Thảo luận:Ia Grai

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Hành chính Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Hành chính Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Hành chính Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Đề nghị hợp nhất nội dung[sửa mã nguồn]

Đề nghị hợp nhất nội dung dưới.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 21:40, ngày 27 tháng 8 năm 2014 (UTC)[trả lời]

1. Đặc điểm tự nhiên 1.1. Vị trí địa lí Ia Grai là huyện miền núi biên giới, nằm trên cao nguyên Bazan Pleiku, cách thành phố Pleiku về phía Tây theo tỉnh lộ 664 khoảng 20 km, huyện Ia Grai được thành lập theo Nghị định số 70/CP ngày 11-11-1996 của Chính phủ, trên cơ sở chia tách từ phần đất Tây Nam của huyện Chư Păh. Tọa độ địa lí của huyện từ: 107027’30" đến 108001’19" kinh độ Đông; và từ 13050’19" đến 14008’14" vĩ độ Bắc. Ranh giới của huyện: - Phía Bắc giáp huyện Chư Păh và Sa Thầy (Kon Tum) - Phía Đông giáp Thành phố Pleiku - Phía Nam giáp huyện Chư Prông và Đức Cơ - Phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri (Campuchia). Toàn huyện có 13 xã, thị trấn với 150 buôn làng, khối phố, gồm: - Thị trấn: Ia Kha. - Các xã: Ia Chía, Ia Dêr, Ia Hrung, Ia Bă, Ia Krai, Ia O, Ia Pếch, Ia Sao, Ia Tô, Ia Yok, Ia Grăng, Ia Khai. Ia Grai có vị trí liền kề với thành phố Pleiku và cửa khẩu Đức Cơ, nên thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, nhưng giao thông đối ngoại còn hạn chế. Trong tương lai sau khi tỉnh lộ 664 được nâng cấp để phục vụ các công trình thủy điện Sê San 3A, Sê San 4 và sự hợp tác phát triển kinh tế, dịch vụ và du lịch khu vực biên giới 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia phát triển; Các cửa khẩu Đức Cơ (Gia Lai với Campuchia), Bờ Y (Kon Tum với Lào) được mở mang và tuyến Quốc lộ 14C dọc biên giới nối liền các cửa khẩu được nâng cấp thì điều kiện giao lưu và thu hút đầu tư của Ia Grai sẽ được cải thiện và trở thành một tụ điểm kinh tế quan trọng trên tuyến hành lang Quốc lộ 14C. 1.2. Điều kiện tự nhiên Địa hình Ia Grai nằm ở phía Tây cao nguyên đất đỏ Pleiku, tiếp giáp với vùng núi thấp Nam Sa Thầy ở phía Tây Bắc và vùng đồi núi thấp khu vực biên giới Campuchia ở phía Tây. Ranh giới giữa cao nguyên và vùng núi thấp là sông Ia Grai và sông Sê San. Địa hình chung: thoải dần từ Đông sang Tây, trong phạm vị ranh giới Ia Grai có hai dạng địa hình chính là: địa hình cao nguyên phân bố ở khu vực trung tâm và phía Đông của huyện, chiếm 55,8% tổng diện tích tự nhiên; Địa hình đồi núi thấp phân bố ở phía Bắc và Tây Nam huyện, chiếm 43,1% tổng diện tích tự nhiên. Khí hậu, thời tiết Ia Grai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa cao nguyên, có đặc điểm nhiệt và ẩm khá phong phú nhưng phân hóa sâu sắc theo mùa và tương đối theo không gian (địa hình, độ cao). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, mưa lớn tập trung vào các tháng 7, 8, 9 với cường độ lớn nên thường gây xói lở đất và lũ quét ven sông suối. Đây là mùa mà cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian kéo dài, lượng mưa ít, lại gặp gió Đông Bắc khô, hanh nên rất khô hạn, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân. Mùa khô là mùa thu hoạch cà phê và vụ mùa chính của cây hàng năm, khí hậu khô, nắng nhiều thuận lợi cho việc phơi sấy sản phẩm, thích hợp với đặc điểm ngừng sinh trưởng để cây cà phê phân hóa mầm non và cây cao su thay lá, bắt đầu một chu kì sinh trưởng mới. Nguồn nước, thủy văn Hệ thống sông suối của huyện Ia Grai bắt nguồn và chảy trên sườn Tây của cao nguyên Bazan Pleiku, có lượng mưa lớn, tầng thổ nhưỡng rất dày, thảm thực vật chủ yếu là cây lâu năm nên nguồn nước khá dồi dào, địa hình thuận lợi cho xây dựng các hồ chứa, đập dâng nhỏ, lấy nước bơm tưới cho cà phê trên đỉnh đồi và tự chảy cho lúa nước trên địa hình thấp ven sông. Vùng hạ lưu các sông suối dốc, nhiều ghềnh thác thuận lợi cho xây dựng các công trình thủy điện nhỏ. Nguồn nước ngầm ở Ia Grai có lưu lượng khá, chất lượng tốt, cần có kế hoạch khai thác hợp lí bằng các công trình giếng khoan để lấy nước cung cấp trực tiếp cho sản xuất và sinh hoạt. 1.3. Tài nguyên Tài nguyên rừng Đất có rừng của Ia Grai hiện nay là 26.141,9 ha chiếm 23,3% tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng non, rừng nghèo. Rừng tự nhiên ở Ia Grai chủ yếu là rừng gỗ thường xanh trên địa hình núi cao dốc và rừng thường xanh xen nửa rụng lá trên địa hình thấp ít dốc, tổng trữ lượng gỗ rừng khoảng 2,08 triệu m3. Tài nguyên đất Huyện Ia Grai có 11 đơn vị đất, thuộc 5 nhóm chính là nhóm đất đỏ, nhóm đất xám, nhóm đất Glây, nhóm đất nâu thẫm và nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá. Diện tích tự nhiên là 112.005,25 ha, trong đó đất có khả năng canh tác toàn huyện là 70.636 ha, chiếm 63,1% tổng diện tích tự nhiên, khả năng canh tác nông nghiệp khoảng 54.000 - 55.000 ha. Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Ia Grai năm 2010

Đơn vị tính: Ha

Hạng mục Diện tích Tỉ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 112.005,25 100 1. Đất nông nghiệp 77.875,14 69,52 1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 51.706,75 46,16 1.2. Đất lâm nghiệp 26.141,94 23,3 1.3. Đất nông nghiệp khác 25 0,02 2. Đất phi nông nghiệp 5.461,9 4,88 2.1. Đất ở 671,29 0,6 2.2. Đất chuyên dùng 2.886,11 2,6 2.3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 87,85 0,078 2.4. Sông suối, mặt nước chuyên dùng 1.816,65 1,6 3. Đất chưa sử dụng 28.668,21 25,6

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Ia Grai

Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản ở Ia Grai không nhiều, một số khoáng sản có ý nghĩa kinh tế đang được khai thác như sau: - Đá, cát, sỏi: Đá xây dựng bao gồm đá bazan và granit, phân bố ở các sông suối độc lập và ven sông suối lớn như sông Sê San, sông Ia Grai và các suối lớn. - Sét gạch ngói: phân bố ở ven suối Ia Blang, địa phận xã Ia Tô. - Than bùn: phân bố chủ yếu ở Ia Dêr, Ia Hrung. Tài nguyên du lịch Hiện tại và tương lai Ia Grai có tiềm năng khá lớn về du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và lịch sử, đó là: hệ thống sông suối ở Ia Grai có nhiều ghềnh thác đẹp như thác Lệ Kim (Ia Tô), thác Chín Tầng (Ia Sao), các công trình thuỷ điện Sêsan 3A, Sêsan 4, Sê san 4A, Ia Grai 3, khu lịch sinh thái và lễ hội Về Nguồn ... Hệ thống các nhà máy thủy điện trên nằm trên tuyến Quốc lộ 14C chạy dọc biên giới với các nước Lào và Campuchia, đây là tuyến đường có nhiều vườn Quốc gia và cửa khẩu của các tỉnh, là điểm dừng chân lí thú để du khách tham quan, khám phá và mua sắm. 2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1. Dân số và lao động Ia Grai là vùng đất giàu tiềm năng và đang phát triển, vì vậy ở đây có cộng đồng dân cư đa sắc tộc. Có thể chia ra 2 nhóm cơ bản là: cộng đồng DTTS tại chỗ (bản địa) và cộng đồng dân tộc Kinh đến sau 1975. DTTS ở đây chủ yếu là người Ja Rai, ngoài ra còn có dân tộc Tày, Nùng từ miền núi phía Bắc mới di cư vào sau 1975 nhưng số lượng rất ít, dưới 1% dân số. Theo số liệu Niên giám thống kê, đến cuối năm 2010 dân số toàn huyện là 89.647 người, mật độ dân số là 79 người/km2, tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,57%/năm, tăng cơ học (di dân tự do) là 0,37%. Trong đó người đồng bào DTTS khoảng 44.639 người, chiếm 49,8% dân số, chủ yếu là người Ja Rai, số còn lại là đồng bào Kinh từ các tỉnh thành trên cả nước đến xây dựng vùng kinh tế mới và làm ăn sinh sống, phần lớn dân số sinh sống bằng nghề nông (trên 80%). Đến hết năm 2010, số người trong độ tuổi lao động trên toàn huyện là 46.475 người, trong đó số người có việc làm là 40.195 người chiếm 86%. Tỉ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động là 44%, tỉ lệ thời gian sử dụng lao động của lực lượng lao động trong độ tuổi ở nông thôn là 83%, mỗi năm giải quyết được trên 1000 việc làm mới cho người lao động. Cơ cấu lao động đang làm việc của huyện năm 2010 như sau: - Nông, lâm, thủy sản: 75,3% - Công nghiệp, TTCN - XD: 7,7% - Thương nghiệp, dịch vụ, các ngành khác: 17% Xuất phát từ vị trí địa lí, tình hình kinh tế xã hội của địa phương, nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, các cấp ủy Đảng và Chính quyền rất chú trọng quan tâm đến giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt là lao động là người DTTS. Hiện có 58 nông trường, doanh nghiệp, công ti đứng chân trên địa bàn huyện, nhu cầu tuyển dụng lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ngày càng mở rộng. 2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Trong 5 năm qua, giai đoạn 2006-2010, huyện Ia Grai đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tỉ lệ hộ nghèo năm 2010 còn 8,65%. Đến cuối năm 2005 toàn huyện đã không còn hộ đói kinh niên, hoàn thành công tác Định canh định cư cho các hộ đồng bào DTTS. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư chuyển dịch đúng hướng. Lĩnh vực văn hóa - xã hội chuyển biến tích cực. Quốc phòng - an ninh được củng cố. Trên lĩnh vực kinh tế, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 13 triệu đồng/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 19,98%/năm. Trong đó, nông - lâm nghiệp tăng 13,2%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp- xây dựng tăng 52,95%, thương mại - dịch vụ tăng 15,05%. Trên cơ sở phát huy tiềm năng thế mạnh của huyện, thu hút nguồn vốn đầu tư trên địa bàn, nhất là trong lĩnh vực sản xuất điện năng, sản phẩm nông sản, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng ngành nông - lâm nghiệp từ 72,6% năm 2005 giảm còn 44,1%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng từ 12,6% tăng lên 38,1%, thương mại - dịch vụ từ 14,8% tăng lên 17,8%. Cơ cấu cây trồng chuyển đổi nhanh theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung chuyên canh. Tổng sản lượng lương thực là 22.500 tấn, tăng 2.700 tấn so với năm 2005; sản lượng cà phê nhân bình quân 35.000 tấn/năm, mủ cao su 13.000 tấn/năm...Tỉ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp tăng khá, tổng đàn gia súc đều tăng so với năm 2005; một số loại hình chăn nuôi khác như nuôi ong và nuôi cá nước ngọt đã hình thành và phát triển. Tổng vốn đầu tư phát triển trong cả giai đoạn đạt trên 7.330 tỉ đồng, tăng gấp 13 lần so với giai đoạn 2001-2005. Tỉ trọng vốn tín dụng và vốn của nhân dân trong cơ cấu vốn đầu tư tăng nhanh, hiệu quả đầu tư được nâng lên. Hoàn thành và đưa vào hoạt động 3 nhà máy thủy điện với công suất 440 MW, điện lượng trung bình hàng năm đạt 2.400 triệu KWh; 5 công trình khác đang thi công, 3 nhà máy chế biến mủ cao su công suất 27.000 tấn/năm. Đến nay, toàn huyện có 84 doanh nghiệp và 85 trang trại cùng với hàng trăm hộ kinh doanh cá thể hoạt động hiệu quả, khai thác, sử dụng tốt tài nguyên đất đai, khoáng sản trên địa bàn, hàng năm đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng trăm triệu đồng, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, trong đó tuyển dụng mới 4.000 lao động, tham gia tích cực vào các hoạt động an sinh xã hội. Lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng đạt nhiều kết quả quan trọng. Hoàn thành phổ cập giáo dục THCS cho 12/13 xã - thị trấn, 1 trường mầm non và 4 trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia. Quan tâm chăm sóc, khám - chữa bệnh cho nhân dân. Các Chương trình 167, 168, 132, 134, 135 của Chính phủ và các chương trình mục tiêu quốc gia đạt kết quả thiết thực. Kết cấu hạ tầng ở các xã vùng đặc biệt khó khăn từng bước được nâng lên; cơ bản hoàn thành việc giải quyết đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt và nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo. Tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 30,76% năm 2005 đến nay còn 8,65%; phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" đối với người có công với nước được đẩy mạnh, đến nay các gia đình chính sách đều có mức sống tương đối ổn định và cao hơn mức sống trung bình trong vùng; công tác quốc phòng - an ninh có những chuyển biến quan trọng theo hướng tích cực, cơ bản được giữ vững ổn định; quan hệ đối ngoại biên giới với huyện Đôn Mia - Campuchia được tăng cường. [1] [2]

  1. ^ UBND huyện Ia Grai (2006), Báo cáo Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ia Grai thời kì 2006 - 2015, Ia Grai.
  2. ^ UBND huyện Ia Grai (2010), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2011, Ia Grai