Thảo luận:Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Kinh tế
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Kinh tế, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Kinh tế. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Nguồn dẫn[sửa mã nguồn]

Bài nên được bổ sung nguồn dẫn cho từng câu. Sau này sẽ dễ cho người khác bổ sung bài. Tôi sẽ thêm tiêu bản cần dẫn nguồn vào bài. Bánh Ướt (thảo luận) 07:15, ngày 30 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Cao cấp chính trị[sửa mã nguồn]

Không biết chương trình cao cấp chính trị từ thập niên 90 đến nay dạy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thế nào? Thay đổi theo thời gian ra sao? Đất đai thuộc sở hữu toàn dân vì sao được xếp vào yếu tố "định hướng xã hội chủ nghĩa"?Bánh Ướt (thảo luận) 07:27, ngày 30 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]

định hướng xhcn là gì?[sửa mã nguồn]

http://vn.360plus.yahoo.com/manhcuong360 Việc xác định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là một sự xác định không có cơ sở khoa học vì, kinh tế thị trường theo cái khái niệm thực tế của nó từ trước tới nay thì, đích thực là của tư bản cho dù chúng ta có định hướng như thế nào. Việc đã chưa có được một xã hội xã hội chủ nghĩa đã chứng minh đầy đủ, có thể chúng ta mới làm được một phần của nó. Những ví dụ cơ bản như đã không có được những doanh nghiệp xã hội chủ nghĩa và người dân hầu như chỉ biết đi làm thuê, hợp tác khó khăn rồi tư bản Nhà nước không có hiệu quả.v.v…. cũng đều chứng minh rõ nét nhất.Tgcvietnam (thảo luận) 14:10, ngày 7 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Nhầm lẫn Chủ nghĩa xã hội thị trường với nền kinh tế hỗn hợp[sửa mã nguồn]

"Chủ nghĩa xã hội thị trường là đường lối phát triển kinh tế-xã hội chủ đạo của một số nước phát triển nhất thế giới tại Bắc Âu như Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch..."

Thụy Điển có nền kinh tế hỗn hợp(blandekonomi), có nghĩa là vừa có kinh tế thị trương vừa có kinh tế NN nhưng kinh tế NN ở đây chủ yếu là trường học, y tế, bảo hiểm, còn cái ngành còn lại do thị trường tự điều tiết, chính phủ chỉ điều hạn chế y như Mỹ. Bởi zậy đừng nhầm lẫn 2 nền kinh tế này. Một vấn đề quan trọng là Thụy Điển là 1 nước dân chủ, đảng phái chính trị cầm quyền liên tục thay đổi nên đường lối kinh tế cũng thay đổi. Có thể Chủ nghĩa xã hội thị trường đã từng tồn tại nhưng nó đã loại bỏ.

Nguồn Alan Phan[sửa mã nguồn]

Đoạn về nguồn của Alan Phan xin được cắt chép ra lại đây:

* Tiến sĩ Alan Phan cho là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được chính phủ Việt Nam áp dụng một cách tùy tiện, và thường là để "cứu vài nhóm giàu có quyền lực bằng tiền thuế của toàn dân”. Ông Alan nêu ra 2 thí dụ đang xảy ra (2013): "Như bất động sản, để bảo vệ quyền lợi cho các đại gia BDS, chúng ta để giá cả nhẩy múa thăng tiến theo giá thị trường. Khi dân không đủ tiền để trả giá cao như vậy thì chánh phủ bơm ngay 30,000 tỷ đồng ngân sách để cứu trợ. Khi ngân hàng kiếm tiền vô tội vạ bằng cách cho vay bừa bãi không kể đến rủi ro, chúng ta tôn vinh quy luật thị trường. Khi nợ xấu đe dọa sự sống còn của vài ngân hàng, chính phủ phát trành trái phiếu quốc gia với mệnh giá 100% để chuyển đổi dùm nợ xấu."[1]

