Thảo luận:Nguyễn Văn Trấn

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hôm nay tình cờ vào Wikipedia và xem được những thông tin và thảo luận về Ông, xin được cung cấp thêm một số thông tin trung thực và trung lập, đúng như các quy tắc của Wikipedia và cũng là cách duy nhất mà Ông sẽ cảm thấy sự kính trọng mãi mãi (của tôi). Tôi xin khẳng định các điều này: Cuốn sách Viết cho mẹ và quốc hội do ông Nguyễn Văn Trấn viết, bản gốc duy nhất do ông hoàn thành ở Sài Gòn bằng viết tay và đánh máy chữ, bìa cuốn sách này do chính tôi vẽ theo ý ông, lấy từ tích 1 câu chuyện ngụ ngôn của La Fontaine,. Bản thảo được những người bạn của ông giúp dàn trang trên phần mềm máy tính để thành khuôn khổ 1 cuốn sách, sau đó được in ra cũng qua máy tính bản gốc, chuyển sang photocopy để in và đóng cuốn hàng loạt. Có nhiều đợt in như vậy để đưa con số phát hành lên đến hàng ngàn bản, chứ không thể in 1 lần mà được. Tất cả những việc này đều không thể làm công khai. Sau khi hoàn thành nó được gửi bằng thư bảo đảm tới các vị đứng đầu trong Chính phủ và Quốc hội đồng thời gian phát hành ra cho những người bằng hữu quan tâm trong đó có cả những người thuộc lực lượng công an Thành phố Hồ Chí Minh - Ông Bảy Trấn nguyên là người sáng lập An ninh T4, Giám đốc quốc gia tự vệ cuộc, tiền thân của Công an Nam bộ. (xin lưu ý là cuốn sách không được phát tặng mà đều thanh toán bằng tiền trị giá cao (tôi không đưa con số ra ở đây) để theo ý "những ý kiến đắt giá đều phải mua chứ không phải thứ bỏ đi hay cho không", cũng một phần để trả lại những gì đã hỗ trợ hoàn thành nên cuốn sách phải nói là "rất nguy hiểm" cho những người đã dám bằng cách này hay cách khác tạo nên nó. Sức hút của cuốn sách trong thời điểm đó năm 1995 là rất lớn mặc dù việc in ấn, phát hành hoàn toàn lặng lẽ kín đáo, không hề công khai. Cũng không báo chí nào hỏi để ông Nguyễn Văn Trấn khẳng định hay chứng tỏ một điều gì trên báo chí cả. Trái lại, Sở Văn hóa, ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh còn họp và quyết định bằng mọi cách ngăn chặn việc phát hành thêm và gom lại hết, kể cả bằng cách mua lại những cuốn đã xuất hiện, đã tồn tại. Một trong những cuốn sách này đã đem được qua Mỹ và sau đó 2 năm được in và bán với giá bìa 30$, rẻ hơn nhiều so với giá mà chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh phải mua lại 2 năm trước.Nguyeen (thảo luận) 12:57, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

==Tiêu chuẩn==

Hãy mang các tài liệu dẫn chứng vào bài để người đọc biết người này có bài vì tiêu chuẩn nào. Mekong Bluesman (thảo luận) 17:20, ngày 23 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đang viết thì cúp điện. Cám ơn Lê Sơn Vũ đã bổ sung phần tham khảo đáp ứng yêu cầu của Mekong Bluesman. Lê Thy (thảo luận) 03:59, ngày 24 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Độ tin cậy[sửa mã nguồn]

