Thảo luận:Họ Cá sơn

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài này là sự nhầm lẫn của người viết do không chuyên. Chẳng hạn cá sơn gà, cá sơn thóc (tên địa phương) là các loài cá trác thuộc họ Priacanthidae (họ Cá trác). Các loài khác chưa có dịp kiểm chứng, nhưng tựu trung cần lưu ý ở Việt Nam có tới 3 họ cá đều gọi là cá sơn là:

  • Holocentridae: Họ cá sơn đá;
  • Apogonidae: Họ cá sơn;
  • Ambassidae: Họ cá sơn.

để tránh việc gộp tất cả các loài có tên "cá sơn" thành một họ. Khonghieugi123 (thảo luận) 11:11, ngày 5 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Cắt đoạn báo chí[sửa mã nguồn]

Đoạn dưới đây là sự lộn xộn giữa các họ cá sơn khác nhau. Cắt sang đây để kiểm tra sau, tránh thông tin sai lệch kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia.Khonghieugi123 (thảo luận) 09:08, ngày 23 tháng 9 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Việt Nam, cá sơn phân bố nhiều ở khu vực biển Miền Trung Việt Nam với nhiều loại là cá sơn thịt, cá sơn bạc thau, cá sơn vảy, cá sơn đá, cá sơn thóc, cá sơn gà và cá sơn to mắt.[1]

Đặc điểm[sửa mã nguồn]

Cá sơn thường sống ở vùng gành biển, nơi có nhiều san hô. Mùa cá sơn là vào mùa , riêng mùa cá sơn thóc ở Khánh Hòa diễn ra từ tháng 10 cho đến hết năm.[2] Cá sơn có đặc điểm nổi bật là miệng rộng.[3] Thịt cá sơn trắng, dai, ăn rất ngon. Cá sơn thịt, cá sơn bạc thau không lớn con, cá sơn thóc và cá sơn to mắt thì lớn con hơn. Cá sơn gà thuộc họ cá sơn đá, cá sơn thóc nhưng nhỏ hơn, bề dài từ 10-15 cm. Đây là loại cá khá hiếm, thịt có màu trắng, thơm ngon, mềm và ngọt như thịt gà nên ngư dân vùng biển gọi là cá sơn gà.[4][5]

Về sinh sản, những con cá sơn cái sẽ đẻ ra một bọc trứng cá to ngay gần con cá đực được chọn. Sau khi con đực thụ tinh cho trứng, nó sẽ ngậm toàn bộ bọc trứng vào miệng trong thời gian ấp nở để bảo vệ đàn con khỏi kẻ thù. Những con cá sơn đực sẽ ngậm toàn bộ lô trứng đã thụ tinh trong miệng cho tới khi chúng sẵn sàng nở thành cá con, chúng sẽ ngậm toàn bộ trứng cá con trong miệng suốt nhiều tuần và cá bố sẽ không thể nào ăn uống được gì chừng nào cá con còn chưa nở, tuy nhiên, có tới 30% số trứng sẽ bị cá bố nuốt mất trong thời gian ấp nở.[3]

Ẩm thực[sửa mã nguồn]

Tùy từng loại cá sơn mà người dân biển chế biến thành nhiều kiểu món ăn như loại cá sơn thịt, cá sơn bạc thau thường được nấu canh với dưa hấu non, bí đao, bầu, cá sơn vảy thường được kho keo, cá sơn thóc và cá sơn to mắt thường được nấu canh chua, sốt cà chua, hấp hoặc nướng, đặc biệt là món cá sơn nướng.[1] Cá sơn gà được coi như một đặc sản dùng thết đãi khách từ phương xa tới thăm; hay những người con rời quê lâu năm ở vùng biển Nha Trang Khánh Hòa, hay rải rác ở Phan Thiết.[4][5]

  1. ^ a b “Cá sơn nướng”. Báo Bình Định. Truy cập 3 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ “Ngư dân Khánh Hòa được mùa cá nục gai, cá sơn thóc”. vietnamplus.vn. 20 tháng 11 năm 2013. Truy cập 3 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ a b “Cách sinh đẻ có một không hai của loài cá Sơn”. Báo điện tử Dân Trí. 26 tháng 6 năm 2012. Truy cập 3 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ a b Khánh Hòa (21 tháng 4 năm 2013). “Cá sơn gà, món ngon của biển”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2014.
  5. ^ a b “Cá sơn gà”. Thanh Niên Online. Truy cập 3 tháng 6 năm 2014.