Thảo luận:Lý thuyết đồ thị

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi Alphama trong đề tài Sửa bài

Thuật ngữ Travelling salesman[sửa mã nguồn]

Tên bài toán Travelling salesman nếu dịch đúng nghĩa là Bài toán người bán hàng. Nhưng cách đây mười năm, tôi thấy các tài liệu tiếng Việt đều dùng từ bài toán người đưa thư. Gần đây tôi không còn quan tâm nên không biết xu hướng mọi người đang dùng từ nào (có bạn nào biết chăng?). Xét về chuyện ngôn ngữ cần cho đa số hiểu được, có lẽ nên giữ người đưa thư. Nhưng người đưa thư lại dễ gây nhầm lẫn với bài toán Chinese Postman. Tôi tạm để người đưa thư để chờ thêm thông tin. (Tmct 14:43, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC))Trả lời

Tôi quyết định chuyển thành "người bán hàng" vì được biết hiện nay cả hai từ đều được dùng song song.(Tmct 16:32, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC))Trả lời

Tên lí thuyết[sửa mã nguồn]

Trong ngành toán trước đây, năm thứ hai khoa toán, thì cái này gọi là "lý thuyết quy hoạch và đồ thị tuyến tính" tôi hy vọng người viết tách bạch cho kĩ hơn chổ nào là "quy hoạch" chổ nào là "đồ thị" chứ nếu không sẽ dễ gây nhầm lẫn.

Còn nưã, đề nghị người viết đề cập thêm (chỉ cần nhắc qua) một số định lý quan trọng trong lí thuyết này thí dụ định lý Euler về số nút lẽ (và số nút chẵn) trên một đồ thị liên thông....

Chúc vui vẻ

Trước hết, rất tiếc tôi không học toán năm thứ hai ở Việt nam nên không biết môn này, bạn có thể cho biết bạn học môn đó ở trường nào để tôi tìm thêm thông tin?

Tôi cũng chưa nghe thuật ngữ đồ thị tuyến tính bao giờ. Tôi chỉ biết quy hoạch tuyến tính (linear programming), quy hoạch động (dynamic programming) là một phần của lý thuyết quy hoạch(optimization). Tôi cũng không thấy nhiều liên quan giữa Lý thuyết đồ thị (graph theory) và lý thuyết quy hoạch đến mức cần phải phân biệt hai khái niệm này trong bài về lý thuyết đồ thị. Khi có thời gian, tôi sẽ dịch bài về lý thuyết quy hoạch. Mong bạn tiếp tục tham khảo.

Cảm ơn ý kiến của bạn về việc bổ sung các định lý quan trọng của lý thuyết đồ thị. Khi nào có thể, tôi sẽ tiếp tục mở rộng chủ đề này. (Tmct 15:52, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC))Trả lời

Chữ đó tôi để trong ngoặc kép là tên của bộ sách GK được dùng giảng dạy phổ biến ở tất cả các khoa toán trong nước thời 80-85 (Một trong số các Tác giả hình như là GS Hoàng Kỳ hay GS. Văn Như Cương, rất tiếc đã khá lâu tôi không đụng tới lãnh vực cũ không nhớ nôỉ) Nhưng về các sách này bạn có thể vào các thư viện quốc gia Hà Nội hay TP HCM kiếm ra cuốn này! Riêng về tính từ "tuyến tính" theo tôi nó liên hệ tới các giải thuật dùng trong lí thuyết dẫn về việc giải các hệ phương trình tuyến tính có điều kiện (tức là các bài toán tối ưu tuyến tính). Có lẽ vì để giới hạn nội dung giảng dạy người ta chỉ dạy các lí thuyết nào "dùng" tới các hệ phưong trình tuiyến tính (cùng với các bất đẳng thức tuyến tính)

network[sửa mã nguồn]

Trong toán học, thời tôi học và trong từ điển toán học người ta thừoong dùng chữ lưới thay cho chữ mạng. Tôi đã tạm dịch đoạn câu viết hơi sai văn phạm bằng Anh ngữ cho dễ hiểu hơn. Nếu thời bạn học không còn dùng chữ "phân tích lưới" (hay một số sách lúc đó dịch là giải tích lưới).

Lý thuyết lưới đã được GS đại số Trần Văn Hạo dùng để dò tìm và trục vớt các thủy lôi trong thời kì Miền Bắc bị Mỹ phong tỏa. Họ thả hàng ngàn thủy lôi trong Vịnh Bắc Việt. Nhờ ứng dụng lý thuyết lưới này, mà ông được nhiều phong thưởng của chính phủ (tôi chỉ là học trò cũ được ông tường thuật lại khi lấy các semina sau ĐH ở VN) LĐ

Nếu chữ lưới đã được dùng nhiều, tôi ủng hộ dùng từ này. Tuy nhiên, tôi bàn một chút về nghĩa của từ lưới.
Trong các bài toán tin học, chữ lưới thường được dịch từ (hoặc tương đương với) chữ grid trong tiếng Anh. Thí dụ: lưới vuông sẽ được hiểu có dạng một bảng kẻ ô vuông. Ngoài ra còn một thuật ngữ Tin học khác dùng đến chữ lưới, chẳng hạn tính toán lưới (grid computing). Nếu không chú ý sẽ bị hiểu nhầm là phân tích lưới (network analysis) và tính toán lưới (grid computing) có quan hệ gần. Thực ra hai khái niệm này rất xa nhau. Lý thuyết đồ thị không chỉ là một ngành của Toán học mà còn nằm trong Tin học lý thuyết, nên chuyện hiểu nhầm trên rất có thể sẽ xảy ra. (Tmct 09:14, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC))Trả lời

Bảy cây cầu ở Königsberg[sửa mã nguồn]

Ở Việt Nam, bài toán này được biết đến với cái tên "Bài toán 7 câu cầu Euler", thay vì "Bảy cây cầu ở Königsberg". Có bạn nào phản đối nếu tôi chuyển thành "Bài toán 7 câu cầu Euler"? (Tmct 16:24, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC))Trả lời

"Bảy cây cầu ở Königsberg" là tên thường dùng hơn trước đây nhưng nếu anh viết "Bài toán 7 câu cầu Euler" thì thuật ngữ này được phổ biến trong SV ngành toán hơn -> cả hai đều không sai.
Tôi bỏ phiếu cho "Bài toán 7 câu cầu Euler" vì tôi đã thấy ở Việt Nam dùng như thế. Dĩ nhiên bài "Bảy cây cầu ở Königsberg" sẽ được chuyển hướng về tên này. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 16:37, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thuật ngữ[sửa mã nguồn]

Tôi là một thành viên mới và muốn đóng góp một chút công sức cho Wikipedia tiếng Việt phần Toán và một số phần khác. Khi góp phần dịch bài về Lí thuyết đồ thị tôi gặp một số thuật ngữ về ma trận mà tôi cho rằng không quen thuộc lắm với những người không đi sâu tìm hiểu nhiều về một mảng hẹp trong đại số tuyến tính. Mặc dù những thuật ngữ này có thể đã xuất hiện trong từ điển toán học Anh Việt từ cách đây khá lâu nhưng nếu chỉ dịch thẳng sang tiếng Việt mà không có kèm bài giải thích thuật ngữ thì sẽ rất khó cho người đọc hiểu được khái niệm mà thuật ngữ đó chỉ đến cũng như rất khó khăn cho những người sẽ tiếp tục viết bài giải thích bổ sung cho khái niệm đó. Vì thế tôi đề nghị: với các thuật ngữ không quá quen thuộc ('quen thuộc' theo tôi là giới hạn ở mức kiến thức trung học phổ thông), khi chưa có bài giải thích thuật ngữ kèm theo thì nên đặt kèm từ tiếng Anh tương ứng trong ngoặc để người đọc khi không hiểu có thể tra thuật ngữ tiếng Anh đó, và những người muốn tiếp tục sửa đổi có cơ sở để đánh giá cách dịch thuật ngữ đó đã chính xác chưa, đồng thời có thể bổ sung bài viết về khái niệm trong thuật ngữ đó. Khi đã có bài viết giải thích bổ sung đủ tin cậy chúng ta có thể xóa phần thuật ngữ tiếng Anh kèm theo.

Mong nhận được ý kiến phản hồi và các giải pháp mà các anh chị cho là hợp lí hơn.

Timeforchange

Tôi ủng hộ ý kiến này. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:30, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi cũng ủng hộ. Tuy nhiên, tôi không còn nhớ giới hạn trung học phổ thông rộng đến đâu. Vậy nên nếu có thuật ngữ gì cần chú thích tiếng Anh mà lại chưa được chú thích, mong mọi người nhắc.
Thực ra, tôi chỉ dịch các thuật ngữ ra tiếng Việt nếu biết đích xác rằng thuật ngữ đó đã dịch như thế ở nhiều tài liệu tiếng Việt. Các từ còn lại, tôi thường không tự dịch ra thuật ngữ mới mà để nguyên tiếng Anh để đợi hỏi những người có hiểu biết sâu hơn trong lĩnh vực này. (Tmct 09:28, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC))Trả lời

Chọn lọc[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ bài này nếu mở rộng ra tí nữa thì có thể làm chọn lọc được. Nguyễn Hữu Dng 02:15, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Sửa bài[sửa mã nguồn]

Wiki không phải là giáo trình đại học, mong các bạn sinh viên đừng chỉnh sửa ra thành đề cương như trong môn học.  TemplateExpert  Thảo luận 17:56, ngày 29 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời