lưu ý: Nữ phái không có phẩm Chưởng Pháp và Giáo Tông).

+ Số Lượng:

- Đầu Sư phái Nữ: 01 vị.

- Chính Phối Sư phái Nữ: 01 vị.

- Các bậc phẩm từ Phối Sư xuống đến Lễ Sanh: Không định số.

Quyền hành chức sắc Cửu Trùng Đài Nữ Phái y như Nam Phái song chỉ trông coi phái Nữ mà thôi.

7.1.3.3- Cửu Viện:

Cửu Trùng Đài có 09 viện nghiên cứu là: Học Viện, Y Viện, Nông Viện, Hộ Viện, Lương Viện, Công Viện, Hòa Viện, Lại Viện, Lễ Viện.

+ Phái Thái: Chịu trách nhiệm 03 viện: Hộ Viện, Lương Viện, Công Viện.

+ Phái Thượng: Chịu trách nhiệm 03 viện: Học Viện, Y Viện, Nông Viện.

+ Phái Ngọc: Chịu trách nhiệm 03 viện: Hòa Viện, Lại Viện, Lễ Viện.

7.1.3.4- Công cử nhân sự Cửu Trùng Đài:

Chức Sắc Cửu Trùng Đài bắt đầu từ phẩm Lễ Sanh.

Chức Sắc Cửu Trùng Đài mỗi khi cầu phong hay cầu thăng đều phải qua 03 giai đoạn.

- Quyền Vạn Linh chấp nhận. (Từ Chưởng Pháp xuống đến Hội Nhơn Sanh).

- Quyền Chí Tôn tại thế (Giáo Tông và Hộ Pháp) chấp nhận.

- Cơ bút nhìn nhận tại Cung Đạo.

Lưu ý:

Phẩm Lễ Sanh do Chức Việc mà có.

Không qua Chức Việc thì không vào được Lễ Sanh.

(Sau Hội Thánh Cao Đài có mở thêm một số cửa khác như:

- Nhân sự từ Đầu Phòng Văn, Lễ Sĩ, Giáo Nhi…là những người phục vụ theo chuyên môn và đủ thời gian qui định thì được cầu phong vào Lễ Sanh.

- Đặc biệt là Hiền Tài Ban Thế Đạo nếu có công nghiệp hành đạo được cầu thăng qua Giáo Hữu).

7.2- Tổ Chức Hội Thánh Cao Đài.

7.2.1- Nhân Sự:

7.2.1.1- Hội Thánh Anh:

Nhân sự Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài hợp lại thành Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Hội Thánh Cao Đài.

Về hành chính Hội Thánh Cao Đài gồm các bậc phẩm từ Giáo Hữu (của Cửu Trùng Đài) đổ lên. (Các bậc phẩm ở Hiệp Thiên Đài “hay các cơ quan khác” thì đối phẩm tương đương với phẩm Giáo Hữu).

Từ Phối Sư trở lên hành đạo ở tại Tòa Thánh.

Từ Lễ Sanh đến Giáo Sư hành đạo ở địa phương. (Tộc, Châu, Trấn).

Hội Thánh ở trung ương được gọi là Hội Thánh Anh.

7.2.1.2- Hội Thánh Em:

Bàn Trị Sự tại Hương Đạo được gọi là Hội Thánh Em.

- 01 vị Chính Trị Sự.

- 01 vị Phó Trị Sự.

- 01 vị Thông Sự

Ba vị nầy họp lại thành một Bàn Trị Sự.

  • Đạo Luật qui định: Dù là một phẩm nhỏ nhất (Phó Trị Sự hoặc Thông Sự) nơi ấp Đạo cũng phải trường trai và phải từ bỏ quyền Đời đặng để trọn tâm lo tròn trách nhậm Đạo.

7.2.2- Các cơ quan trong hành chính đạo.

Đạo Luật Mậu Dần (1938) bố trí 04 cơ quan trong hành chính đạo (04 cơ quan trong chính trị đạo).

7.2.2.1- Hành Chính: là cơ quan để thi hành các luật lịnh của Hội Thánh hoặc của chúng sanh dâng lên mà đã có Quyền Chí Tôn phê chuẩn, nghĩa là buộc chúng sanh phải tuân y Luật Pháp mà đi trên con đường Đạo Đức cho đặng thong dong, hòa bình, trật tự, hạnh phúc, an nhàn, tức là thật hành cả khuôn viên luật pháp cho ra thiệt tướng.

Thống quản cả các hoạt động của nền chính trị đạo. (Chương hành chính có 17 điều).

7.2.2.2- Phước thiện: là cơ quan bảo tồn sanh chúng trên đường sanh hoạt nuôi sống thi hài, tức là cơ quan giải khổ cho chúng sanh, tầm phương bảo bọc những kẻ tật nguyền, cô độc, dốt nát, ít oi, hoặc giúp tay cho bên hành chính thi hành Luật Pháp cho đặng dễ dàng trọn vẹn.

(Phước Thiện lấy điều 10 và 11 của Hành Chính tạo thành).

7.2.2.3- Phổ tế: là cơ quan để cứu vớt hoặc độ rỗi những người lạc bước thối tâm, cùng an ủi khuyên lơn những kẻ đã bị luật pháp buộc ràng mà phế vong phận sự, hay là độ rỗi những kẻ hữu tâm tầm Đạo.

(thuộc điều 14 của chương Hành Chính).

7.2.2.4- Tòa Đạo: là cơ quan bảo thủ Chơn Truyền, gìn giữ Luật Pháp, chăm nom chư Chức Sắc, Chức Việc và Đạo Hữu thi hành phận sự, chở che những kẻ yếu tha, bênh vực những người cô thế, hoặc tiếp cả sự uất ức bất công của toàn sanh chúng, tức là giữ nét công bình trên mặt Đạo; lại cũng là một cơ quan giúp cho Hành Chính, Phước Thiện và Phổ Tế thêm oai quyền mạnh mẽ, tôn nghiêm đặc sắc.

(thuộc điều 15 của chương Hành Chính).

Tùy theo phân cấp hành chính mà bố trí nhân sự và tổ chức các cơ quan.

7.2.3 - Phân cấp hành chính:

Đạo Cao Đài có trung ương và địa phương:

7.2.3.1- Trung ương: tại Tòa Thánh Tây Ninh.

Hội Thánh Cao Đài có các cơ quan như: Cửu Viện, Phước Thiện, Phổ Tế, Bộ Pháp Chính, Hàn Lâm Viện, Ban Thế Đạo, Đại Đạo Thanh Niên Hội….

  • Tổ chức Hành Chính Đạo tại Châu Thành Thánh Địa.

Tại Trung Ương có Châu Thành Thánh Địa.

Có 01 vị Giáo Sư là Khâm Thành.

Trong Châu Thành Thánh Địa có các Phận Đạo.

Đầu Phận Đạo là vị Lễ Sanh.

Phận Đạo có nhiều Hương Đạo.

7.2.3.2- Địa Phương:

- Trấn Đạo: gồm nhiều Châu Đạo. (Giáo Sư phụ trách Khâm Trấn).

- Châu Đạo: Gồm nhiều Tộc Đạo. (Giáo Hữu phụ trách Khâm Châu).

- Tộc Đạo: Gồm nhiều Hương Đạo (Lễ Sanh phụ trách Đầu Tộc Đạo).

- Hương Đạo: Gồm nhiều ấp Đạo (Chính Trị Sự phụ trách Đầu Hương Đạo.

Ấp Đạo có Phó Trị Sự và Thông Sự đứng đầu.




8- Phương châm hành đạo- Nhân tố phụng sự.

8.1- Phương châm hành đạo:

Đạo ở thế gian do phàm hiệp với cái thiêng liêng của Thầy mà có.

Trước Tam Kỳ Phổ Độ thì đã có Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ Phổ Độ.

Hai thời kỳ trước đã có Tam giáo và Ngũ Chi.

Tam giáo: Phật Giáo, Tiên Giáo và Nho Giáo.

Ngũ Chi: Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo.

Tùy vào phong hóa và văn minh của mỗi nơi mà Thầy gầy chính giáo.

Nay đến lúc năm châu chung chợ, bốn biển chung nhà, càn khôn dĩ tận thức, nhân loại vì có nhiều đạo mà nghịch lẫn nhau nên Đức Chí Tôn đến chỉ cho nhân loại rõ:

Tam giáo (ba cách dạy) có:

- Cùng một qui tắc: dạy con người làm lành lánh dữ, phụng sự nhân loại theo khuôn luật bác ái, công bằng.

- Cùng một nguyên lý: Nhứt bổn tán vạn thù. Cả hai thời kỳ đều đi từ vô vi đến hữu hình.

Ngũ Chi: năm đạo (năm con đường) hay năm lớp phân chia làm cho nhơn tâm bất nhứt, nhân loại nghịch nhau nay hiệp lại thành một nhà.

Phần lớn nhân loại nhận thức tam giáo và ngũ chi vốn khác nhau nên Đức Chí Tôn dụng chữ Hòa để qui nguyên tam giáo và hiệp nhứt ngũ chi.

Có hòa thì mới có hiệp.

Có hòa hiệp mới có qui nhứt.

Qui nhứt là cộng hòa. (Cộng yêu Hòa ái).

Có cộng hòa thì nhìn nhau là bạn đồng sanh, mở cửa cho tình thương và trừ được sự thù hiềm. Cộng Hòa là học lý là phương châm của Tam Kỳ Phổ Độ.

8.2- Nhân tố phụng sự:

Hành đạo là phụng sự nhân loại.

Đạo Cao Đài dụng Bảo Sanh- Nhơn Nghĩa- Đại Đồng để phụng sự nhân loại. Bảo Sanh- Nhơn Nghĩa- Đại Đồng được thể hiện bằng: trường học, sở dưỡng lão ấu, tịnh thất. Đó là phúc lộc mà Thượng Đế ban cho nhân loại.

Đạo luật Mậu Dần (1938) đã luật hóa các điều trên, cho nên dù ở cơ quan nào, cấp hành chính nào cũng là để phụng sự nhân loại theo bản tính và năng lực mỗi người mà thôi.





9- Một phát minh mới.

Ngay từ buổi đầu Đức Chí Tôn đã dạy lập Quốc Đạo cho nhân loại. (Đạo tổ chức chặc chẽ như một quốc gia…)

Do vậy 12 năm sau lễ khai đạo tôn giáo đã hoàn chỉnh nguồn máy hành chính, pháp luật, tổ chức và lễ nghi…xây dựng cơ ngơi chính.

Thể pháp tôn giáo đã định hình.

Thể pháp tôn giáo Cao Đài cung ứng cho nhân loại phương án tu thân, phương án xây dựng xã hội. Tôn giáo có công thức, mô hình… giúp nhân loại dụng triết học Đông phương và khoa học Tây phương để xây dựng một nền văn minh mới cho nhân loại.

Tôn giáo cung ứng những phương án, mô hình… mà nhân loại đang tìm kiếm để xây dựng một thế giới chung hòa bình và thịnh vượng (toàn cầu hóa).

Căn cứ vào qui luật cung cầu thì tôn giáo Cao Đài là một phát minh mới, cung ứng cho nhân loại những nhu cầu trong công cuộc xây dựng xã hội công bằng, bác ái./. (1).




(1):Nguồn:

1.1: Của Hội Thánh Cao Đài.

- Pháp Chính Truyền.

- Tân Luật.

- Đạo Luật.

- Các Đạo Nghị Định.

- Hiến Pháp Hiệp Thiên Đài.

- Quyền Tư Pháp và Nội Trị Đạo.

- Luật Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh.

- Nền tảng Chính Trị Đạo.

- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q1. và Q2.

- Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.

- Diễn văn Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt.

- Diễn văn và Lời thuyết đạo của Phạm Hộ Pháp.

- Giáo lý Tiếp Pháp Trương Văn Tràng.

- Đạo Sử.

1.2: Của hậu tấn.

- Văn Minh Và Đạo Đức- RST.(caodai.youth.org)

- Cường Khai Đại Đồng.- TTL.(chonphapcaodai.net)

- Bài Đạo Cao Đài – (Wikipedia).



LOI TU SU....[sửa mã nguồn]

hdth2008 co mot uoc muon la TRINH BAY VE DAO CAO DAI THAT RO RANG CHO BAT CU AI DEN XEM CUNG CO THE HINH DUNG DUOC....mot cach khai quat ma chinh xac ve DAO CAO DAI

do vay ma chung toi da xem cac bai tren wiki ve DAOCAODAI nen cung nhau nghien cuu va sap xep lai nhu tren rat mong qui vi quan tam muon sua doi chi thi vui long trinh bay roly do...

ve hinh thuc mong cac ban ranh ve wiki giup do con noi dung thi phan chung toi bao dam la chinh xac....

--Hdth2008 (thảo luận) 11:49, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Hdth2008, tôi tạm đưa nội dung bạn nhập ra đây (bên trên) để trộn dần vào bài. Bản của bạn có nhiều thông tin nhưng có văn phong cần phải sửa để phù hợp với từ điển bách khoa. Ngoài ra, bản cũ cũng có nhiều thông tin, nên trộn vào đó chứ không nên xóa sạch đi như vậy (nếu có nội dung gì sai trong bản cũ, rất mong Hdth2008 chỉ ra).
Xin mời Hdth2008 và các thành viên quan tâm tham gia trộn các nội dung trên vào bài.
Tmct (thảo luận) 12:26, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời


Bài về Đạo Cao Đài phải xây dựng lại dàn bài mới....

Có những cái chỉ cần viết vài hàng thì viết tràng giang đại hãi hải. (ví du nhu các vị đệ tử hầu như kể tên ra là đã chiếm tỷ trọng muốn hết bài....)

Còn các thông tin khác về hình thể và tổ chức để ngưòi đọc biết đựoc cách thức tổ chức tôn giáo lại rời rạc....

Tóm lại bài về Đạo Cao Đài muốn có giá trị phải xây dựng dàn bài lại...

và sau đó ai muốn thêm cái chi thì cứ để vào...

chố sửa bài củ thì Toi cũng không biết sửa làm sao...

Vì nó không hợp lý từ dàn bài...

Ngay như Tôn chỉ của Đạo Đức Chí Tôn đã viết rõ ngay từ đầu mà sao không dùng lại đi viết ý riêng của mấy chục năm sau vào đó...



Bài của Tôi còn phải thêm vào đoạn:

1- Cổ pháp và Đạo Kỳ ở mục số 4. (Thờ phượng và nghi lễ).

2- chính tự của đạo ở mục số 5 (phần pháp luật).

3- Phần nội dung giáo lý. (BẠN XEM CÓ BÀI VIẾT NÀO PHÂN TÍCH NỘI DUNG giáo lý NHƯ THẾ TREN WIKI CHƯA...

kinh thánh dạy không ai cắt miếng vãi mới vá vào manh áo đã củ; vải mới phải may áo mới....... hay ruợu mới không đổ vào bình củ... ruợu mới phải cho vào bình mới...


Chúng tôi mong rằng bạn nên tạo cơ hội cho ngưòi đọc biết đựoc diện mạo và thực chất của Đạo Cao Đài...

bài trứoc nói xin lỗi... TÔI KHÔNG BIẾT PHẢI SỬA hay trộn THẾ NÀO////


--Hdth2008 (thảo luận) 05:25, ngày 19 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời


Toi xin co kien:

1- Dong y la xay dung lai dan bai ve dao cao dai roi sau do se dua noi dung lien quan vao tung de muc.... ai cung co dong gop tren dan bai chung do. Day la truong hop dac biet vi no la bai goc cho D D T K P D.

Ngay tu dinh nghia cua bai truoc da o dung...

ten6 chinh thuc la D D T K P D goi tac la DAO CAO DAI moi dung....


