Thảo luận:Lý Hồng Chí

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đề nghị không gọi Pháp Luân Côngmôn phái hoặc môn pháp hay giáo phái. Pháp Luân Công không phải là tôn giáo ---không ghi danh, không lệ phí, không hội viên, ai học thì học, không thích thì thôi---. Nhiều nhất thì có thể gọi là một môn thực hành tín ngưỡng chứ không phải giáo phái. Một số tuyên truyền xuất phát từ Trung Quốc cố ý mô tả Pháp Luân Công như một tôn giáo không ngay chính, và từ giáo phái là cũng từ đó mà ra. Tương tự như vậy, người học Pháp Luân Công cũng không nên được gọi là giáo đồ. Ông Lý Hồng Chí cũng nói rõ điều này trong các bài giảng của mình (không ghi danh, không lệ phí, không ràng buộc tư cách thành viên, v.v.)

Triplc (thảo luận) 08:19, ngày 5 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

AlleinStein đã xóa thảo luận này của Eightcirclestheorem vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 10:54, ngày 17 tháng 11 năm 2014 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

=

Pháp Luân Công phổ biến tại hơn 114 quốc gia với hơn 100 triệu người tập luyện[sửa mã nguồn]

Alphama đã xóa thảo luận này của Eightcirclestheorem vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 06:53, ngày 14 tháng 12 năm 2014 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Alphama đã xóa thảo luận này của 113.20.108.135 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 06:53, ngày 14 tháng 12 năm 2014 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

Xóa thông tin nguồn yếu[sửa mã nguồn]

Đây là bài viết về người còn, một số thông tin dùng nguồn quá yếu tôi tạm xóa theo đúng tinh thần và quy định của Wikipedia về người còn sống.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 08:06, ngày 12 tháng 12 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bài này là về LHC không phải về Phật giáo hay PLC hay mối liên hệ giữa chúng, tôi tạm xóa 1 đoạn không liên quan đó.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 06:36, ngày 14 tháng 12 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Xóa bài có nguồn[sửa mã nguồn]

Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 63</ref>

Trang web chính của Pháp Luân Công là www.falundafa.org và đã được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ trên thế giới.

Tôi muốn đưa các thông tin trên Minghui và BBC vào bài viết về Lý Hồng Chí được không?[sửa mã nguồn]

Rất nhiều bài đại loại như http://vn.minghui.org/news/1013-yeu-linh-phat-chinh-niem-va-thoi-gian-phat-chinh-niem-dong-bo-toan-cau.html ; hay http://vn.minghui.org/news/68001-dac-biet-chu-y-van-de-bat-nhi-phap-mon.html ; hay http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/1223317.stm không được đưa vào bài của Lý Hồng Chí? Trong khi các bài khác trên Minhui thì được đưa vào bài. Tôi muốn đưa các thông tin trên vào bài viết về Lý Hồng Chí được không? Eightcirclestheorem 06:17, ngày 7 tháng 12 năm 2017 (UTC)

Chú thích[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ chú thích quá dài và thực chất không cần vì nó đã có trong nguồn, không hiểu người viết cứ thích viết dài để làm gì, chứng minh quan điểm PLC là không tốt?  A l p h a m a  Talk 02:27, ngày 11 tháng 12 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Nguồn của 1 học viên[sửa mã nguồn]

Xem nguồn [1] là của 1 học viên PLC, vì vậy không có bất kỳ tư cách uy tín nào vác vào Wikipedia để chứng minh, dù nó có ở website PLC đi nữa, không hiểu sao Eight cứ cố chấp đến mức như vậy.  A l p h a m a  Talk 02:46, ngày 11 tháng 12 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Link này có thấy Eight dẫn vào đâu bạn (so sánh bản gần nhất bị bạn xóa). Én bạc (thảo luận) 15:53, ngày 11 tháng 12 năm 2017 (UTC)[trả lời]
À để tôi tìm lại đã nhé, nhất thời không nhớ chỗ nào chính xác.  A l p h a m a  Talk 16:41, ngày 11 tháng 12 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Nguồn từ trang chủ của tổ chức Pháp Luân Công và tập thể các học viên Pháp Luân Công được Lý Hồng Chí phê duyệt[sửa mã nguồn]

1. Trang chủ của Pháp Luân Công là trang falundafa, xem thông tin tại đây https://en.wikipedia.org/wiki/Li_Hongzhi

Trang chủ của Pháp Luân Công là falundafa

Trang chủ của Pháp Luân Công có rất nhiều ngôn ngữ, có đặt liên kết đến trang minhhue, một số bài trên trang chủ của Pháp Luân Công liên kết đến trang minhhue, các học viên Pháp Luân Công chia sẻ lên trang minh hue.

