Thảo luận:Nguyễn Phi Khanh

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi Hieudan Phạm trong đề tài Câu nay trong bài lủng củng quá, chắc sai ngữ, nghĩa

Untitled[sửa mã nguồn]

Theo quyển Văn chương Nguyễn Trãi, ông này sinh năm 1336, mất năm 1408? Newone 03:39, ngày 8 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, ông quê ở Quê: lộ Đông Đô, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín (nay thuộc Hà Tây). Lưu Ly 02:12, ngày 10 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Năm sinh mất[sửa mã nguồn]

Bài này cần bổ sung nguồn dẫn rất nhiều, ví dụ năm sinh mất của ông, năm thi đỗ thái học sinh cũng như danh hiệu bảng nhãn. Trích từ ĐVSKTT phần viết về Trần Phế Đế năm Xương Phù thứ 9 (1385):

Như vậy có thể thấy khả năng Phi Khanh đỗ thái học sinh năm Long Khánh thứ 2 (1374) đời Trần Duệ Tông là rất thấp (năm này Đào Sư Tích đỗ trạng nguyên, Lê Hiến Phủ đỗ bảng nhãn, Trần Đình Thám đỗ thám hoa, bọn La Tu đỗ hoàng giáp cập đệ và đồng cập đệ) mà khả năng đỗ thái học sinh năm Xương Phù thứ 8 (1384) đời Trần Phế Đế thì cao hơn (...Mùa xuân, tháng 2, Thượng hoàng cho thi thái học sinh ở chùa Vạn Phúc núi Tiên Du, [lấy đỗ] bọn Đoàn Xuân Lôi, Hoàng Hối Khanh... 30 người...). Lưu ý chữ Thượng hoàng ở cả 2 đoạn trích dẫn trên là chỉ Trần Nghệ Tông (1321-1394), làm vua 1370-1372, sau đó Duệ Tông (1337-1377, em Nghệ Tông) làm vua (1373-1377) rồi tới Phế Đế (1377-1388). Nếu Nguyễn Trãi (sinh 1380) là con trưởng của Nguyễn Phi Khanh thì rõ ràng chuyện Phi Khanh dạy Trần Thị Thái và làm bà có thai chỉ xảy ra khoảng 1379-1380 và theo đoạn trích trên ông vẫn còn là một nho sinh chưa đỗ đạt, suy ra ông không thể thi đỗ năm 1374 mà chỉ có thể đỗ năm 1384. Còn nếu ông đỗ năm 1374 thì tại sao các sự kiện liên quan tới ông lại chép muộn như vậy, vào tận năm 1385 và [Nguyễn Trãi có lẽ không phải là con trưởng của Phi Khanh]. Meotrangden (thảo luận) 14:39, ngày 23 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Những người soạn cuốn "Nguyễn Trãi toàn tập" (xuất bản hồi những năm 1970), trong lời giới thiệu về Nguyễn Trãi lại kéo thời gian tiến lên và đặt giả thiết rằng Nguyễn Trãi sinh năm 1374 chứ không phải 1380. Thật rắc rối.

Nhưng còn vài khả năng nữa khiến cho hai thông tin trên vẫn khớp nhau: bà Thái sinh con đầu là gái (và không được nhắc tới) hoặc là trai nhưng yểu mạng (chết sau vài ngày). Nguyễn Trãi ra đời sau đó vài năm, vẫn sắm vai con trưởng. Tại sao không?--Trungda (thảo luận) 18:02, ngày 23 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chưa hết, cái chỗ này (mà trong bài dẫn ra) càng làm rối thêm khi ghi ông Khanh sinh năm 1335, nghĩa là thọ gần 100 tuổi.--Trungda (thảo luận) 18:10, ngày 23 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời




Góp ý sửa đổi: Nguyễn Lý là con cả của Nguyễn Ứng Long và Phu nhân Trần Thị Thái ( sinh năm 1374; Nguyễn Trãi con thứ sinh năm 1380). khi Giặc Minh bắt Nguyễn Ứng Long (tự Phi Khanh) đày sang Hồ Bắc thì Nguyễn Lý vào lánh ẩn ở Làng Giao xã Thanh Hóa. Nguyễn Trãi vượt ngục và tìm vào nơi ở của Nguyễn Lý. Sau đó 2 anh em dự hội thề Lũng Nhai phò Nhà Lê. Nguyễn Lý sau là quan Đại tư mã. Năm 1442, Nhà lê xử vụ án Lệ Chi Viên, Nguyễn Lý cho con cháu lánh ẩn và dấu gốc tích họ 5 đời. Cũng vì buồn phiền mà Nguyễn Lý mất vào năm 1443 howawcj 1445. (Phả Sử)

Mấy chuyện này chưa nên tranh cãi, sao những cái CƠ BẢN, CHƯA LÀM ĐƯỢC, mà đi làm những điều này ? Tôi thấy sao sao ấy, các ông cứ viết theo sách sử cho mức trung bình là được rồi, đừng nghiên cứu gì mà rách việc ra. Sử siếc gì mấy quyển gia phả. Thanhliencusi (thảo luận) 15:51, ngày 17 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Nguyễn Phi Khanh đầu hàng giặc[sửa mã nguồn]

Em xin các bác, viết thì cứ có NGUỒN giùm cái, hay là giả bộ, ông này đầu hàng mà cứ ghi bị bắt hoài. Thanhliencusi (thảo luận) 15:35, ngày 17 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi không hiểu tại sao Đại Việt sử ký toàn thư lại có thể viết về Nguyễn Phi Khanh như vậy? Có vài lý do để tôi bác bỏ ý kiến đó của Đại Việt sử ký toàn thư :

  • Một là, Nguyễn Phi Khanh có để lại những vần thơ chứa chan lòng yêu nước, thể hiện tâm sự của mình trước vận nước suy vi. Nếu dẫn chứng thì có nhiều đấy. Tôi sẽ cho đường link như sau: http://hanoi.ws/tin-tuc/item/165-nguy%E1%BB%85n-phi-khanh-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-h%E1%BA%BFt-l%C3%B2ng-v%C3%AC-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-v%C3%AC-d%C3%A2n.html
  • Hai là, nếu Nguyễn Phi Khanh đầu hàng thật thì cũng không thể khuyên con trai mình là Nguyễn Trãi về đền nợ nước được. Nhưng câu chuyện này lại có thật trong lịch sử.
  • Ba là, phải chăng Đại Việt sử ký toàn thư nhìn nhận Nguyễn Phi Khanh là một vị quan của nhà Hồ, triều đại cướp ngôi nhà Trần? Có thể tác phẩm này có lý khi nghĩ rằng Nguyễn Phi Khanh là con rể của Trần Nguyên Đán, vị đại thần của triều Trần. Nhưng thử suy nghĩ xem. Chính Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lời của chính cha vợ Nguyễn Phi Khanh, ông Trần Nguyên Đán như sau: "Vận nước sắp hết, biết đâu chẳng phải là trời xui nên thế, vị tất không phải là phúc.", đủ hiểu là một đại thần của triều Trần cũng nhìn thấy sự suy vong của triều đại.

Qua những điều đó, tôi không hài lòng về ý kiến của Đại Việt sử ký toàn thư về Nguyễn Phi Khanh, nếu nó là thật.thuanmy 08:52, ngày 25 tháng 9 năm 2015 (UTC)

  • Thứ nhất phải nhận thức rằng nhà Hồ không được lòng nhân sĩ trong nước, đến nỗi mở khoa thi mà nhiều nhân sĩ từ chối đi thi; hoặc như ông Lý Tử Tấn, thi đỗ nhưng chẳng ra làm quan cho nhà Hồ.

Vậy mà 2 cha con ông Phi Khanh vẫn đi thi; nghĩa là chỉ là thư sinh ham lập công danh; chẳng có suy nghĩ gì sau xa cả.