2- cu the da dem phan hinh the va to chu vao thi phan con lai ben duoi la thua... vi ben tren da noi roi.

3- cac phan con lai nhu su phan chia giao hoi... no thuoc ve lanh vuc khac khong de chung trong bai gioi thieu ve ton giao


--Kbtd2008 (thảo luận) 13:13, ngày 19 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

  1. Xin đừng xóa thông tin nếu nó không sai và không thừa. Nếu nó không thích hợp với đề mục đó thì xin chuyển sang mục khác thay vì xóa
  2. Đây là Wikipedia với văn phong và cách đánh đề mục riêng của Wikipedia, tôi đang cố gắng sửa văn phong và định dạng bài cho phù hợp với môi trường này. Nếu các bạn muốn giúp thì hãy sửa nội dung chứ đừng hủy các sửa đổi về định dạng hay văn phong mà tôi đã làm.
Xin cảm ơn. Tmct (thảo luận) 13:28, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời


Cám on bạn

Xin bạn yên tâm

Tôi tham gia wiki vì 02 lý do:

1- Muốn cung cấp thông tin đúng và góp phần xây dựng bài viết về Cao Đài cho có chất lưọng.

2- Mến mộ tinh thần phục vụ nhân loại của wiki. Điểm nầy các bạn trùng hợp với Tôn giáo Cao Đài

Cho nên bạn yên tâm Toi không quảng bá cho một cá nhân hay tập thể nào khác mà chỉ xoáy ngay vào phần chính gốc của Đ Đ T K P Đ.

Tôi xoa doan sau vi no thừa (va Toi đã trình bay rõ phần thừa của nó) @@@

PHẦN DÀN BÀI SỐ tÔI ĐỀ NGHỊ CHỈ GHI TIẾN TRÌNH LẬP ĐẠO LÀ ĐỦ.

Nếu cần thì thêm phần Cơ bút

Còn nhân vật trọng yếu không phải là một đề mục tưong xứng. (nặng về cá nhân và gây tranh cãi vì chính những ngưòi cao đài cho nên ai cần thì cứ viết thành bài riwêng CÒN ĐÂY LÀ ĐẠO CAO ĐÀI - O QUẢNG CÁO CHO CÁ NHÂN).

Còn tiến trình phát triển là một phần riêng và chu đáo chớ đâu có để mấy hàng lơ thơ vừa thiếu lại thừa (Nhất là chưa chi để chữ phân hoá nội bộ vào nghe càng khó thuận vì thế nào là phân hoá trong khi ngay từ đầu CHÍ TÔN ĐÃ NÓI ĐUA71 PHÂN CHIA LÀ THÙ NGHỊCH CỦA THẦY đã cấm....).

Còn như viết cũng như các tôn giáo khác Đạo Cao Đài phải chịu sự phân làm nhiều chi lại càng xằng bậy (do những ngưòi từ chi phái viết ra):

Chứng minh:

- Nhứt kỳ và nhị kỳ thuộc nguyên lý: Nhứt bản tán vạn thù thì phân ra để truyền bá là đúng.

- Tam Kỳ là VẠN THÙ QUI NHỨT BỔN thì chuyện chi chi đã bị cấm nagy từ đầu sao lại viết là đưọng nhiên.

Luật Đạo năm thứ nhì (1927)đã cấm chia chi và nói rõ đó là nghịch với Đạo.

Năm 1938 đã luật hoá nơi điều 14 của Đạo Luật Mậu dần: Chi Phái là phản đạo.

Ngày nay Chi phái vẫn chưa đựoc Hội thánh nhòin nhận do tham vọng của một số ngưòi mà thành ra bài viết ở wiki bị chệch hướng.

Ngưòi viết đã vì tư tâm chứ không theo văn bản


Còn quan niệm nguồn gốc vũ trụ đúng là vũ trụ quan va nhân sinh quan


còn thứ bậc thiêng liêng thì lại không cần phải để thành một đề mục riêng. Ba thời kỳ hiện thân và phổ độ cũng không hợp lý vì nó nằm ở trong giáo lý (còn bài chúng ta là ĐẠO CAO ĐÀI)

Nguồn CHÍNH THỐNG để kiểm chứng thì phải cuối bài (cũng như lục sách vở tham khảo - nguồn).

Các vị thánh lại càng không cần để vào... vì có hằng hà sa số phật thì các vị thánh để vào đây lạc lỏng

Tóm lại các vị cứ xây dựng một dàn bài rồi công khai cho ai quan tâm thì góp ý

Sau đó chon lọc đưa vào

thì bài về Đạo Cao Đài sẽ hay... và đầy đủ.

Bài gốc đã hay và đúng thì các bài sau đó ắt hẳn sẽ dễ hơn

kính

Tôi cho rằng dàn bài của thhd là khá tốt và nên xây dựng từ đó... --Kbtd2008 (thảo luận) 11:09, ngày 21 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời


bây giờ tôi bắt đầu sửa bài ĐẠO CAO ĐÀI.

1- Nói Đạo Cao Đài đôc thần là đúng hay sai?. vì Đạo thờ Thân Thánh Tiên Phật là những vị có công đức phụng sự nhân loại chớ sao lại độc thần ???

2- Tên đầy đủ phải viêt trước tên tắc phải viết sau.

3- Thành lập khác với phát triển. phải tách hai phần nầy ra. Phần phát triển phải để sau nhiêu phân khác.

Các bạn cho ý kiến vài hôm nữa không ai phản biện tôi sẽ sửa.

SỐ 1- Tiến trinh thanh lập.như sau:

1- Tiến trình khai đạo. 1.1- Ý nghĩa. 1.1.1- Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. 1.1.2- Đạo Cao Đài. 1.2- Địa Điểm. 1.3 Sơ lược về cơ bút.

Việc đạo là việc chung các bạn nên góp ý lam cho bài vở có giá trị đó la trách nhiệm của người có đạo tham gia trang wiki

kính

--Kbtd2008 (thảo luận) 13:44, ngày 3 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi hoan nghênh tất cả những ai tham gia sửa bài hoặc viết mới, nhưng đừng quên bổ sung nguồn tham khảo để người đọc kiểm chứng. Lưu Ly (thảo luận) 13:55, ngày 3 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi thấy trang này người ta tranh luận khá nhiều, nhưng dầu sao đó cũng là niềm tin của họ. Nhưng nếu có dẫn chứng thì rất khó vì đó là niềm tin.--DXLINH (thảo luận) 14:50, ngày 3 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Và nếu chỉ viết bởi niềm tin thì không thích hợp tại wikipedia. Lưu Ly (thảo luận) 15:10, ngày 3 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nếu bạn nói vậy thì tôi sợ lại có cuộc tranh luận mới về một chủ đề khác, chúng ta đưa lên Wiki những thứ mà người ta chấp nhận về nó. Đồng y dẫn chứng phải có nhưng đây đúng là một bài viết hoàn toàn Wiki chứ.--DXLINH (thảo luận) 16:00, ngày 3 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi thấy giáo lý Cao Đài ngày càng phức tạp trên Wiki này. Có ai viết cho dễ hiểu và bách khoa hơn không? Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 16:06, ngày 3 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cac ban da nhan xet rat dung...

Dac biet la thanh vien Nguyen Thanh Quang...

cac ban co the den trang web chonphapcaodai.net xem quyen KY YEU CAO DAI thi cac ban se thay cac bai ve caodai tren wiki can phai dieu chinh the nao cho co tinh bach khoa hay xa hoi hoc.

Phan lon nguoi viet bai ve caodai la nguoi co dao nhung tamnhin thi... da tao nen su " holon" ve bai vo nhu ta da thay...

Do vay de cho bai ve caodai tren wiki co he thong can phai co ban tay manh me va hieu biet sap xep, dieu chinh lai.