Tập tin:1. Falun Gong websie.png
Trang chủ của Pháp Luân Công có rất nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt, liên kết đến trang minh huệ
Một số kinh văn từ trang chủ liên kết đến trang minh huệ

2. Minh Hui không phải là của một học viên Pháp Luân Công mà nó là trang web của tập thể các học viên pháp luân công trên khắp thế giới.

Tập tin:3. Lien ket minhhui va falungon.png
Liên kết trang chủ của Pháp Luân Công và trang Minh Huệ

Bạn có thể xem tại đây: http://en.minghui.org/html/pages/about-minghui/

Nó có rất nhiều ngôn ngữ, bạn có thể xem tại đây để biết rằng minh huệ có rất nhiều ngôn ngữ http://www.minghui.org/mh/subsites.html trang vi.minhhui.org do học viên Pháp Luân Công việt Nam phụ trách, trong đó có cả ngôn ngữ tiếng Việt.

Tập tin:Co rat nhieu ngon ngu.png
Trang web minghui.org có rất nhiều ngôn ngữ, do những học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới phụ trách


3. Các học viên Pháp Luân Công đều chia sẻ lên Minh Huệ. Ví dụ xem tại đây. http://vn.minghui.org/news/category/nctm

4. Kết luận như vậy về cơ bản: Trang Vilundafa là trang chủ của Pháp Luân Công, Trang Minh Huệ là trang của tập thể các học viên Pháp Luân Công trên thế giới. Nó đang hàng ngày hướng dẫn học viên Pháp Luân Công, kinh văn và bài giảng của Lý Hồng Chí cũng từ hai trang này mà xuất phát ra.

5. Hơn thế nữa chính Lý Hồng Chí cũng chấp nhận trang minh huệ là trang của các học viên pháp luân công do ông này dẫn dắt.

http://vi.falundafa.org/lectures/20090000.html

Lý Hồng Chí khẳng định Minh Huệ là trang của các học viên pháp luân công và ông Lý đồng thuận với trang này

6. Tôi nhận được mấy quyền sách, nội dung trong sách in và trên các trang vi.falundafa và minh huệ là giống nhau. Đặc biệt sách cũng dẫn đến hai trang vi.falundafa

Thông tin trên sách mà tôi được tặng dẫn đến trang Vi.falundafa trang vi.falundafa cũng được dẫn đến các phiên bản khác của trang falundafa (trang chủ của Pháp Luân Công). các nội dung trong sách và trên các trang vi.falundafa là giống nhau
Thông tin trên sách mà tôi được tặng dẫn đến trang Vi.falundafa trang vi.falundafa cũng được dẫn đến các phiên bản khác của trang falundafa (trang chủ của Pháp Luân Công). các nội dung trong sách và trên các trang vi.falundafa là giống nhau

Eightcirclestheorem 13:56, ngày 11 tháng 12 năm 2017 (UTC)