Đây rõ ràng là nguồn tự xuất bản, cá nhân tôi thì không ủng hộ việc đưa blog lên wiki xài dù nhiều lần tôi rất muốn (do tính chất "thượng vàng hạ cám" của loại nguồn này). Vì vậy tôi tạm cắt chép ra đây. Mong DanGong có thể chứng minh được nguồn tự xuất bản này thỏa mãn các điều kiện cho phép của wikipedia. Ngoài ra, cho hỏi luôn có thể tìm nguồn nào khác tốt hơn hay không vì nói chung blog không phải là nguồn mạnh, lấy từ sách báo thì ít bị vặn vẹo hơn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:32, ngày 8 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Rất dễ hiểu khi có nhiều người có thành kiến với các nguồn tự xuất bản. Nhưng có rất nhiều lý do mà ta nên ủng hộ các nguồn này, nhất là khi ở Việt Nam không cho phép có các báo chí tư nhân. Quan trọng là nguồn xuất bản có phải là của những người có uy tín, nhất là khi các bài viết từ chính tay của họ. Cho nên mình thấy không có lý do gì là Wiki không nên đưa người từ các blog như Alan Phan, hay Nguyễn Quang Lập, nhà báo Huy Đức. Nếu Wiki quốc tế không đồng ý cho trích các nguồn tự xuất bản, ta nên thảo luận với họ về trường hợp tại những nước không cho phép báo chí tư nhân. Thế riêng bản thân bạn thì bạn nhận xét gì về blog Alan Phan. Mọi người chúng ta nên có một ý kiến cụ thể. Không nên chỉ dùng luật lệ để mà nói chuyện với nhau. DanGong (thảo luận) 12:29, ngày 8 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Theo quy định của wiki thì nguồn tự xuất bản có thể dùng được trong 1 số trường hợp, trường hợp đó là gì thì có ghi ra đầy đủ trong hướng dẫn, và nếu bạn có thể chứng minh nguồn này phù hợp với tiêu chí được dùng thì tốt thôi. Cá nhân tôi thì đã nói ở trên, tôi luôn hạn chế việc dùng các nguồn như blog và youtube và các loại nguồn tự xuất bản khác vì độ tin cậy, khả năng kiểm chứng không cao và thông thường nó cũng không có ban bệ gồm những người chuyên nghiệp để có thể thẩm định, xét duyệt chất lượng như các nhà xuất bản, các cơ quan truyền thông có uy tín, và vì vậy nó dễ bị vặn vẹo hơn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:49, ngày 8 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Nói chung thì như thế này : nguồn từ các báo trong nước, ngoài nước hay các nguồn tự xuất bản đều có những nguồn có giá trị, có trình độ, có uy tín đáng cho người đọc trung bình biết qua, cũng như có các nguồn chỉ để tuyên truyền, có tính cách ru ngủ, thuộc loại lá cải, hay quá khích có phương hướng chống đối đạp đổ hơn là xây dựng. Những người đưa nguồn lên nên cân nhắc vì giá trị bản thân, và vì danh tiếng của Wiki. Không phải cứ cùng quan điểm với mình là khoái chí đưa lên. Cả người đọc cũng vậy. Nên góp ý kiến về nguồn và bài viết để giữ chất lượng của bài vở. Nhân đây mình cũng cảm ơn bạn góp ý.