--Kbtd2008 (thảo luận) 02:46, ngày 9 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tam kỳ phổ độ[sửa mã nguồn]

Cái bài này bây giờ bị thảo luận copy paste tùm lum giống như "khùng", không biết đang nói cái gì nữa. Những ai theo đạo cao đài cho tôi hỏi, có lần tôi nghe người ta dạy rằng triết lý đạo này cũng hay chứ không rắc rối như trong bài: tất cả các vị thần của đạo này đều là hiện thân của Thượng Đế (do vậy có thể kêu là độc thần). Có nhiều hiện thân là vì sự khác nhau của phong tục tập quán mỗi vùng, mỗi thời đại, ví dụ tại kỳ phổ độ thứ 2, ở TQ thượng đế hiện thân thành Khổng Tử, nhưng đến Ấn Độ thì hiện thành phật Thích Ca, tương tự ở Âu châu là chúa Jesus, muhammad... tuy khác nhau về triết lý nhưng đều hướng người ta về lối sống tốt nhất.
Về 3 kỳ phổ độ của Thượng Đế:
  • kỳ 1 thượng đế hoá thân là các vị Thần nông, phục hy, Bramah, thánh moise, Allah... tức là các vị thần cổ đại, khi ấy dân ít nên nhiệm vụ các thần cũng nhàn, ai đọc về các vị ấy cũng biết.
  • kỳ 2 thượng đế hoá thân là các vị gần đây như Thích Ca, Gia Tô, Khổng Tử, Lão Tử, muhammad,... để truyền bá đạo lý, vì khi ấy dân đã đông, xã hội phức tạp hơn.
  • còn kỳ 3 chính là để truyền bá đạo cao đài, chớ không phải Quán Thế Âm, Lý Bạch gì đó như trong bài... có lẽ vì thời hiện đại đông và tây đã xích lại nên không cần phải chia ra làm nhiều thần nữa, thờ 1 đạo là đủ.
Những gì tôi nghe được có vẻ hợp lý và chắc chắn hơn, nó khớp với 3 chữ "thờ độc thần" hay "vạn giáo nhất lý" ở đầu bài. Về ý kiến của tôi thì tiêu chí của đạo này rất lý tưởng, nhưng thực hiện thì hơi khó, vì trên thế giới có bao nhiêu đạo, mà mỗi đạo mỗi dáng vẻ làm sao góp hết triết lý lại làm một được ? phải là 1 bậc siêu phàm mới làm thế... còn như những gì tôi nhìn thấy trong bài thì hình như người ta chỉ mới gom tên tuổi các ông giáo chủ lại chứ chưa gom hết triết lý được, về triết lý của đạo cao đài phần nhiều là chịu ảnh hưởng của Lão Giáo, Phật giáo, còn bên đạo Chúa, đạo Hồi và các đạo mà người Việt Nam không quen mấy, thì tôi thấy chỉ có tiếng chứ không có miếng, tức là không có tư tưởng của các vị ấy dính dáng ở đây. Xiaoao (thảo luận) 09:46, ngày 22 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đóng góp một số ý kiến: Tôi tên Minh Hùng, đang sống tại Sài Gòn.

Theo thống kê dân số chính thức của Nhà nước Việt Nam ngày 01 – 04 – 1999 thì Cao Đài có khoảng 2,2 triệu tín đồ ở cả 3 miền (chưa tính tín đồ tại các quốc gia khác), là tôn giáo có số lượng tín đồ đông thứ ba tại Việt Nam sau Phật giáo (hơn 11 triệu tín đồ) và Công giáo La Mã (xấp xỉ 9 triệu tín đồ). Hiện nay Nhà nước Việt Nam đã chính thức công nhận 9 chi phái của đạo Cao Đài. Mỗi chi phái có Hội Thánh riêng, có tư cách pháp nhân, có Hiến chương Hành đạo riêng, tiến hành Đại hội Nhơn sanh 5 năm 1 lần, bộ máy 2 cấp: cấp cơ sở và Hội Thánh. Kinh kệ, nghi lễ và pháp danh tín đồ của các Hội Thánh tuy dựa trên nền tảng chung từ Tòa thánh Tây Ninh nhưng có một số điểm không giống nhau. Các Hội Thánh đều có đại diện tham gia Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành; riêng Tòa thánh Tây Ninh có đại biểu Quốc hội Việt Nam.

1.Minh Chơn Đạo: Hội Thánh tại Cà Mau.

2.Ban Chỉnh Đạo: Hội Thánh tại Tòa Thánh An Hội, thị xã Bến Tre.

3.Tiên Thiên: Hội Thánh tại Tòa Thánh Châu Minh, xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành, Bến Tre.

4.Tây Ninh. Hội Thánh tại xã Long Hoa, huyện Hòa Thành, Tây Ninh.

5.Truyền Giáo Cao Đài. Hội Thánh tại Đà Nẵng.

6.Chiếu Minh Long Châu. Hội Thánh tại Cần Thơ.

7.Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý. Hội Thánh tại Cà Mau. Có 14 họ đạo (13 tại Cà Mau, 1 tại Sài Gòn) với hơn 4.000 tín đồ.

8.Cầu Kho Tam Quan. Hội Thánh tại Bình Định.

9.Minh Chơn Lý. Hội Thánh tại Tiền Giang.

Ngoài ra có một số nơi đơn lập, không theo Hội Thánh nào như Thánh thất Bàu Sen ở quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh (tôi đọc được tin cuối năm 2008 là Thánh thất này đã hoàn nguyên về Hội Thánh Tiên Thiên) hay Vĩnh Nguyên Tự ở xã Long An, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An v.v. Những nơi này cũng được công nhận là tổ chức tôn giáo có tư cách pháp nhân nhưng chưa có phân cấp vì chưa có chi nhánh.

Vĩnh Nguyên Tự là nơi thiết đàn cầu cơ đầu tiên năm 1926 của đạo Cao Đài, là nơi cơ bút giáng sanh đặt pháp danh cho những người khai đạo như Thượng Trung Nhật (là ngài Lê Văn Trung, Quyền Giáo Tông Tòa Thánh Tây Ninh), Ngọc Lịch Nguyệt (Đầu sư Tòa thánh Tây Ninh) v.v. Về cơ bản nơi đây giữ cách thờ phụng, kinh kệ và nghi lễ nguyên gốc.

Trước 1975, Cao Đài có 12 dòng thì đến thập niên 1960 được thống nhất lại do sự vận động của ngài Cao Triều Phát của dòng Tiên Thiên, và do đó, ngài được bầu làm Giáo Tông của Cao Đài thống nhất. Tuy nhiên các dòng lại lần lượt tuyên bố tách ra sau khi ngài mất.

Cao Đài Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý tách ra, tuyên bố thành lập vào năm 1942.

Cao Đài Tiên Thiên thành lập năm 1927. Có một đời Giáo Tông là ngài Phan Văn Tòng, là dượng rể của Giáo sư Trần Văn Khê, đã nuôi nấng Giáo sư Trần Văn Khê trong quãng đời niên thiếu. Cao Đài Tiên Thiên năm 1970 đã tiến hành Đại hội Nhơn sanh cầu nguyện cho Hòa bình tại một Thánh thất mà tôi không nhớ tên, đến bây giờ được Nhà nước Việt Nam phong là Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia.

Do tôi sinh trong gia đình thuộc Cao Đài Ban Chỉnh Đạo nên cũng có một số hiểu biết tương đối về dòng này nhiều hơn. Cao Đài Ban Chỉnh Đạo thành lập năm 1934 do 2 ngài Nguyễn Ngọc Tương (1881 – 1951) và Lê Bá Trang (xuất thân là Ngọc Đầu sư và Thượng Đầu sư của Cao Đài Tây Ninh) tiến hành Hội Vạn Linh năm 1934 để tiến hành chỉnh lý Đại Đạo do không đồng ý với một số hành động của Hộ Pháp Phạm Công Tắc và Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung. Đại hội bầu ngài Nguyễn Ngọc Tương là Giáo Tông, ngài Lê Bá Trang là Thượng Chưởng Pháp. Sau đó, không tiến hành cầu Cơ bút nữa; do đó, kinh kệ và nghi lễ là gần giống với dòng Tây Ninh nhất.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Cao Đài Ban Chỉnh Đạo tách ra làm ra 2 dòng là Cao Đài Bến Tre đặt tại Tòa Thánh An Hội, tỉnh Bến Tre và Cao Đài Ban Chỉnh Đạo đặt tại Thánh thất Đô Thành, đường Hậu Giang (gần bùng binh Cây Gõ), Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. Đến khoảng 1997 thì dòng Ban Chỉnh Đạo hoàn nguyên về Bến Tre.