Chuyện ông Lý Hồng CHí phê duyệt hay không với Wikipedia chấp nhận nguồn nào là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau. Xem Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy . Các bài viết Wikipedia cần được dựa trên các nguồn đáng tin cậy, độc lập, đã xuất bản. Eight, bạn tham gia đây cũng lâu mà sao cứ phải nhắc đi nhắc lại chuyện quy định thế nhỉ.  A l p h a m a  Talk 15:02, ngày 11 tháng 12 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Các sách của ông Lý Hồng Chí đã được nhà xuất bản xuất bản chưa? Các trang web của Pháp Luân Công đã đủ uy tín chưa? Các nhà xuất bản xuất bản các sách của ông Lý Hồng Chí có được coi là độc lập chưa? Với lại những khẳng định của ông Lý Hồng Chí mà không lấy từ chính sách báo ấn phẩm kinh văn của ông ấy thì lấy của ai được?Eightcirclestheorem 15:20, ngày 11 tháng 12 năm 2017 (UTC)
Tôi chỉ hỏi bạn Alphama là thể hiện quan điểm của ông Lý Hồng Chí, nhận định của ông ấy không lấy từ bài giảng, kinh sách của ông ấy thì lấy từ đâu?Eightcirclestheorem 15:31, ngày 11 tháng 12 năm 2017 (UTC)
Trang website chính thức của Pháp Luân Công thì chưa được xem là độc lập. Copyright by Li Hong Chi thì cái sách bản thân cũng không độc lập nốt.  A l p h a m a  Talk 16:43, ngày 11 tháng 12 năm 2017 (UTC)[trả lời]

PLC hiếm nguồn đến mức như thế cơ à [2].  A l p h a m a  Talk 16:45, ngày 11 tháng 12 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Nếu bạn đã không chấp nhận vi.falundafa và minh huệ thì đề nghị bạn xóa các thông tin lấy từ hai trang của Pháp Luân Công, xóa các chú thích 11, 12, 15, 16 , 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25,26, 27, 28, 29, 30.

Đề nghị bạn xóa chú thích 11, 12, 15, 16 , 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25,26, 27, 28, 29, 30

Eightcirclestheorem 16:54, ngày 11 tháng 12 năm 2017 (UTC)

Hay đó bạn, tôi cũng đang định nói là dùng nhiều chú thích đến từ 1 website quá không hay, nếu có nên chỉ 1-2 chú thích là ổn, bạn xem tiếng Anh người ta rải nguồn phong phú không.  A l p h a m a  Talk 17:08, ngày 11 tháng 12 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Bạn đã không chấp nhận các nguồn từ hai trang chủ của Pháp Luân công do tôi thêm vào thì hãy xóa các chú thích đó vì nó cũng thuộc các nguồn từ hai trang chủ này. Bạn đã nhầm chủ đề chủ đề này là về Lý Hồng Chí bạn lại nhầm thành Pháp Luân công. Bạn đã nhầm trang minh huệ là của một học viên pháp Luân Công. Bạn bị nhầm hai thứ là do cố tình đúng không?Eightcirclestheorem 00:06, ngày 12 tháng 12 năm 2017 (UTC)
Bạn hiểu sai ý, việc bài viết trở nên trung lập hơn với nguồn độc lập, bài này gây trãnh cãi nhiều vì vậy dùng nguồn độc lập là tốt nhất. Thứ 2, bài viết của 1 tác giả không uy tín ở trang uy tín không có nghĩa là nội dung đó nên đưa vào bài. Thứ 3, bạn không có thiện chí, chỉ cố tình lẩn quẩn ở đây chứng minh quan điểm của bạn. Tức là, bạn chỉ cố tình làm sao "dìm hàng" PLC càng nhiều càng tốt.  A l p h a m a  Talk 09:54, ngày 13 tháng 12 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Còn bài này, khóa lại là cách tốt nhất để chống thành viên không có thiện chí thêm thông tin không đúng quy định (thiên lệch, vi phạm bản quyền, thiếu bách khoa). Nội dung trong bài nên dịch từ tiếng Anh với nguồn phong phú, đa dạng.  A l p h a m a  Talk 09:56, ngày 13 tháng 12 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Thành vien Phjtieudoc lạm dụng quyền hạn[sửa mã nguồn]

Mình đã viết thêm một số đoạn về nội dung gây tranh cãi trong sách Chuyển Pháp Luân, đây là nội dung được trích dẫn từ nhiều nguồn và trích dẫn nguyên bản từ sách. Tuy nhiên, thành viên Phjtieudoc đã lạm dụng quyền hạn mà cấm sửa trang này. Đề nghị khôi phục lại tính chỉnh sửa của trang và nội dung mình viết.

Bài mình thêm vào: https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=L%C3%BD_H%E1%BB%93ng_Ch%C3%AD&oldid=70846264

Trang thành viên Phjtieudoc: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Phjtieudocthảo luận quên ký tên này là của 2001:ee0:4ca4:9cd0:bd37:20b2:f66d:c602 (thảo luận • đóng góp).

@2001:ee0:4ca4:9cd0:bd37:20b2:f66d:c602: Thông tin một chiều, nguồn không đáng tin cậy, văn phong không Wiki hóa. I So bad 03:50, ngày 1 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Bạn đang bị cấm nên nếu tiếp tục xài IP để lách luật thì sẽ bị tăng án cấm. – I So bad 03:51, ngày 1 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Xin ý kiến[sửa mã nguồn]

Tôi muốn sửa thông tin và dẫn nguồn tiếng trung có được không 我去到了 (thảo luận) 01:57, ngày 9 tháng 12 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Nếu dẫn nguồn tiếng Trung thì có trang tiếng Trung ấy, bạn vào mà thêm. Bạn sửa gì vậy và nguồn tiếng Trung của bạn là nguồn nào, có thể đưa lên đây được không? – MF6 (thảo luận) 06:59, ngày 11 tháng 12 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Sau khi đọc bài của bạn tôi cảm thấy bạn đang công kích một môn khí công một cách thái quá. để nhìn nhận vấn đề này bạn hãy nhìn một cách khách quan bạn nhé.
tôi nghĩ rằng câu chuyện về Pháp Luân Công và những tranh cãi xung quanh nó Khá là giống vớ câu chuyện Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo, hay Hồi giáo và Cơ Đốc giáo, Hoặc cũng là Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Sau một thời gian dài mình cũng đã không còn mấy bận tậm về Pháp Luân Công nữa, cũng như phản đối họ. Và mình dần nhận ra, thực chất đó chỉ là câu chuyện muôn thuở của loài người, việc mâu thuẫn niềm tin dẫn tới chống đối nhau đã diễn ra suốt hàng ngàn năm qua như là quy luật tự nhiên vậy.
Tư duy nhị nguyên là gì?
Tư duy nhị nguyên là tư tưởng luôn phân chia thế giới thành 2 nửa, một bên tốt và một bên xấu, bên chính bên tà. Người mang tư tưởng này luôn cố gắng phân biệt rạch ròi mọi thứ trên đời này theo quan điểm nhị nguyên, cái gì tốt là tốt, xấu là xấu, không có cân nhắc. Chỉ có tốt và xấu, chỉ có chính và tà. Và tất nhiên họ mặc định rằng mình lúc nào cũng đứng ở phe chính diện, còn lại mọi thứ khác (không được họ lựa chọn) đều được coi là tà.
Những người có tư duy nhị nguyên gặp nhau, nếu không có cùng 1 cách phân chia giống nhau thì sẽ đâm ra gây chiến với nhau.
Nhưng thế giới này đâu có đơn giản vậy, đâu chỉ có 2 màu trắng đen. Và khi nhận ra điều đó bạn sẽ thấy tư duy nhị nguyên nhiều lúc thực sự ngây thơ đến nhường nào.
Hãy bàn đến chủ đề mình đã nêu ra ở đầu bài, mình sẽ tóm tắt qua một chút về lịch sử các tôn giáo độc thần:
(Trước khi đi vào tìm hiểu sâu hơn về các tôn giáo, mình khuyến cáo những ai ở đây thuộc một tôn giáo nào đó trong những tôn giáo được kể sau đây nên cân nhắc khi đọc tiếp, vì mình sẽ trình bày câu chuyện tôn giáo qua những quan điểm khác nhau của nhiều tôn giáo khác nhau, nếu bạn là Kito hữu, có thể bạn sẽ khó chấp nhận quan điểm của một người Do Thái đấy)
Các tôn giáo độc thân lớn nhất hiện nay mà bạn biết đến bao gồm
Do Thái giáo
Cơ Đốc giáo (Kito)
Hồi giáo (Islam)
Và một số đạo khác không nổi lắm. Nhưng 3 tôn giáo lớn nhất này có tầm ảnh hưởng khá lớn tới chiều dài lịch sử nhân loại, nên nó khá được quan tâm.
Tất cả các tôn giáo đó khởi nguồn từ tổ phụ là Abramha, được người Do Thái coi là vị ngôn sứ đầu tiên của nhân loại.
  • ngôn sứ là người liên lạc với thiên chúa, nói chuyện với chúa và giúp chúa truyền lại lời nói, thông điệp cho thần dân.
Do Thái giáo tin rằng, chúa, là đấng toàn năng, và là thiên chúa duy nhất của cả thế giới. Sẽ có những vị ngôn sứ giúp cho mọi người có thể nghe được lời chúa và hiểu ý muốn của chúa. Và những điều răn, luật lệ mà chúa đặt ra được truyền tới cho mọi người thông qua vị ngôn sứ Moises.
Do Thái giáo luôn tin rằng sẽ có đấng cứu thế của chúa xuất hiện vào một ngày nào đó, để làm vua của dân Do Thái, cứu rỗi mọi người khỏi tội lỗi. Đấng đó được gọi là “messiah”,
Do Thái giáo cứ duy trì các tín ngưỡng như vậy cho đến khi một người tên là Giê Su xuất hiện.
Tất cả những câu chuyện được kể ở đây hầu hết là kể lại theo kinh thánh và theo lời thuyết giảng của những nhà truyền đạo, mà mỗi đạo khác nhau lại có một thái độ khác nhau về các nhân vật nên mình rất khó nói theo một cách khách quan được, các bạn hãy hiểu là mình chỉ nói “theo quan điểm của đạo này, đạo kia” thôi nhé.
Theo quan điểm của hầu hết Kito hữu, Giê Su chính là chúa trời trong ngôi chúa thứ 2 (thuyết 3 ngôi của chúa), trong hình hài của con người. Một số trường phái khác thì lại cho rằng Giê Su là con trai của chúa được giáng sinh qua đức mẹ đồng trinh Maria. Nhưng quan điểm chung của Kito giáo thì Giê Su là đấng Messiah cuối cùng, là người chuộc lỗi cho cả nhân loại bằng cái chết của mình. Tức là Kito giáo khai sinh từ Do Thái giáo. Cái niềm tin về đấng thiên chúa duy nhất, ngôn sứ và đấng cứu thế là niềm tin của người Do Thái, người Do Thái luôn mong chờ một đấng Mesiah xuất hiện, và cho đến khi Giê Su tự xưng mình là đấng đó thì điều này lại phát sinh sự nghi ngờ. Điều này gây ra chia rẽ giữa người tin Giê Su và người không tin. Những người tin tưởng ổng đi theo ổng, và phát triển thành Cơ Đốc giáo hiện nay, sinh ra thêm cuốn kinh thánh nữa gọi là Tân Ước. Trước đó Do Thái giáo chỉ có kinh Cựu Ước. Những người không tin Giê Su thì vẫn trung thành với giáo lý gốc của đạo Do Thái, vẫn chỉ tin vào Cựu Ước, không tin rằng thiên chúa có thể tồn tại trong hình hài một con người bằng xương bằng thịt như Giê Su, họ chỉ tin thiên chúa là duy nhất, không sinh con, cũng không có 3 ngôi như đạo Cơ Đốc. Cũng không thừa nhận Giê Su là một đấng Messiah, vì ông ta tự nhận mình là thiên chúa. Những người Do Thái giữ luật của Moises cho rằng Giê Su chỉ là kẻ giả mạo và phỉ báng thiên chúa của họ nên đã tố cáo ổng trước toà án của quân La Mã tội tạo phản. Vì vậy ổng bị đóng đinh.
Do Thái giáo vẫn mong một đấng Messiah thực thụ sẽ xuất hiện trong tương lai mà không phải là kẻ mạo danh chúa như Giê Su đã từng làm.
Quan điểm của Kito hữu thì vẫn cho rằng những người Do Thái quá cứng nhắc, đã chối bỏ chúa thực sự, họ cho rằng những người giữ luật của Moise đã lo sợ Chúa Giê Su làm ảnh hưởng tới quyền lực của họ, nên họ đã giết chúa.
Nhìn chung thì ta thấy rằng, Kito giáo đã ly khai ra khỏi Do Thái giáo, cũng xuất hiện một vị gọi là đấng cứu thế, chỉ ra một con đường đi mới cho các tín đồ. Con đường đi mới không nhất thiết phải chối bỏ những niềm tin cũ, những quan điểm cũ, chỉ là phát sinh ra tư tưởng mới mà thôi.
