Thảo luận:Hoàng Hiệp

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài hát Nhớ về Hà Nội do ông viết như một kinh điển trong dòng nhạc đương đại những năm cuối thế kỷ 20.

Có dùng từ mạnh quá không vậy. Bài này gọi là nổi tiếng thôi, kinh điển nghe ghê quá.--Docteur Rieux 03:37, ngày 25 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Hãy làm thử một việc: bạn hỏi những người hiểu biết về Hà Nội và yêu mến thành phố này kể tên những bài hát về thủ đô, rồi nói họ lựa ra 3 bài yêu thích nhất, để xem Nhớ về Hà Nội chiếm vị trí nào. Nội dung của bài hát tập hợp những chi tiết điển hình nhất ở thành phố trong những năm 60-70 của thế kỷ trước, gói ghém trọn vẹn trong ý nhạc và chất thơ nhưng không mang tính kể lể, liệt kê. Ca khúc hoàn chỉnh với sự bắt đầu và kết thúc của cùng một nét nhạc, không chỉ là câu chuyện được kể bằng thơ trong nhạc nhuần nhuyễn mà còn lồng ghép trong đó tấm lòng của một người con miền Nam từng sống những ngày khó khăn, gian khổ nhưng đầy vinh quang trên miền Bắc. Có lẽ cái chất Nam bộ ấy kết hợp với hương khí Hà thành đã sáng tạo nên bài hát mà nếu là người miền Bắc viết sẽ khó thành. Sức sống của ca khúc lan truyền đến ngày hôm nay đủ để nói nốt với chúng ta rằng ca ngợi nó dù với từ ngữ nào cũng là không đủ. Hy vọng được chia sẻ một sự đồng cảm nơi bạn! Nguoithudo 03:08, ngày 26 tháng 3 năm 2006 (UTC)

Tôi cũng nghĩ là dùng từ nổi tiếng thôi. Bài này hay là so với những bài hát khác viết về chủ đề Hà Nội, chứ không đến mức là "kinh điển" của dòng nhạc đương đại. Nếu viết tác phẩm "kinh điển" thì có lẽ nên viết người sáng tác là Hoàng Hiệp là một nhạc sỹ "gạo cội", một "cây đại thụ" trong nền âm nhạc.;)) Casablanca1911 03:47, ngày 26 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Một tác phẩm kinh điển trong âm nhạc không nhất thiết do một cây đại thụ sáng tác. Nguoithudo 09:50, ngày 26 tháng 3 năm 2006 (UTC)

Đúng vậy, và một bài hát rất hay, tuyệt vời, ý nghĩa v.v...chưa đủ để có thể gọi là tác phẩm "kinh điển" của dòng nhạc được. :D 11:05, ngày 26 tháng 3 năm 2006 (UTC)

Một suy diễn không liên quan! Câu trên ngõ hầu chỉ ra một điều khác rằng: tác phẩm âm nhạc kinh điển hoàn toàn có thể do một nhạc sĩ nổi tiếng viết, không nhất thiết ông ta phải là đại thụ... Nguoithudo 15:18, ngày 26 tháng 3 năm 2006 (UTC)

Tôi không phủ nhận bài đó nổi tiếng đến mức nào. Nhưng nếu bạn thử so với những bản nhạc tiền chiến khác, những bản nhạc kháng chiến, những bản nhạc của Sài Gòn trước 1975, những bản nhạc của Việt Nam sau 1975... như vậy tân nhạc có bao nhiêu bài được gọi là kinh điển.

Wiki chỉ nên chủ yếu đưa thông tin thôi, còn các đánh giá ta nên trích dẫn của những người nổi tiếng, có chuyên môn. Trừ những trường hợp quá hiển nhiên như vị trí của Văn Cao trong tân nhạc hay Năm Cao trong văn học...--Docteur Rieux 15:38, ngày 26 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi vốn khoái bài "Nhớ về Hà Nội" nên đặt hàng ở đây, mọi người có thể viết bài đó!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 15:51, ngày 10 tháng 10 năm 2010 (UTC)[trả lời]