Theo số liệu chính thức năm 2007 (Đại hội Nhơn sanh nhiệm kỳ 2007 – 2012) thì Cao Đài Ban Chỉnh Đạo có hơn 808 ngàn tín đồ với 299 thánh thất.

Nhạc lễ Cao Đài mang đậm văn hóa truyền thống Việt Nam với cung cách đi trò lễ, nhạc trong các buổi lễ (đặc biệt là Đại đàn).

Phần thảo luận khá dài, nhiều đoạn tối nghĩa, đến đoạn của anh Hùng mới thấy gần đủ cả kiến thức tôn giáo và tính khoa học. Tôi hứa sẽ cố gắng hoàn chỉnh cơ bản cho một tôn giáo đặc sắc Việt Nam này. Mong các tín đồ Cao Đài cũng có được sự khách quan như anh Hùng. Thái Nhi (thảo luận) 13:22, ngày 18 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vấn đề sửa đổi trang cao đài[sửa mã nguồn]

Trang này lúc đầu người viết rất chính xác và rất hay nhưng ko biết ai đã sửa bài viết đó lại và dịch một số bài từ Tiếng Anh, do tiếng anh ko đủ ý nghĩa và cũng ko thể nói giáo lý của Đạo nên có nhiều chỗ khuyết điểm.

Tôn giáo Cao Đài không chỉ Tòa Thánh Tây Ninh[sửa mã nguồn]

Trong bài viết này, tôi đã cố gắng trình bày một cách khách quan tôn giáo Cao Đài tổng thể. Điều này có thể khác với quan điểm tôn giáo của một số tín đồ Cao Đài Tây Ninh. Tuy Tòa Thánh Tây Ninh là Hội Thánh lớn nhất của đạo Cao Đài nhưng không phản ánh được toàn bộ nền Đạo. Thành viên Khaphap vốn là một chức sắc cao cấp của Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh, nên có phần thiên lệch khi trình bày. Tốt nhất các sửa đổi như thế cần hiệp thương với các thành viên khác trước khi thực hiện.

VD:

  • Đối với các tín đồ Cao Đài Tây Ninh, chỉ có một Hội Thánh Cao Đài duy nhất và các chi phái khác đều xuất phát từ Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh. Tôi cho rằng điều này mang tầm nhìn hẹp đối với bách khoa. Vì trước khi Hội Thánh Cao Đài nguyên thủy thành lập, đã hình thành một hệ phái Cao Đài riêng của ông Ngô Văn Chiêu, sau đó, theo những cách khác nhau, những hệ phái khác cũng được hình thành.
  • Chữ hệ phái mang tính độc lập hơn chi phái. Một hệ phái thường có những khác biệt lớn với hệ phái khác như trong cách thức tu tập, tổ chức giáo hội. Chi phái thường chỉ khác biệt nhỏ, hoặc tổ chức ở quy mô nhỏ, có sự tương đồng lớn với hệ phái gốc.
  • Có thể, từ "hệ phái", "chi phái" khác biệt lớn với quan điểm tôn giáo của tín đồ Cao Đài Tây Ninh, liệu hiệp thương có thể dùng từ "tông phái" được không?
  • Thuật ngữ "Cao Đài mười hai chi phái" là của tín đồ Cao Đài. Tôi không thêm bớt gì nên không thể sửa.

Trên đây là những trình bày cơ bản. Mong các bạn thành viên cùng tham gia để hoàn thiện bài viết "nhạy cảm" này. Thái Nhi (thảo luận) 05:12, ngày 14 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Quan điểm Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh[sửa mã nguồn]

Ngài Ngô Minh Chiêu từ chối ngôi vị Giáo Tông,trở về Cần Thơ mở cơ tuyển độ vô vi.Danh từ chi phái Chiếu Minh là do các đệ tử của ngài lập nên sau khi Ngài liễu Đạo.Còn nếu như nói rằng Cao Đài Chiếu Minh có từ khi Ngài còn tại thế thì phái Chiếu Minh có trước khi Tân Luật Pháp Chính Truyền ra đời nên chẳng tùng quyền ấy.Do đó tất cả các chi phái điều xuất phát từ Tòa Thánh Tây Ninh mà ra.

Còn việc hiệp thương thì chuyện đó có thể rất rất lâu mới có thể thành hiện thực.Có lẽ cho tới khi nào tất cả các chi phái điều tùng lịnh Tòa Thánh Tây Ninh.Từ Chức sắc cho tới tín đồ của các chi phái phải nhập môn trở lại tại các Thánh Thất tùng lịnh Tòa Thánh Tây Ninh.Nhưng đó là chuyện nội bộ của Cao Đài giáo chúng tôi.

Danh từ "Mười hai chi phái" là do tín đồ chi phái dùng.Không thể gộp chung lại là tín đồ Cao Đài dùng vì tín đồ Cao Đài có tín đồ Tòa Thánh Tây Ninh trong đó.

Trong bài viết tôi dùng Thánh Danh là vì các vị đó điều là tu sĩ Cao Đài.Cũng như trong các bài viết về tu sĩ của Phật giáo thì các vị dùng Pháp danh,Công giáo thì tên thánh đi trước tên thật,còn tại sao Cao Đài chúng tôi lại không được dùng Thánh danh của mình.

Và cũng trong các bài viết Cao Đài tôi dùng từ Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh đó là dùng đúng tên gọi Hội Thánh được ghi trong hiến chương được Chính phủ CHXHCN Việt Nam công nhận.Vì dùng từ Cao Đài Tây Ninh đã gây ra sự phản đối trong tín đồ Cao Đài.

Một người đứng ngoài của Đạo thì không biết bên trong Đạo có gì.

Kính.

Phản hồi thành viên Khaphap[sửa mã nguồn]

Thưa Ngài Ngọc Giáo sư,

Ngài là một chức sắc cao cấp của đạo Cao Đài, xét về tuổi tác là bậc bề trên, nhưng trong tranh luận có lẽ Ngài đã khinh suất.

"Một người đứng ngoài của Đạo thì không biết bên trong Đạo có gì". Nếu Ngài chú ý, thì phần lớn trình bày quan trọng trong các bài viết về đạo Cao Đài như bài Cao Đài, Đạo Cao Đài, Ngô Văn Chiêu, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ... đều có sự tham gia không nhỏ của tôi. Tuy không phải là một tín đồ, nhưng khó có thể nói tôi, cùng với sự trợ giúp của nhiều thành viên khác, không có những tìm hiểu, nghiên cứu về Đạo. Chính với những kiến thức của mình, chúng tôi cố gắng trình bài chủ đề Cao Đài sao cho khách quan, theo cách nhìn đơn giản, khoa học, phù hợp với đại đa số người tra cứu.

Ngài cũng có thể xem lại lịch sử các bài viết, với địa vị cao của Ngài mà chỉ dùng những sửa đổi nhỏ để buộc mọi người phải nhìn nhận mọi vấn đề theo quan điểm của tín đồ, trong khi không có mấy bổ sung quan trọng về nội dung. Còn những người ngoại đạo như chúng tôi lại đang tìm cách hoàn thiện nó theo cách cho phần lớn mọi người có thể hiểu và chấp nhận được theo tinh thần Wiki?

Chúng ta cùng tranh luận trên tinh thần khoa học của Wiki để làm rõ vấn đề chăng?

