Thảo luận:Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cho hỏi là trong danh sách này hình như thiếu. Vì theo như trong bài Chủ tịch nước Việt Nam, thì Hiến pháp 1946 đã quy định là chính phủ gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Nội các. Mà chủ tịch đầu tiên của VN là Hồ Chí Minh (nhiệm kỳ 1946 - 1969), thế sao trong danh sách Phó chủ tịch thì Tôn Đức Thắng chỉ giữ nhiệm kỳ từ 1960 - 1969. Như vậy, Tôn Đức Thắng ko phải là Phó Chủ tịch đầu tiên. Vậy ai là Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1946 - 1960? 118.69.76.136 (thảo luận) 08:52, ngày 15 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Nguyễn Hải Thần từng giữ chức Phó Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp mà không phải thông qua bầu cử từ tháng 1 năm 1946. Tuy nhiên, đến tháng 7 cùng năm thì ông đào nhiệm. Mãi đến tháng 11 năm đó Hiến pháp 1946 mới được thông qua và quy định chức vụ Phó Chủ tịch nước. Tuy vậy, trên thực tế chức vụ không có người đảm nhiệm cho đến tận năm 1959. Bring Vietnam to the world (thảo luận) 10:18, ngày 2 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Trong bài ghi phó chủ tịch nước sẽ thành chủ tịch nước khi đất nước khuyết chức danh này nhưng vẫn trong nhiệm kỳ vậy sao năm 2006 ông Trần Đức Lương là chủ tịch nước lúc đó từ chức thì bà Trương Mỹ Hoa phó chủ tịch nước lúc đó không lên thay mà phải đợi quốc hội bầu và ông Nguyễn Minh Triết đã thắng cử?Minhle (thảo luận) 10:18, ngày 4 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Lần trước thấy có quý thành viên đề xuất đổi tên bài sang Phó Chủ tịch nước (Việt Nam) mà không nhận được sự chú ý nên tôi đưa vấn đề ra đây để tiện bàn luận. Sở dĩ việc đổi tên từ tên bài hiện tại sang Phó Chủ tịch nước (Việt Nam) là hợp lý vì hai lý do:

  • Thứ nhất: nội dung bài và tên bài hoàn toàn bất nhất, tên bài là Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng nội dung lại đề cập đến các Phó Chủ tịch nước của chính thể Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
  • Thứ hai: việc đổi sang tên mới không cần phải lo sợ thay đổi nội dung (nhiều người lo sợ phải viết thêm về chính thể Việt Nam Cộng hòa). Tuy nhiên "Phó chủ tịch nước" hay "Chủ tịch nước" là chức danh đặc biệt (ở các nước cộng sản nói riêng và Việt Nam nói chung) nên không cần bổ sung thêm các vị lãnh đạo thuộc chính thể VNCH (VNCH không có chức danh này). Nội dung bài vẫn có thể giữ nguyên.

Thời gian thảo luận tối thiểu 7 ngày. Mời mọi người cho ý kiến. Nguyenhai314 (thảo luận) 13:54, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Phó chủ tich nước là cách gọi thường dùng, tên hiện tại đầy đủ hơn nhưng ít dùng hơn, Phó Chủ tịch nước (Việt Nam) hoặc Phó Chủ tịch nước Việt Nam ngắn hơn và hợp với cách gọi thường dùng, đã có Việt Nam ở sau để cho biết đây là chức phó chủ tịch nước ở Việt Nam nên không sợ bị nhầm với chức phó chủ tịch nước ở các nước khác. Judspug (thảo luận) 14:25, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tên phổ biến được áp dụng mà. Chả lẽ cứ phải ghi đầy đủ là Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ thay cho Tổng thống Mỹ sao? Thái Nhi (thảo luận) 02:23, ngày 4 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Thái Nhi: Hai trường hợp này khác nhau. Hoa Kỳ từ khi lập quốc đến bây giờ chỉ có một chính thể/tên gọi duy nhất là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Đây cũng là một trong số ít quốc gia có thể chế nhà nước ổn định nhất trong lịch sử hiện đại. Điều này khác với Cộng hòa liên bang ĐứcCộng hòa Dân chủ Đức, hay Cộng hòa nhân dân Trung Hoa/Trung Hoa Dân quốc, Việt Nam/Việt Nam Dân chủ cộng hòa/Việt Nam Cộng hòa. Trường hợp này tôi đang muốn nói tới chức vụ Phó Chủ tịch nước, chức vụ chỉ có VNDCCH và chính thể kế thừa nó là CHXHCNVN sử dụng. Vấn đề ở đây là tuy tên bài là "Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", nhưng nội dung lại liệt kê cả những vị trong chính quyền VNDCCH. Chưa bàn tới tên bài có phổ biến hay không, vì ngay cả tên bài và nội dung bài đã không ăn khớp rồi. Cái này chẳng phải là "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" sao? ^_^ – Nguyenhai314 (thảo luận) 03:11, ngày 7 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  • Quý thành viên Quangcuong2801 hình như chưa hiểu vấn đề. Bài CTNCHXHCNVN và CTNVNDCCH là hai bài biệt lập, với nội dung hoàn toàn ăn khớp với nhau theo từng bài, còn cái bài PCTNCHXHCNVN này nội dung nó không ăn nhập với tên bài. Tôi lấy ví dụ nhé, bài CTNVN mà có ai đó thêm ông Diệm, ông Thiệu vào có phải là buồn cười không? Có 3 cách làm: 1 là xóa những vị trước năm 1976 trong bảng thống kê rồi cắt qua bài mới (PCTNVNDCCH), 2 là đổi tên bài. Cách nào nhanh hơn? Cái này nếu rảnh thì phiền quý thành viên làm hộ, tạo một bài PCTNVNDCCH rồi cắt nội dung ở đây sang, tôi ủng hộ. Nhưng chừng nào bài viết đó còn chưa xuất hiện thì nội dung trong bài này vẫn là sai và đổi tên là cách ưu tiên. Nguyenhai314 (thảo luận) 16:19, ngày 7 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nội dung mà không ăn nhập nghĩa là thông tin chưa chính xác thì trách nhiệm là phải chỉnh sửa nội dung thôi, tôi nghĩ đây là chuyện bình thường trên wiki mà. Tôi cũng để ý là bài này đang bị gắn biển cần thêm chú thích, mời hoàn thiện bài viết mà :)) Tín đồ Tốc độ 16:25, ngày 7 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Mà nếu bạn đã đồng ý phương án tạo bài mới rồi cắt dán thông tin cũ sang thì để tôi tạo cũng được. Nhưng chắc để mai. P/S. Cho xin rút lại, để vài ngày nữa để có thêm ý kiến đồng thuận, nếu không thì không khéo tôi sẽ cầm đèn chạy trước ô tô :)) Tín đồ Tốc độ 16:36, ngày 7 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cho tôi rút lại các các ý kiến trên của mình. Rất xin lỗi vì làm mất thời gian của mọi người. Tín đồ Tốc độ 14:20, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nếu như bài này được đổi tên thành Phó Chủ tịch nước Việt Nam thì bài Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần được đổi tên bài Chủ tịch nước Việt Nam, bài Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì đổi thành Chủ tịch nước Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì thành Phó Chủ tịch nước Trung Quốc. Judspug (thảo luận) 14:08, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]