  • Thứ 2, là thi rồi, làm chức này chức kia, nhưng chẳng giúp gì cho nhà Hồ cả, chỉ đầu hàng là rất nhanh.
  • Thứ 3 là con cháu Trần Nguyên Đán đã đầu hàng nhà Minh, làm quan cho nhà Minh, sau này bị nhà Hậu Trần giết 1 lượt 300 người. Như vậy, con rể, và cháu đầu hàng cũng không lạ gì với phong cách dạy con của Trần Nguyên Đán.
  • Bản thân Trần Nguyên Đán phản bội tôn thất, cách sống và suy nghĩ của TND hẳn ảnh hưởng tới con cháu dâu rể trong nhà; đặc biệt với người ở rể như Nguyễn Phi Khanh. Ai mà chả nhìn được triều đại suy vong !!! vấn đề là giải quyết nó, nay được tôn thất trao trọng trách, không giải quyết, hoặc cứu vãn mà chỉ gửi con cái cho Hồ Quý Ly, ai khen thì khen, chứ tôi chả thấy hay ho gì cả.
  • Sau này tư cách Nguyễn Trãi cũng rất kém; không về nhà cũ của bên nội, mà lại ở Thái ấp của ông ngoại; 1 chuyện tôi cho là không hiểu việc đời. Nhà mình dù có 1 tấc cũng phải về đó mà lập nhà tế tự cho cha mẹ, sao lại ở thái ấp của đàng ngoại ?
  • Còn mấy tờ báo lá cải, dùng thơ văn để nhận định về người là điều vớ vẩn hết sức. Tự dưng gán bài thơ từ trên trời rơi xuống; rồi phân tích nào là gần dân, thương dân, lo cho dân, các ông không thấy buồn cười sao ? Nếu được như thế, tôi cũng sáng tác được hàng nghìn bài; rồi tự dưng thành người thương dân, lo cho dân, yêu dân.

Các bài ca ngợi N Trãi cũng y như thế; ông ta chỉ là thư ký, tự lấy tiền túi ra chiêu hiền đãi sĩ là tiền của gia đình Lê Lợi; tổ tiên Lê Lợi ăn ở có phúc nên người ta theo Lê Lợi, việc khởi nghĩa cũng do Lê Lợi và bạn bè, con cháu của ông ta như Đinh Lễ, Đinh Liệt, Lê Sát, Lê Khôi,...làm, tất cả là của Lê Lợi, N Trãi là cái gì mà viết như là N Trãi là thủ lĩnh không bằng ?

Nếu giỏi như N Trãi, thì sao không tự khởi nghĩa đi cho xong, đầu hàng, rồi bị giải sang TQ, trốn về được VN theo Lê Lợi làm gì ?

Như N Trãi thì ai theo ? cả nhà đầu hàng giặc. Nguoiachau (thảo luận) 09:40, ngày 19 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Câu nay trong bài lủng củng quá, chắc sai ngữ, nghĩa[sửa mã nguồn]

Câu trong bài: "Quan thượng thư nhà Minh là Hoàng Phúc[cần dẫn nguồn] do cảm ân nghĩa Nguyễn Trãi đã tha chết khi quân Minh thua trận nên tìm cách cho con ông là Nguyễn Phi Hùng (em Nguyễn Trãi) đưa hài cốt về an táng tại núi Đá Bạc".

- Sai ở chỗ: Nguyễn Phi Hùng (là em Nguyễn Trãi), sao lại là "con ông" được. Câu trích dẫn trên là một câu hoàn chỉnh, nằm trong 2 dấu chấm câu (trước và sau), nên không thể quy chữ "con ông" có nghĩa là nói về con của ông Nguyễn Phi Khanh được, mà người đọc sẽ hiểu "con ông" là đang nói tới con của Nguyễn Trãi.

Vậy câu này phải sửa như sau: "Quan thượng thư nhà Minh là Hoàng Phúc[cần dẫn nguồn] do cảm ân nghĩa Nguyễn Trãi đã tha chết khi quân Minh thua trận, nên tìm cách cho em ông là Nguyễn Phi Hùng (con thứ của Nguyễn Phi Khanh) đưa hài cốt cha về an táng tại núi Đá Bạc". Hieudan Phạm (thảo luận) 12:06, ngày 16 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời