Thảo luận:Danh sách người đứng đầu chính phủ Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bảng thủ tướng VNDCCH[sửa mã nguồn]

Có lẽ thiếu bảng ghi phần các thủ tướng của nước VNDCCH từ 1945-1975 Làng Đậu 19:12, 26 tháng 8 2005 (UTC)

Cám ơn đã nhắc. Đã sửa nhưng chắc còn thiếu. Sẽ bổ túc thêm. --Ttdb 20:10, 26 tháng 8 2005 (UTC)

Tiêu bản[sửa mã nguồn]

Tại sao tôi đã thêm mục Chính phủ vào Tiêu bản loạt bài chính trị CHXHCN Việt Nam mà ở đây không hiện ra?--Nguyễn Việt Long 16:12, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Thử clear cache và refresh. Tôi thấy nó hiện ra ở đây. Nguyễn Hữu Dng 16:17, ngày 19 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tên mục từ[sửa mã nguồn]

Sao chúng ta không đặt tên là Thủ tướng Việt Nam nhỉ, như Tổng thống Hoa Kỳ, Tổng thống Đức, có cần chữ "của" đâu? --Avia (thảo luận) 02:04, 31 tháng 8 2005 (UTC)

Tôi vừa sửa soạn gõ câu hỏi này thì Avia đã làm trước. Vì Avia nghĩ ra trước nên tôi nhường quyền redirect bài này sang Thủ tướng Việt Nam cho Avia. Mekong Bluesman 02:15, 31 tháng 8 2005 (UTC)
Thanks, done. --Avia (thảo luận) 03:08, 31 tháng 8 2005 (UTC)

Thời phong kiến[sửa mã nguồn]

Thời phong kiến có thủ tướng không? Chức vụ "thủ tướng" có vẻ phong kiến quá mà. Nguyễn Hữu Dụng 05:05, 27 tháng 8 2005 (UTC)

Thời phong kiến có tể tướng hoặc thừa tướng chứ, nhưng nhà Nguyễn không đặt chức này. Lúc ta học theo phương tây mới gọi là thủ tướng. --Avia (thảo luận) 01:41, 31 tháng 8 2005 (UTC)

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa[sửa mã nguồn]

Có ai biết chức vụ thủ tướng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gọi là Thủ tướng hay là một tên khác? Mekong Bluesman 17:03, 30 tháng 8 2005 (UTC)

Gọi là thủ tướng. --Avia (thảo luận)

Phạm Văn Đồng[sửa mã nguồn]

Năm 1945 ông Đồng là bộ trưởng tài chính, hồi đó ai là thủ tướng nhỉ? --Avia (thảo luận) 01:35, 31 tháng 8 2005 (UTC)

Hình như ông Hồ Chí Minh kiêm nhiệm, lúc đó chưa đặt chức danh thủ tướng mà là nội các Chính phủ lâm thời, chính phủ liên hiệp chỉ có Chủ tịch, các phó chủ tịch và các bộ trưởng. 1.53.15.244 (thảo luận) 17:31, ngày 25 tháng 12 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Việt Nam Cộng Hòa[sửa mã nguồn]

Chắc thủ tướng của VNCH có những quyền lực khác thủ tướng thời nay. Xin giải thích về chức vụ này. Nguyễn Hữu Dụng 00:44, 27 tháng 8 2005 (UTC)

Chỉ biết là ít quyền hơn nhiều, không được to quyền như CHXHCNVN hiện nay. Mô hình Tổng thống/Thủ tướng VNCH lúc đó hình như tương đương với Hàn Quốc hay Pháp bây giờ. 1.53.15.244 (thảo luận) 17:33, ngày 25 tháng 12 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Đệ nhất cộng hòa[sửa mã nguồn]