Riêng về Blog Alan Phan thì có lẽ ông ta hay viết những bài gây nhiều tranh cãi nhưng đáng biết tới, vì dù sao ông ta cũng hiểu nhiều về kinh tế thực dụng, đã và đang làm việc nhiều năm tại Việt Nam chứ không phải ngồi ở ngoài mà xía vào bàn. Ý tưởng có lý, hay cố tình quá khích để gây sự chú ý thì để người đọc phê phán vậy. DanGong (thảo luận) 13:29, ngày 8 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi thì cho rằng Khov có lý khi hạn chế dùng các nguồn tự xuất bản, kể cả từ blog các học giả có uy tín, vì có khá nhiều trường hợp mạo danh, hack password (các nguồn mạo danh thì đầy rẫy ra). Kể cả có xác định được, thì blog của các học giả vẫn là nghiên cứu chưa được công bố, ở dạng nháp (dù là của học giả). Ở các nguồn loại này, hôm nay có thể viết thế này, ngày mai lại bị sửa thế khác. Hôm nay ta có thể trích nguồn, nhưng một thời gian sau dở nguồn lên thì đôi khi bị tác giả nó cắt mất, lúc đó oan mạng vì tội vặn nguồn. Thái Nhi (thảo luận) 15:43, ngày 8 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Nhiều khi bản thân tôi thấy có mấy bài blog rất hay, cũng muốn dùng lắm, nhưng vì nó là blog nên không dám mạnh tay xài. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:21, ngày 9 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn bạn Thái Nhi đã cho ý kiến. Về blog cá nhân mình đọc ở wiki tiếng Việt, Đức và Anh, không thấy chỗ nào cấm dùng cả. Chỉ khuyên là nên thận trọng. Mình đề nghị khi trích nguồn ta nên luôn viết nguồn gốc, còn những vấn đề khác bạn nêu ra đều có thể sảy ra cho bất cứ nguồn nào. các trang của chính phủ Mỹ cũng vẫn bị chiếm và sửa đổi nếu hacker muốn. Các bài trên các báo Việt online cũng thường bị áp lực phải lấy bài xuống. Dĩ nhiên về xác suất xảy ra, thì các trang càng tin cậy, càng ít hơn. Nhưng đây là quyết định của người dùng. Vấn đề tranh cãi về blog cá nhân thì đã có ở đây rồi, phần Wordpress trang Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên. Các bạn vào đó thảo luận tiếp. Mang nó vào đây là sai rồi. Mình đề nghị, ở đây chỉ thảo luận xem ta có được phép dùng trang này làm nguồn không? Trước khi đa số quyết định, không ai được phép cấp cho mình quyền kiểm duyệt bài viết. Ngoài ra mình cũng đề nghị các bạn đặt nặng vấn đề tự do ngôn luận, không phải cái gì không hợp tư tưởng mình thì nên cấm, ngẫm nghĩ xem tại sao bác Cù Huy Hà Vũ lại bị vô tù. DanGong (thảo luận) 08:25, ngày 9 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Khái niệm dùng nguồn độc lập với chủ thểcó uy tín, chứ không phải là cấm blog. Với ở trên là ý kiến hạn chế dùng nguồn blog, nhất là ở những chủ đề có khả năng gây tranh cãi. Ở những dạng này, nguồn hàn lâm sẽ tốt hơn nhiều vì nó cố định và phản ánh quan điểm xuyên suốt của tác giả (bút sa gà chết). Thái Nhi (thảo luận) 08:47, ngày 9 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Hình như bạn Thái nhi lẫn lộn một lời phê bình với các kiến thức được chấp nhận cho nên mới dùng những từ ngữ như nghiên cứu chưa được công bố, hay nguồn hàn lâm, hay những chủ đề có khả năng gây tranh cãi. Ở đây mình chỉ đưa lên một nhận xét của một người hiểu biết và làm việc nhiều năm trong ngành kinh tế ở Việt Nam về một chính sách mà ông ta cho là không đúng với từ của nó. Dĩ nhiên đó là một