  • Tòa Thánh Tây Ninh có phải là đại diện duy nhất của mọi tín đồ Cao Đài hay không? Các tín đồ chi phái có phải là tín hữu Cao Đài hay không?
  • Cơ tuyển độ vô vi hình thành từ khi nào? Trước hay sao cơ phổ độ? Từ đó hình thành những chi phái gì?
  • Phái Chiếu Minh có tuân theo Tân Luật, Pháp Chính Truyền không? Họ có phải là tín đồ Cao Đài không?

Trước mắt chúng ta cùng thảo luận những vấn đề trên đã, rồi sẽ đi tiếp những những chi tiết khác.

  • Việc thống nhất Đạo thì đúng là của nội bộ Đạo, tôi không tham gia mà chỉ ghi lại những tài liệu ghi nhận.
  • Theo Quyết định số 10 QĐ/TGCP năm 1997, được dẫn trong Cao Đài Từ điển, có ghi "Điều 1: Chấp thuận Giáo hội Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam theo Hiến Chương và Điều lệ cầu phong cầu thăng theo luật công cử đã được thông qua tại Đại hội Đại biểu Cao Đài Tây Ninh ngày 5-4-1997 (có Hiến Chương và Điều lệ cầu phong cầu thăng theo luật công cử kèm theo).". Hiến chương 1997 cũng ghi "Điều 1: Danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh, gọi tắt là Đạo Cao Đài Tây Ninh.". Hiến chương 2007 ghi "Điều 1: Danh hiệu: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh (Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh), gọi tắt là: Đạo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh.". Phần mở đầu của Giáo hội Cao Đài Tây Ninh tôi cũng đã liệt kê: "Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh, còn được gọi tắt là Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, hoặc Giáo hội Cao Đài Tây Ninh". Ngài thấy đấy, chúng tôi đã đưa các danh hiệu chính thức lẫn không chính thức (nhưng lại phổ biến) chứ không hàm ý xúc phạm Đạo và các tín đồ của Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh. Chúng tôi không buộc các tín đồ phải xưng theo thói quen của chúng tôi và ngược lại chúng tôi cho rằng Ngài cũng không nên buộc chúng tôi phải dùng ngôn từ của tín đồ.
  • Thuật ngữ "Mười hai chi phái" như tôi đã nêu, dẫn theo Cao Đài Từ điển và được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong nhiều tài liệu về đạo Cao Đài. Khi ghi chép lại thuật ngữ này, tôi căn cứ theo tài liệu chứ không thêm bớt chi hết.
  • Về vấn đề Thánh danh, tôi đã nêu quan điểm của mình là các Thánh danh trùng lắp rất nhiều. VD, có một chức sắc Cao Đài Ban Chỉnh Đạo cũng mang Thánh danh là Ngọc Pháp Thanh, không rõ có phải là Ngài không? Hoặc Thượng Vinh Thanh, một chức sắc Ban Chỉnh Đạo cũng mang Thánh danh này. Trên thực tế, chúng tôi không biên chép quá nhiều Thánh danh hoặc các Phụ danh vào mọi đề mục, mà chỉ biên chép vào mục từ chính để tham chiếu. Ngài có thể thấy, chúng tôi không ghi "Jean Baptiste Ngô Đình Diệm" mà chỉ ghi là "Ngô Đình Diệm", hoặc "Tổng thống Diệm". Hoặc giả chúng tôi sẽ không chép "Preah Karuna Preah Bat Sâmdech Preah Norodom Sihanouk Preahmâhaviraksat", mà chỉ đơn giản là "Norodom Sihanouk", hoặc ngắn gọn hơn nữa là "Sihanouk". Những Thánh danh hoặc Phụ danh đấy đã được biên chép trong đề mục của các vị đấy rồi. Không chép Thánh danh hoặc Phụ danh của các vị đấy không có nghĩa chúng tôi xúc phạm cũng như ép buộc họ phải từ bỏ Thánh danh hoặc Phụ danh của mình.

Vài lời phân giải với Ngài.

Kính. Thái Nhi (thảo luận) 17:00, ngày 14 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh[sửa mã nguồn]

Từ Cao Đài Tây Ninh đã gây ra sự bất bình trong tín đồ.Nếu các vị cứ viết là Cao Đài Tây Ninh,thì nếu như có một tín đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh nào có vào đọc bài viết này thì họ sẽ cho rằng chinh vì Hội Thánh (Hội Đồng Chưởng Quản) trong Hiến Chương 1997 đã làm cho ngoại Đạo hiểu lầm mà đặt Tòa Thánh Tây Ninh ngang hàng với các chi phái,vì từ xưa đến nay trong đạo Cao Đài chỉ dùng từ Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh trong các văn bản của đạo.Nó sẽ gây ra sự hiềm khích,có thể dẫn đến sự chống đối Hội Thánh rộng lớn trong nhơn sanh.Vì từ lâu nhơn sanh xem Hội Đồng Chưởng Quản là sai Pháp Chính Truyền,và Hội Thánh ngày nay cũng chỉ là Hội Đồng Chưởng Quản trá hình (Hội Thánh quốc doanh).

Tôi nói các vị đứng ngoài cửa Đạo thì làm sao biết Đạo bên trong có gì.Tôi đâu nói các vị không nghiên cứu đạo Cao Đài.Xưa nay,có rất nhiều người nghiên cứu Cao Đài,nhưng họ chỉ đứng trên lập trường quan điểm của một nhà nghiên cứu.Họ đâu đã nhập môn vào đạo Cao Đài,không hành theo giới luật đạo,không làm theo giáo lý đạo,thì làm sao họ biết được giới luật Cao Đài,giáo lý Cao Đài như thế nào.Vì họ chỉ nghiên cứu tức là chỉ biết bề ngoài mà thôi.

Vì tránh sự nhầm lẫn cho nên tôi viết cả thế danh trong dấu đóng mở ngoặc,kế bên Thánh danh.

Từ xưa đến nay,Tòa Thánh Tây Ninh đã là nguồn cội của các Chi phái,là đại diện cho đạo Cao Đài,vì là Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Chiếu theo Bát đạo nghị định tất các chi phái điều là bàng môn tả đạo.Mượn danh Cao Đài vì nó nằm ngoài Chơn Pháp của Đức Chí Tôn.

Khi xưa,Chí Tôn giáng cơ dạy đạo cho trưởng huynh Ngô Minh Chiêu,danh từ cơ tuyển độ chưa hề có.Khi Chí Tôn,giáng cơ dạy Đạo cho Đức Hộ Pháp, Đức Thượng Phẩm, Đức Thượng Sanh,dạy các Ngài đi phổ độ nhơn sanh,lập nên đạo Cao Đài.Và những đàn cơ đó gọi là cơ phổ độ. Khi Trưởng huynh Ngô Minh Chiêu từ chối ngôi Giáo Tông về Cần Thơ thu nhận đệ tử và dạy luyện đạo,thì lúc đó danh từ cơ tuyển độ vô vi ra đời,như thế chắc hiền hữu đã biết phổ độ và vô vi cái nào có trước.Nếu nói cho đúng thì Tòa Thánh Tây Ninh có đủ cả thể pháp lẫn bí pháp.