Hơn nữa, nếu đọc sẽ thấy Ngô Đình Diệm chấm dứt vai trò thủ tướng vào ngày 23 tháng 10 năm 1955. Ngay sau đó là Nguyễn Ngọc Thơ vào tháng 11 năm 1963. Như vậy là Ngô Đình Diệm không chỉ định thủ tướng nào sao? Mekong Bluesman 02:24, 27 tháng 8 2005 (UTC)
Thời đệ nhất Cộng Hoà, ông Ngô Đình Diệm làm tổng thống, không có thủ tướng, theo chế độ tổng thống chế như bên Hoa Kỳ. Sau đảo chánh, các tướng lảnh mời ông cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ là thủ tướng. Sau Hiến Pháp 1967, nền đệ nhị Việt Nam Cộng Hoà có thủ tướng để điều hành công việc chính phủ như cách tổ chức chính phủ bên Pháp (Tổng thống, thủ tướng). Tôi không rỏ trước ông Khiêm và sau ông Kỳ là ông nào. Đang tìm hiễu. --Ttdb 04:26, 27 tháng 8 2005 (UTC)
Đó là thủ tướng Nguyễn Văn Lộc. Tôi cũng đã sửa thủ tướng Bửu Lộc (thay cho Bửu Hội) và điều chỉnh phân chia các chức vụ thủ tướng trước 1975 theo thời gian, thêm vào chức vụ thủ tướng của Đế quốc Việt Nam, Nam Kỳ quốcThái Nhi 05:57, ngày 28 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Cám ơn Ttdb đã giải thích về việc không có thủ tướng của nền Đệ nhất Cộng Hoà. Tôi nghĩ là Ttdb nên viết điều đó vào trong bài này. Mekong Bluesman 05:00, 27 tháng 8 2005 (UTC)

Cộng hoà Miền nam Việt Nam[sửa mã nguồn]

Dưới Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền nam Việt Nam ai làm thủ tướng? Bài en:Republic of South Vietnam cho biết Nguyễn Hữu Thọ là thủ tướng, nhưng tôi không chắc chắn. Nguyễn Hữu Dụng 00:44, 27 tháng 8 2005 (UTC)

Nếu tôi nhớ không nhầm lúc giải phóng (30/4), ông Thọ là chủ tịch, ông Phát là thủ tướng và bà Nguyễn thị Bình là bộ trưởng Ngoại Giao của của chính phủ lâm thời Cộng Hoà miền Nam Việt Nam. Còn ông Phạm Hùng làm bí thư Trung Ương Cục miền Nam. Năm 1976, ông Thọ làm Phó Chủ Tịch Nước cho chủ tịch Tôn Đức Thắng. Ông Phát qua bên Mặt Trận Tổ Quốc. Tôi đang Google để kiễm chứng trí nhớ. --Ttdb 04:26, 27 tháng 8 2005 (UTC)

Tên bài này nên được đưa trở về Thủ tướng Việt Nam như trước vì bài có đề cập đến cả Thủ tướng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa. Hơn nữa tên nước Việt Nam đầy đủ bây giờ không viết hoa chữ và chữ chủ. --Ashitagaarusa (thảo luận) 16:13, ngày 22 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Chủ tịch Huỳnh Thúc Kháng[sửa mã nguồn]

Theo tôi nhớ không nhầm thì trong thời gian sang Pháp năm 1946 thì Chủ tịch Hồ Chí Minh có giao cho cụ Huỳnh Thúc Kháng làm Quyền Chủ tịch Chính phủ.Nếu coi chức Chủ tịch Chính phủ = Chủ tịch nước + Thủ tướng thì cũng nên tính cả Huỳnh Thúc Kháng vào danh sách các Thủ tướng Việt Nam.Nhưng bài này và ngay cả bài Chủ tịch nước Việt Nam cũng không nhắc tới.Vũ Hoàng Sơn (Thảo luận) 03:36, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

quyền thì không phải, ko nên đưa vô danh sách chính thức. 1.53.15.244 (thảo luận) 17:36, ngày 25 tháng 12 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Vậy trường hợp Võ Văn Kiệt thì sao?--Ngân Sơn 03:24, ngày 26 tháng 12 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Dùng hình SDHL bừa bãi[sửa mã nguồn]

@Future ahead: Mời bạn giải thích lý do lùi sửa đổi của Hugopako, tức thêm hình SDHL vào bài một cách phạm quy và bừa bãi. –  Băng Tỏa  13:16, ngày 23 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]