nhận xét cá nhân, và những người khác dĩ nhiên là sẽ có quan điểm khác. Tranh cãi không phải là một vấn đề không nên. Có những vấn đề cần tranh cãi mà không ai tham dự mới là một điều có gì không ổn đây. Bởi vậy các nước người ta mới lập ra quốc hội cho các đại diện dân chúng thảo luận. Và bây giờ nẩy sinh ra các diễn đàn để mọi người có thể trao đổi ý kiến với nhau. DanGong (thảo luận) 09:48, ngày 9 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Theo quy định, blog vẫn có thể được xài, nhưng vẫn phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Cho dù vậy, giá trị của các nguồn tự xuất bản nhìn chung vẫn thấp hơn rất nhiều so với các nguồn được xuất bản bởi các cơ quan thông tin, NXB lớn, có uy tín. Bởi vì khi viết sách gửi cho NXB hoặc viết bài đăng báo, v.v, thì người viết sẽ làm cẩn trọng, có chiều sâu hơn và sẽ có những người chuyên nghiệp tham gia việc kiểm tra, kiểm định, biên tập lại bài viết. Đặc biệt, đối với các thông tin nhạy cảm, dễ gây tranh cãi, dễ gây xúc phạm, đặc biệt cần nguồn mạnh và cực mạnh, như vậy thì sẽ không có ai dám vặn vẹo gì người viết hết (nguồn mạnh dám vặn sao), và chất lượng wikipedia cũng sẽ được nâng cao. Ý của Thái Nhi là như thế. Bạn có thể xem qua các thảo luận đinh tai nhức óc ở các bài viết liên quan tới đồng tính luyến ái, giới tính thứ ba, ở đó nguồn bị chém sát ván, ngay cả các sách báo xuất bản đàng hoàng nhưng phản ánh quan điểm thiểu số, cực đoan, cuồng tín cũng bị hạch tới hỏi lui tùm lum bởi BQV và các thành viên lâu năm trên wiki.
Tuy nhiên, câu hỏi chủ yếu mà tôi muốn nhờ DanGong giải đáp giúp là, nguồn blog của ông AlanPhan có thỏa mãn các điều kiện ghi trong quy định không ? Và thỏa mãn như thế nào ? Nếu bạn DanGong chỉ ra cho thấy nguồn blog AlanPhan phu hợp với quy định của wiki thì nguồn đó vẫn có thể được dùng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:15, ngày 9 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Mình dựa vào những điểm này để cho là nguồn đủ tiêu chuẩn để được trích: Cá nhân tác giả, có kiến thức và có đủ kinh nghiệm để đưa ra nhận xét. Ông vẫn đi thuyết trình và thảo luận tại Việt Nam về các vấn đề kinh tế, không phải là nhân vật chỉ thảo luận trên bàn phiếm. Vẫn đang hoạt động tại Việt Nam, không phải là nặc danh, sẽ chịu trách nhiệm trước các nhận xét của mình, đây là một điểm quan trọng. DanGong (thảo luận) 10:43, ngày 9 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Trích: Bất cứ ai cũng có thể tạo một website hoặc bỏ tiền để xuất bản một cuốn sách, và rồi tự nhận là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Vì vậy, các cuốn sách tự xuất bản, newsletter, website cá nhân, các dự án wiki mở, blog, các bài đăng trên diễn đàn (forum), và các nguồn tương tự hầu như không phải là các nguồn chấp nhận được.[5] Trong một số trường hợp, nội dung tự xuất bản có thể được chấp nhận khi tác giả của nó là một chuyên gia nổi tiếng về chủ đề của mục từ, và tác giả này đã có công trình thuộc lĩnh vực liên quan được xuất bản bởi các nhà xuất bản độc lập đáng tin cậy. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi sử dụng các nguồn như vậy: nếu thông tin đang quan tâm thực sự đáng được nói đến, thì nhiều khả năng là nó đã được công bố bởi một nơi khác rồi.

Nguồn tự xuất bản và nguồn đáng nghi cho các nội dung về chính các nguồn này [sửa]Nội dung từ các nguồn tự xuất bản và các nguồn không đáng tin cậy khác có thể được dùng làm nguồn dẫn chứng cho các thông tin về chính các nguồn đó trong các bài về các nguồn này, với các điều kiện:

Nội dung liên quan đến sự nổi tiếng của người đó hay tổ chức đó;
Nội dung đó không bị tranh chấp;
Nội dung đó không quá vụ lợi (self-serving);
Nội dung đó không chứa các tuyên bố về các bên thứ ba, hoặc về các sự kiện không trực tiếp liên quan đến chủ thể;
Không có nghi ngờ đáng kể nào về việc ai là người viết nội dung này.

Đoạn trích phạm phải 3 vấn đề bôi đậm. Không rõ bản quyền thuộc về ai hay báo nào, có nhiều tuyên bố về bên thứ 3, và cũng không xác định được blog đó có đúng của Alan Phan hay không (ai đó có thể copy các bài viết của ông ta rồi tự đăng, hoặc tệ hơn là tự sáng tác rồi tung lên)Saruman (thảo luận) 10:35, ngày 9 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Viết như bạn Saruman thì không cần thảo luận nữa, chỉ có thể mang ra tòa (nếu ở ngoài đời) để giải quyết. Một nhận xét thì dĩ nhiên là một ý kiến cá nhân, cho nên là không thể đòi hỏi người khác cùng quan điểm, nên không thể nào thỏa mãn Nội dung đó không bị tranh chấp. Một bài trung lập thì sẽ chấp nhận những nhận xét từ nhiều chiều. Cho nên bạn nên đưa ra những nhận xét đối ngược, thay vì tìm những cái cớ trong quy luật để có cơ hội xóa đi những quan điểm mà mình không thích. DanGong (thảo luận) 10:56, ngày 9 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Đây không phải là vấn đề nhận xét nọ kia, mà đây là vấn đề tiêu chuẩn của nguồn trích dẫnSaruman (thảo luận) 12:23, ngày 9 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy trích dẫn kiểu: Theo Alan Phan thì Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như thế này..., theo Ban tuyên giáo TW Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là..., theo Nguyễn Quang A... theo Phạm Chi Lan thì kinh tế thị trường định hướng XHCN là... theo Chính phủ CHXHCN Việt Nam Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là..., theo RFI, theo BBC là... theo chính quyền Mỹ thì Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là... cũng được chứ sao, đấy là ý kiến của từng người, từng tổ chức với nhiều chiều khác nhau giúp làm sáng rõ khái niệm này cũng như hiệu quả, tình trạng của mô hình. Chứ cứ lấy theo một chiều chính thống thì không trung lập rồi.F (thảo luận) 11:11, ngày 9 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Các bạn vào đây xem: Trang của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng trích cả đống các quan điểm của ông Alan Phan, chứ đâu có phải chỉ riêng gì Wiki không đâu. Nguyễn Tấn Dũng - Alan Phan DanGong (thảo luận) 11:40, ngày 9 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Trang kia đâu phải của Nguyễn Tấn Dũng. Nhiều người hiểu nhầm như bạn đấy.--Cheers! (thảo luận) 11:51, ngày 9 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Bạn Cheer có thể giải thích rõ ràng về trang đó không? Có thật là trang đó mạo danh không? Tại sao không bị kiện cáo? Chẳng lẽ có ai dám vuốt râu hùm? DanGong (thảo luận) 12:00, ngày 9 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Thế à, vậy cũng xóa hết. Thanks--113.187.0.133 (thảo luận) 11:46, ngày 9 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Diendan.org[sửa mã nguồn]

Tôi đã vào trang này nhiều lần và chưa hề thấy trong trang web này có tên ban biên tập, đơn vị phụ trách, trụ sở liên hệ... chắc chắn đây là trang web do cá nhân tự đăng ký, tự đăng những bài mà người này thích chứ không phải một tờ báo. Đề nghị dẫn ra ban biên tập, đơn vị phụ trách, trụ sở liên hệ... để chứng minh nguồn này đủ tiêu chuẩn (đừng nói bên nước ngoài tư nhân thoạt động báo chí thì không cần đăng ký nhé)Thaiduong123 (thảo luận) 01:33, ngày 29 tháng 10 năm 2015 (UTC)[trả lời]

chứng minh có kinh tế thị trường[sửa mã nguồn]

làm sao chứng minh được là có kinh tế thị trường?