10.000 cuốn sách được phát hành hết sau đó bị cấm lưu hành và tịch thu??? Thứ nhất, người đăng nguồn tin này có hiểu biết gì về chức năng của biên tập - người biên tập không, những người đó ở đâu để 1 quyển sách hơn 500 trang có nội dung "độc hại" được phát hành? Thứ hai, người đăng nguồn tin này có hiểu biết gì về thị trường sách Việt Nam, đặc biệt là thị trường sách đầu những năm 90 không? Đây là 1 quyển sách chính trị dày giá đắt tiền, không phải là truyện tranh giá rẻ, vậy "marketing" thế nào mà bán chạy được như vậy, và chính quyền đã dùng biện pháp gì để đến từng nhà người dân và thu hồi sách? Tôi đề nghị bỏ cái tin hài hước này. RBD (thảo luận) 23:18, ngày 23 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nguồn www.lmvntd.org không phải một nhà xuất bản, không đủ uy tín để nói về tiểu sử một nhà văn. Tôi xóa. Tmct (thảo luận) 23:26, ngày 23 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi đã sửa đổi đoạn này và đưa nguồn khác có thể có uy tín hơn. Tôi nghĩ việc "xuất bản" một số sách báo bị nhà cầm quyền cấm ở Việt Nam cũng tương tự như các hoạt động samizdat ở Liên Xô mà thôi. NHD (thảo luận) 00:48, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi vừa đọc nguồn của Dụng thêm, có thắc mắc nhỏ là ở trang 99 có ghi "sách bị cấm ngay sau khi xuất bản", tại sao ở trang 110 (không đọc được) lại ghi là sau một tuần nhỉ, cái trước đá cái sau chăng? RBD (thảo luận) 01:28, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
"Immediately" là một từ tương đối, chỉ một khoảng thời gian ngắn nhưng không nhất định thời gian. Có thể tác giả xem 1 tuần là "immediate". Tại trang 110, tác giả dẫn lại lời recommendation của một ban nào đó cho Bộ chính trị và nêu lý do cần phải cấm tác phẩm. NHD (thảo luận) 01:34, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

xóa các nguồn dẫn không uy tín[sửa mã nguồn]

Tôi đã xóa các nguồn dẫn chứng không đủ uy tín theo tiêu chuẩn của wikipedia. Những nguồn dẫn chứng đều là từ những website cá nhân và có nội dung tuyên truyền bôi nhọ. Còn cuốn sách "Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội" được cho là của ông Nguyễn Văn Trấn viết thì không thấy ông hoặc những người ở VN hoặc các cơ quan truyền thông quốc tế có uy tín nói về vấn đề này. Quyển sách không được xuất bản ở trong nước mà xuất bản ở hải ngoại do nhà xuất bản lậu "Văn Nghệ" (không có bản quyền của Quốc Hội Mỹ), đây không phải là nhà xuất bản có uy tín. Nội dung VCMVQH do 1 member cắt dán lại trong diễn đàn của vnthuquan không đủ độ tin cậy và uy tín để làm nguồn dẫn chứng. Tmp (thảo luận) 20:18, ngày 16 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Một số nguồn được đưa mà bạn xóa đã được xem là uy tín qua thảo luận: Việt Báo là tờ báo tiếng Việt tại Mỹ, các báo con của nó phát hành trên 90000 tờ mỗi ngày. Không phải cái gì không xuất bản tại Việt Nam là không uy tín. NHD (thảo luận) 20:35, ngày 16 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ là trang Vietbao chỉ là báo chí của 1 bộ phận cộng đồng hải ngoại, không có uy tín theo quy định của Wikipedia. Tôi vừa vào trang đó đã thấy ngay bài viết "Đại Tá Công An Hành Xử Còn Tệ Hại Hơn Đồ Tể". Tờ báo online này của bà Nhã Ca và xưa nay rất cực đoan, một chiều, không phải là nguồn trích dẫn uy tín có thể đưa lên BKTT, không còn tác dụng tra cứu khách quan nữa. Những nguồn dẫn uy tín chỉ có thể là từ những nhà xuất bản có uy tín, hoặc những cơ quan truyền thông, thông tấn quốc tế như BBC, Reuters, CNN. Hoặc những tổ chức hoặc đoàn thể có uy tín mà tờ báo đó là đại diện ngôn luận của họ v.v. Nhoquenha (thảo luận) 23:58, ngày 16 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

"Nguyễn văn Trấn (từng được gọi là hung thần Chợ Đệm 7 Trấn với thành tích giết người, những chiến sĩ không CS, không biết gớm tay)" Ref mà sử dụng ngôn ngữ quá khích kiểu này thì có nên để ở trong wikipedia hay không? Tôi để link những sẽ xóa dòng này. Nhoquenha (thảo luận) 00:01, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Không thể xóa một nguồn dẫn vì lý do "quá cực đoan" hay "quá khích" nếu nó đủ tiêu chuẩn và có thể kiểm chứng được. Cực đoan hay không cứ để người đọc tự suy ra. Tôi xin nhắc lại Việt Báo là một tờ báo xuất bản tại Hoa Kỳ, với lượng xuất bản khoảng 90.000 tờ/ngày. Tờ báo này có trụ sở hẳn hoi, phóng viên là nhà báo chuyên nghiệp, cho nên không thể xóa được chỉ vì lý do nó không xuất bản tại Việt Nam. NHD (thảo luận) 00:07, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ai nói gì về vấn đề xuất bản ở VN đâu ? Tại sao phải xóa khi không xuất bản ở VN ? Vấn đề ở đây là theo tôi, nguồn trích dẫn (ở đây là Vietbao.com) không đủ uy tín để đưa lên Wikipedia theo tiêu chuẩn quy định đã đặt ra. Trong đó còn có thái độ trung lập http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Th%C3%A1i_%C4%91%E1%BB%99_trung_l%E1%BA%ADp và theo quya định của "thông tin kiểm chứng được" http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Th%C3%B4ng_tin_ki%E1%BB%83m_ch%E1%BB%A9ng_%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c nó vẫn phải gắn bó với nguyên tắc trung lập. Vietbao không phải là tờ báo trung lập. Cái này ngay cả những người chống Cộng cũng phải công nhận đây là tờ báo chống CS quyết liệt và không phải là trung lập.