PHẢN HỒI TRANG CAO ĐÀI[sửa mã nguồn]

chao quí bạn tôi cũng cáo lỗi cùng quí bạn chính mình là người đăng bài cao đài hôm nay trở lại thấy rất nhiều thành thật cám ơn quí bạn và cũng cáo lỗi về nhưng sai sót của mình mà bạn nào đã sửa trang cao đài của mình cho mình biết trang ấy hiện giờ đâu mất rồi.Thú thật mình không phải là một vị chức sắc nào cả bởi vì mình thấy có một số ý kiến quá là bức xúc nên hơi đề cao tôn giáo của mình.nói thật cùng quí bạn có lẽ quí bạn đã hiểu nhầm ý của tôi về bài viết cao đài bởi vì trong bài viết trên tôi chỉ nói tôn giáo cao đài là một tôn giáo có giáo lí uyên thâm vi chủ chớ chẳng phải nói đạo cao đài là độc thần.Nếu nói là độc thần thì thưa cùng quí bạn đạo nào cũng độc thần chớ chẳng một tôn giáo nào là tầm thường cả từ cổ chí kim đến giờ các tôn giáo hay nói đúng hơn là các vì giáo chủ họ cũng tuân lịnh ĐỨC CHÍ TÔN,PHẬT MẪU và cả NGỌC HƯ CUNG xuống trần này tá mẫu đầu sanh mà mang theo cốt cách người phàm để dẫn độ toàn cả vạn linh đều là con cái của ĐỨC CHÍ TÔN để về cõi thiêng liêng hằng sống mà hội hiệp cùng ngày thì tức nhiên qua ba chuyển(tính từ thượng ngươn,trung nguơn, hạ ngươn)thì đã có biết bao tôn giáo hay có biết bao đâng tiên phật tình nguyện xuống trần thì tức nhiên đạo nào cũng độc thần cả.Lại nữa các bạn thử nghĩ mà xem từ"độc thần",độc nghĩa là gì có phải độc là một không?mà độc tức là duy có một mình mà thôi không giống bất cứ tôn giáo nào phải vậy khônh?mà các bạn nhìn lại mà xem thử từ các mối đạo như:NHO,THÍCH,ĐẠO,GIA TÔ GIÁO,HÒA HẢO HÂY BÀ LA MÔN...RỒI KỂ CẢ ĐẠO CAO ĐÀI vậy chớ có tôn giáo nào trùng với tôn giáo nào không có tôn giáo nào giáo lí hay các nghi thức trùng với tôn giáo nào không vậy?vậy ta có thể gọi mỗi tôn giáo"độc thần"được chăng?bởi môi tôn giáo điều khuyên chúng ta làm lành lánh giữ ăn phải nói ngay mà thôi.bây giờ ta trở lại vấn đề tại sao tôi nói đạo cao đài là uyên thâm vi chủ uyên thâm là chỗ qui nguyên tam giáo cùng giáo lí cao siêu của mỗi đạo mà tôn thêm cái uyên thâm của tôn giáo song cùng với những lời vàng tiếng ngọc chứa chan tình thương của ông cha TRỜI và lòng đại bi của bà mẹ thiêng liêng tức là PHẬT MẨU,hay của các đấng đã dày công dạy ta không kém giông như câu nói của THẦY từng nói:"thánh ngôn thánh giáo cao đài đem ra chuyên chở một chày nào lưng" vây ta không gọi uyên thâm thì gọi là gì.Giống như người có đọc sách nhiêu học vấn cao thì gọi là uyên thâm còn tôn giáo này với những lí luận thánh ngôn thánh giáo cao siêu thì gọi là gì?tôi nói cao đài thì chung chung quá nói thăng ra thì nảy giờ tôi nói đây là CAO ĐÀI TÂY NINH đó vậy.Bởi vì đây là một cội đạo đặt nền tảng cho các chi phái cao đài khác thừa lịnh THẦY đi phổ giáo sao cùng thì các vị ấy tách riêng lập chi phái cao đài để dễ bề phổ đạo.còn tôi nói đạo này vi chủ là sao phải chăng giáo chủ chỉ duy mình THẦY làm chủ mà thôi.còn GIÁO TÔNG thì sẽ có sự thay đổi theo từng thời kì.Cái đó không gọi là vi chủ thì gọi là gì.nội bây giờ ta bàn về từ cổng chính môn tới đền thánh thử xem biết bao đều kì thú và hấp dẫn,ấy chỉ mới là cái thê pháp còn bì pháp thì nó còn bí pháp bí thành hơn nữa.bây giờ ta nói sơ bộ về từ cổng chính môn đến đền thánh xem.khi có dịp về tòa thánh tây ninh đứng ngay đai lộ PHẠM HỘ PHÁP ngó ra ngoài ta thấy một cai cổng lớn trên nóc cổng có 2 con rông xinh đẹp chầu cổ pháp tam giáo đội trên một bông sen khá là sắc xảo.Rồng là long còn sen tức là hoa ấy thể hiện đại hội long hoa ngày cực kì vui cũng cực kì buồn ai có phẩm vi thì vui còn người bị phán xét xa đoa thì rất buồn còn cổ pháp gồm ba cổ pháp của tam giáo như:THÍCH ĐẠO CỔ PHÁP LÀ BÌNH BÁT DU,TIÊN ĐẠO LÀ CÂY PHẤT CHỦ,CÒN NHO ĐẠO LÀ QUYỂN XUÂN THU thê cho hội long hoa sẽ do tam giáo là ban giám khảo phân định thăng đọa còn người được giao đặc trách là ĐỨC DI LẠC VƯƠNG CỔ PHẬT.Qua đó ta nhìn thấy ba ngôi bảo tháp của ba vị là:HÔ PHÁP, THƯỢNG PHẨM,THƯƠNG SANH.Mà mỗi ngôi bảo tháp có hình dạng hay đúng hơn là kiêu vở và kĩ thuật đắp vẽ trang trí mỗi tháp khác nhac tùy theo phẩm vị,song môi ngôi bảo tháp điều xây theo hình bát giác ấy là thể cho bát quái theo như câu kinh:"ba mươi sáu cõi thiên tào

  nhập trong bát quái mới vào ngoc hư".

tiếp theo vào trong ta thấy có một hình bát giác nhỏ ngay chính giữa rung tâm của sân ấy đuơc gọi là cưu trùng thiên với chính câp sơn ba màu vàng trên anh giữa đỏ dưới thể cho tam giáo NHO(ĐỎ),ĐẠO(XANH),THÍCH(VÀNG).Từ đó nhình sng hai bên tả hữu ta thấy có hai đài nhỏ đề là đông khán đài và tây khán đài với 12 cấp thể ch sô riêng của thầy nắm trọn thập nhị thời thần trong tay và cung ứng với 12 con giáp.Qua đó ta thấy một cội bồ đề xanh um bát ngát nguyên cây bồ đề này cho ngày MARADAFÊRA đại diện phật giáo tích lang điếu từ bên ẤN ĐỘ đem sang tặng cho hội thánh kèm với một viên ngọc xá lợi của đức PHẬT THÍCH CA nguên cây nầy là cây con của cây bồ đề thuở sanh tiền đức phật đã ngồi thiền định suốt 6 năm ròng và ngộ được PHẬT PHÁP và cũng chính từ chỗ này tính tới đằng trước được gọi là đại đồng xã.Song trước măt ta đã đên ngay đền thánh.vậy bàn luận từ nảy tới giờ các bạn có thấy chỗ nào mà đạo cao đài tây ninh xây cất mà vô nghĩa không?chi chi mà ĐỨC CHÍ TÔN đã lập ra là tức có ý nghĩa mà tai tòa thánh sao thì trên coi thiêng liêng hằng sống điều có bởi tòa thánh lấy theo kiểu vở thiêng cung mà ra lây cai hư hình tượng cái vô vi.Khi tới trước đền thánh ta thấy đầu tiên là 5 cấp thang ấy tương trưng cho ngu chi đai dao tức là:PHẬT,TIÊN,THÁNH,THẦN VÀ GIÁO TÔNG ĐAI DIỆN CON NGƯỜI.Và hai bên có hai pho tượng nguyên là ông thiên và ông ác tích này gợi tư thời vua tỳ kheo.còn nhình lên cao ta thấy hai bó hoa ấy là tích truyện thời vua ưu vương nằm mộng.kế ta nhình sang thấy một tương hình thiên nhãn thê hiên cho THẦY thường dõi mắt theo các con của ngày trở xuông ta thấy hai chữ nho 1 chữ là nhân còn chư kia là nghĩa ý nghĩa của 2 chữ này là thầy muốn con cai của thầy phải làm xong nhơn nghĩa khi còn sống để sao trơ về thì khỏi hổ cùng thầy và chư phật nơi ngọc hư cung tiếp tho ta thấy dôi liễn bằng chư nho như sao:"hiệp nhập cao đài bá tánh thập phương qui chánh quả

 thiên khai huỳnh đạo ngũ chi tam giáo hội long hoa"

sao rốt ta vào trong thấy ba vị mà có ban cho là ba người khác nước thì sao mà biết được cùng nhau ấy là thể cho tôn chỉ đai cương của đạo mà ba nước mà thầy chọn ki hòa ước thì ba nuoc tư 2 lâu có mối thù ấy vậy mới đặng thể hiện câu:"THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ TỪ BI BÁT ÁI CÔNG BÌNH".ĐỨC CHÍ TÔN DÁM ĐẢM BẢO NẾU AI LÀM ĐƯỢC Y NHƯ CÂU NÓI TRÊN THÌ THẦY SE RƯỚC KẺ ĐÓ VỀ BACH NGỌC KINH Ở CÙNG THẦY.Có bạn nói 3 người này đâu biết tiếng của nhau nhưng sao lại cùng kí hiệp ước tôi xin trả lời họ là thần là thánh chứ có phải người phàm đâu mà không biết nhau con người còn chi quốc gia chủng tộc chứ thánh thân xem như một vậy các bạn khá nhớ hình ve kia chỉ dùng hình ảnh xác phàm thôi chớ có ai đã từng thây thánh thể họ bao giờ đâu mà các ban lai cho rằng nước nầy nước kia đã nói thờ thiên nhãn dê khỏi phân thánh nầy ở nước nọ thần kia ở nơi kia thì sao lại phân thánh hugo ở tây pháp được chứ.lại nữa nếu suy nghĩ theo phàm tục thì ba vi nầy có thiên tánh cùng nhau nên đề cùng một câu nhu đã nói trên.với lai suy nghĩ thế thì ba vị ấy cũng là phiên hòa giải nội bộ các nước đê cùng chung lo mối đạo với thầy con thầy mỗi đứa một ít chớ sao mình thây gánh giác cứu khổ cho nỗi vì thầy đâu có như chúng ta.riêng minh ênh nước nam lo cung không đủ duy chỉ có mỗi nước chung lo thì mới xong.có nhiều điều tôi cung muôn chia sẻ với quí bạn nhưng bài đến dây hơi dày đê lần sao ta cùng bàn luận.mong quí ban đóng góp nhớ chớ tự ý chỉnh bài minh một lần nữa.cám ơn!

Có các điểm mà người viết cần lưu ý:
  • Wiki là của cộng đồng chung, không thiên về tôn giáo nào, vì vậy các mục từ phải khách quan theo cái nhìn của đại chúng chứ không của riêng tín đồ.
  • Các tín đồ Cao Đài cũng đã có riêng trang caodaitoanthu.net để tìm hiểu. Nhưng caodaitoanthu và wiki có đối tượng và hành văn khác nhau. Không áp thẳng caodaitoanthu vào wiki được.
  • Trình bày khoa học và ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu với đa số sẽ tốt hơn là dài lê thê và rối rắm.
  • Cuối cùng, phần giới thiệu về Tòa Thánh đã có bài Tòa Thánh Tây Ninh. Ghép vào đây thành lạc đề.

Mà sao bạn không đăng ký tên đại diện thay vì để IP vô danh nhỉ? Thái Nhi (thảo luận) 03:24, ngày 28 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời


PHẢN HỒI CHO THÁI NHI[sửa mã nguồn]

Nè!THÁI NHI THÂN MẾN!Cháo bạn tôi xin trả lời chắc hẳn THÁI NHI cung là một trong những tính đồ trong tôn giáo có phải không vậy đầu tiên tôi cũng cám ơn bạn đã góp ý bởi tôi không đem bất cứ một lời lẽ nào trong cao đài toàn thư cả vì nhửng lời đó chính là sự hiểu biết của tôi chứ tôi chưa bao giờ biết được trang cao đài toàn thư bạn nhé bạn mới nói thì tôi cung mới biết chớ nào tới giờ tôi chưa từng đọc bất cứ thánh ngôn hay thánh giáo cao đài nào từ trên mạng cả bạn nhé!MÀ dù cho trên mạng có tôi cung không có thời gian đọc tôi thường đọc thánh giáo ở các sách vở của ông bà hay cha mẹ sưu tầm rồi nhớ mà cùng thảo luận nói thật đây là lần đầu tôi đến với sự thảo luận tôn giáo cộng đồng mà cũng từ đây tôi mới có cơ hội hoc3 thêm hay hiểu thêm về đạo cao đài nói thật đây là lần đầu mình đang hay tiếp xúc và trao đổi với các bạn đó,tôi cung khuyên ban xem thánh ngôn trên mạng cũng có phần sái lệch chớ chẳng giống y sách hội thánh đưa ra đâu có lần tôi cũng đọc những bài thánh giáo trên mạng khi so sánh với các quyển giáo lí đại đạo thấy sai lệch rất nhiều và kể cho ông cai quản nghe thì ông cũng cho biết nó bị sai lệch nên khi xem tôi khuyên bạn khá suy xét nhé! cám ơn bạn đã góp ý!còn tên tui chi thì bạn đừng hỏi vì thảo luận chẳng có nhớ tới đâu mà hỏi cứ nghĩ vô danh đi!

Rất tiếc, tôi không phải là một tín đồ Cao Đài (tôi thờ Ông Bà). Những kiến thức tôi có được là do nghiên cứu tìm hiểu khách quan chứ không chịu ảnh hưởng của tôn giáo. Và tôi đóng góp kiến thức tôn giáo theo cái nhìn của một người bình thường chứ không phải một giáo sĩ truyền đạo.
Về vấn đề ký danh, đó là sự tôn trọng trong tranh luận và tôn trọng kiến thức mà mình có, chịu tránh nhiệm (không lảng tránh) với tuyên bố của mình.
Về hình thức trình bày, không có ý làm tổn thương, nhưng quả cách trình bày bạn khá dài dòng và rối rắm (toàn văn gần như không có chấm câu hoặc viết hoa danh từ riêng)
Cuối cùng, thảo luận của bạn muốn góp thông tin gì về đạo Cao Đài? Thái Nhi (thảo luận) 11:03, ngày 28 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Quá nhiều thứ linh tinh[sửa mã nguồn]

Trang thảo luận này đầy những thứ linh tinh không giúp phát triển bài và Wikipedia cũng không phải nơi truyền đạo nếu thấy thảo luận không tập trung sửa thẳng vào một ý nào đó trong bài thì đừng ghi tràng giang ra đây nó sẽ bị xem là diễn đàn và bị xóa.Tnt1984 (thảo luận) 06:27, ngày 29 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cao Đài giáo niềm hãnh diện của dân tộc Việt.[sửa mã nguồn]

Cao Đài giáo là một tôn giáo ra đời chưa đầy 100 năm. Nhưng lại trải qua biết bao nhiêu thăng trầm lên xuống cùng với vận mệnh của dân tộc, của đất nước. Thượng Đế khai sáng nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trên đất nước Việt Nam, chọn dân tộc Việt Nam là dân thánh của Người, đất nước Việt Nam là nước thánh của Người. Thì dân tộc Việt Nam nên lấy đó làm hãnh diện trước các sắc dân khác chứ không phải ở đây viết những điều sai trái về đạo Cao Đài. Nói cho cùng, đạo Cao Đài vẫn là tôn giáo phát triển nội sinh giữa lòng dân tộc luôn đồng hành cùng dân tộc và lịch sử đã minh chứng cho điều đó. Là quốc đạo của Việt Nam ta. Thì tôi mong rằng các vị khi viết về Cao Đài giáo nên viết đúng những gì mà Cao Đài đã làm cho dân tộc Việt Nam và nhân loại như bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt Nam từ văn học, âm nhạc dân tộc cho đến cách hành xử đạo đức của một dân tộc nghìn năm văn hiến như Việt tộc ta. Dùng văn hóa Việt Nam để làm nền tảng cho việc khôi phục lại đạo đức của nhân loại đang ngày càng đi xuống. Chúc quý vị được hưởng nhiều ân lành.

Kính.