Song điều đó luôn đi kèm với sự phản đối của những người trung với cái cũ, cái cũ luôn cho rằng cái mới phát sinh đó là tà đạo, dối trá. Cái mới thì luôn mượn những giáo lý và niềm tin của cái cũ để phát triển thành một con đường mới một cách khéo léo, phù hợp.
Điều đó đúng với rất nhiều trường hợp, kể cả:
Phật giáo ly khai khỏi Ấn Độ giáo, cũng bị chính các nhà Ấn giáo thời đó phản đối.
Hay bây giờ là Pháp Luân Công mượn những giáo lý, niềm tin của Phật giáo để tạo thành một đạo mới, con đường mới.
Một đạo mới sinh ra luôn bị cái đạo cũ ở chính nơi nó sinh ra phản đối. Tại sao thế??
Có nhiều nguyên nhân, nhưng đây gần như là mô tuýp chung của hình thức đấu tranh tư tưởng giữa cái cũ và cái mới, hay chủ nghĩa bảo thủ và chủ nghĩa hiện đại.
“Bảo thủ” ở đây không phải là “cãi cùn” hay “không chịu nghe người khác nói”, hay là “sai rồi còn cố cãi” nhé, “hiện đại” ở đây cũng không có nghĩa là công nghệ, thời đại mới. Tóm lại nó là 2 tư tưởng đối kháng nhau, không phân biệt cái nào tích cực, cái nào tiêu cực cả.
Khi một hệ tư tưởng mới hình thành trong một xã hội đang có hệ tư tưởng cũ thống trị, điều đó luôn gây ra sự xung đột giữa cái cũ và cái mới, cái mới sẽ có khả năng phát sinh những phong trào mới ảnh hưởng tới quyền lợi của cái cũ, cũng như quyền lực của những người đang cai quản theo cái cũ.
Đó là lý do mà Trung Quốc bắt đầu nhận thấy phong trào PLC cần bị dẹp bỏ, vì nó có sự tuyên truyền những quan điểm và tư tưởng trong cộng đồng, nó sẽ phát sinh một tư tưởng mới và được thống nhất bởi Lý Hồng Chí, giống như những Kito hữu nghe theo Giê Su và ảnh hưởng tới quyền lực của những nhà cai trị theo luật Moises vậy.
Về mặt chính trị là thế, còn về mặt niềm tin trong đại chúng thì không nhất thiết sẽ có sự đấu tranh về quyền lợi, mà sẽ có sự xung đột niềm tin. Có người trung thành với niềm tin cũ, những giá trị cũ, chuẩn mực cũ (chủ nghĩa bảo thủ), ngược lại những người tin theo cái mới (chủ nghĩa hiện đại) sẽ coi những người cũ là “cứng nhắc”. Cái mới sẽ không coi cái cũ là xấu, là tà, là sai trái, mà chỉ tin rằng cái cũ chưa thực sự hiểu, cái mới nghĩ rằng mình mới là kẻ hiểu đúng, làm đúng, và muốn cái mới cũng được “thông suốt” như mình. Còn cái cũ thì lại nghĩ cái mới là gian trá, lừa lọc, tà đạo và kịch liệt phản đối.
Mình nhận thấy rằng lý do mọi người chống PLC chủ yếu là vì cho rằng nó mạo danh Phật pháp, vay mượn Phật pháp để chế tác cái mới.
Ly do Trung Quốc phản đối PLC có lẽ là thuộc về chính trị hơn là cuộc chiến giữa cũ và mới.
Quay lại về quan điểm của mình, giờ mình không còn coi PLC là tà đạo nữa, mình chỉ thấy nó là một tôn giáo mới chưa được công nhận mà thôi. Mình chẳng thấy cái gì là tà, cái gì là chính cả, mọi nhận định kiểu đó đều là chủ quan theo đức tin mỗi người, đó là kiểu tư duy nhị nguyên.
Khách quan mà nói ta cần nhìn mặt tốt mà nó mang lại. dù hệ tư tưởng mới sẽ bị đại đa số phản đối. – 我去到了 (thảo luận) 07:32, ngày 11 tháng 12 năm 2023 (UTC)[trả lời]