Do nó không đại diện cho cơ quan hay đoàn thể có uy tín nào. Do nó không trung lập. Nó không đủ uy tín theo tiêu chuẩn đã định ra của Wikipedia để đưa lên đây. Không thể dựa vào số lượng xuất bản để mà đánh giá chất lượng uy tín của nó, cũng như những vấn đề "trụ sở" và "phóng viên chuyên nghiệp" thì báo nào cũng phải có. Trụ sở thì đương nhiên, không có thì sao làm việc, còn "phóng viên chuyên nghiệp" (theo nghĩa là có giấy phép phóng viên) cũng chưa chắc là phóng viên có uy tín hoặc phóng viên giỏi, chưa kể là tôi chưa bao giờ nghe nói Vietbao có phóng viên chuyên nghiệp tốt nghiệp trường lớp bên Mỹ. Những vấn đề này đâu có phải là cơ sở đánh giá xem website này có uy tín hay không. Nói chung, xét về tổng thể, đây không phải là 1 trang web đủ uy tín để đưa lên. Nhưng tôi tôn trọng cách nghĩ của bạn và tạm thời tôi không xóa gì cả và chờ ý kiến của mọi người vậy. Nhoquenha (thảo luận) 00:29, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ bạn đã hiểu lầm tiêu chí "thái độ trung lập" của Wikipedia rồi. Trung lập ở đây là thể hiện quan điểm nhiều chiều, chứ không phải không thể hiện quan điểm nào. Ở đây cơ sở để đánh giá giá trị của một nguồn là độ kiểm chứng được: Việt Báo chịu trách nhiệm cho những gì họ nói, và ta có thể thấy rõ ràng họ nói gì. Còn việc nó không đại diện ai, tại sao việc đó có nghĩa là nó không trung lập? Tôi nghĩ các cơ quan đại diện cho các tổ chức trung cuộc mới đáng nghi ngờ về thái độ trung lập chứ? NHD (thảo luận) 00:58, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Về nhân vật Kiều Đắc Thắng[sửa mã nguồn]

Kiều Đắc Thắng là công nhân quê miền Trung, trước năm 1945 vô Sài Gòn sinh sống đủ nghề từ phu đồn điền, khuân vác, thợ hớt tóc. Bản chất Kiều Đắc Thắng giống như tên: háo thắng. Không rõ nguyên nhân gì mà Kiều Đắc Thắng bị Tây bắt đày ra khám Vũng Tàu (có tài liệu nói là ăn cướp). Nhờ Năm Bé là một tay anh chị Xóm Chiếu giúp đỡ, Kiều Đắc Thắng vượt ngục về Lái Thiêu.

Khi Cách Mạng Tháng Tám nổ ra, Kiều Đắc Thắng tự xưng là chỉ huy trưởng Trung đoàn kháng chiến miền Đông đóng quân ở Bưng Cầu (tài liệu khác nói Thắng tự xưng tư lệnh miền Đông). Ai Kiều Đắc Thắng cũng cho là Việt gian, nhà máy nào cũng xung công. Ai chống lại thì giết. Danh sách nạn nhân của Kiều Đắc Thắng dài sọc, trong đó có nhà cách mạng Phan Văn Hùm. Các hành động quân phiệt của Kiều Đắc Thắng chấm dứt khi đặc phái viên Trung ương Nguyễn Bình vào Nam thống nhất lại các tổ chức vũ trang. (Tham khảo chính Người Bình Xuyên, NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật). Lê Thy (thảo luận) 09:55, ngày 3 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]