Thảo luận:Đỗ Đức Cường

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 11 năm trước bởi Hamhochoilatoi trong đề tài Thông tin chủ quan của "lề phải"

BCB[sửa mã nguồn]

USD455457 US6147869 USD464959

  • Ngoài ra còn những phát minh quốc tế được công nhận:

EP1-020-811-A2; EP0-984-410-A1; EP5-048-92-B1; WO0013/137A1; WO99/09470A1; WO98/12615A2; WO97/42561A1; WO 98/27533A2

Trong đó có phát minh hệ thống ATM được cấp phép năm 1997 mang số hiệu D386883 được coi là phát minh có tính thông dụng và phổ biến đối với nhân loại nhất.

Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 06:59, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC) Trả lời

  • ...tiến sĩ Đỗ Đức Cường đã đóng góp 38 phát minh của mình tại Hoa Kỳ, trong đó phát minh hệ thống ATM được coi là phát minh có tính thông dụng và phổ biến nhất đối với nhân loại ?
Trong 3 ý trên, ý thứ nhất độc đáo hơn cả. Ý 3 là chuyện tình cảm gia đình, không phải là quá ngạc nhiên.--Trungda (thảo luận) 07:33, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời
Ý thứ nhất thú vị hơn các ý còn lại trong 3 ý trên. Trên thế giới rất ít người làm được điều này.Huy-/talk\-14:37, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời
  • Choài ơi, một vụ ăn cắp bản quyền sáng chế của người Việt. Tôi chưa kiểm tra hết các số trên nhưng đều là tác giả người Mỹ, ko có ông này đâu..F (thảo luận) 07:36, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời
    Nếu như là thật thì bên Wiki tiếng Anh đã phải điền tên ông này vào rồi. Tình hình có khả năng là báo lá cải nghe tin đồn nhảm đâu đó rồi đăng tin giật tít để câu khách thôi. Hoặc cũng có thể là ông này có giúp đỡ tí chút trong quá trình phát minh máy ATM nhưng báo Việt Nam lại tưng bốc lên rằng ông là đồng sáng chế--Imperator (Thảo luận · Đóng góp) 07:42, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

*:Chắc ông ta bỏ tiền thuê nhà báo lá cải viết tâng bốc PR lên đấy mà.F (thảo luận) 07:45, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

  1. Trang http://www.uspto.gov/patft/index.html là trang chính thức của cục bản quyền bằng sáng chế Hoa Kỳ.F (thảo luận) 10:57, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Như mình hiểu thì vẫn thường có chuyện có nhiều bằng phát minh cho những thiết kế khác nhau có cùng một mục đích sử dụng mà. Đây là trường hợp của ông Cường. Cái máy ông ấy đăng ký sáng chế chắc không phải cái ATM đầu tiên; mình nhớ là máy rút tiền nó có khoảng trước thế chiến 2 cơ. Do đó ông Cường không phải là "cha đẻ" của ATM, cũng không phải là "đồng phát minh" ra ATM, ông ấy cải tiến ATM cho nó thuận tiện hơn và nhận được bằng phát minh cho thiết kế mới đó. Nhưng không biết ATM ngày nay có bao nhiêu phần là dấu ấn của ông ấy, hay là sau ông ấy lại có nhiều người khác cải tiến những bước quan trọng hơn. Nên kiểm chứng và sửa theo hướng này, tránh người Việt mình đi PR nhau.Josef K. (thảo luận) 06:10, ngày 6 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

  1. Kiểm rồi đấy thôi, tại trang chính thức uspto.gov chỉ có duy nhất 1 bằng của ống, mà mình xem rồi bằng này chỉ liên quan đến thiết kế lại kiểu dáng bên ngoài máy ko có liên quan đến chức năng hoạt động. Những trang web khác có thấy 1 số bằng nhưng ko phải là trang web chính thức và được chính phủ Mỹ công nhận.F (thảo luận) 10:28, ngày 6 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Xóa tin không chính xác[sửa mã nguồn]

Tôi đã xóa những thông tin không chính xác về ông là người có phát minh liên quan đến hoạt động của ATM; như ở bằng chỉ nói đó là thay đổi về kiểu dáng bên ngoài case máy.F (thảo luận) 12:51, ngày 8 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đại sứ thiện chí cho cơ quan nào? Tôi gõ "do duc cuong Goodwill Ambassadors" cũng không có kết quả của UN, mà chỉ là của Việt Nam. Xem thêm en:FAO Goodwill Ambassador, List of UNICEF Goodwill Ambassadors, UNDP Goodwill Ambassador#Goodwill Ambassadors, UNESCO Goodwill Ambassador, United Nations Population Fund Goodwill Ambassador, United Nations Industrial Development Organization Goodwill Ambassador, World Health Organization Goodwill Ambassador. không có chức danh UN Goodwill Ambassadors mà chỉ có "Goodwill Ambassadors of the United Nations System".113.160.85.34 (thảo luận) 13:06, ngày 8 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Thông tin chủ quan của "lề phải"[sửa mã nguồn]

Do tự hào dân tộc, người Việt Nam luôn cố gắng nhận về phía mình những sáng chế như:

Và còn nhiều thông tin khác gây tranh cãi khác:

  • Chuyện về Lê Văn Tám
  • Võ Nguyên GiápTrần Quốc Tuấn được bầu chọn là hai trong 10 vị tướng tài, xuất sắc nhất mọi thời đại của thế giới. Trước đây được viết nhiều trên báo, thông qua các câu hỏi trong các Trò chơi truyền hình, gần đây-năm 2012- vẫn thấy đố ở phần khởi động trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia.
  • Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là Danh nhân văn hóa thế giới. Trước đây được viết nhiều trên báo, thông qua các câu hỏi trong các Trò chơi truyền hình như: Vui để học...Gần đây đã thay cụm từ Danh nhân văn hóa thế giới thành Nhà văn hóa lớn.
  • Tuyên truyền và đề cao ngoại cảm (Được nhiều người cho là Duy tâm, trái với quan điểm của Duy vật). Rồi lại phải nhìn nhận lại: Ngay cả người có khả năng vẫn có lúc bị sai. Chúng tôi chỉ công bố đúng đến 70%. Những liệt sỹ chưa biết tên, khi đi ra mộ mà không có người nhà thì cũng chỉ đạt độ chính xác từ 4-16%. Có nhiều khi chúng tôi phải đi từ 3-4 nhà ngoại cảm, để kiểm tra chéo. Nếu đi 4 mà có đến 3 người nói trùng thì mới chính xác[1]. Hay: Tìm mộ bằng ngoại cảm chính xác dưới 10%[2]
  • Chuyện "Cây đèn treo ngược".[3]
  • Chuyện “nạn cống vải” và cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan[4]. Và vụ đình đám về Phan Huy Lê và Lê Mạnh Chiến.
  • v.v (Chắc còn nhiều thông tin gây tranh cãi khác)

Hy vọng sẽ có nhiều trí thức Việt Nam chân chính, vạch rõ những thông tin thiếu tính chính xác của lề phải đưa ra và đang được lưu truyền như một sự thật, một phần của lịch sử trong dân gian. Và được đăng ở những báo chính thống, chứ không phải trong các Blog. Hamhochoilatoi (thảo luận) 09:10, ngày 26 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chú thích[sửa mã nguồn]

  1. ^ Cấm tìm mộ liệt sỹ bằng ngoại cảm: Nên hay không?
  2. ^ Tìm mộ bằng ngoại cảm chính xác dưới 10%
  3. ^ Có hay không câu chuyện "Cây đèn treo ngược"?
  4. ^ Bác bỏ mọi luận cứ của giới sử học cho rằng “nạn cống vải” là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan