Thảo luận:Sự kiện đóng đinh Giêsu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tên bài "Sự chết" nghe ko gần tiếng Việt cho lắm. Nên đổi thành "Cái chết". Nếu muốn nhấn mạnh rằng đây là "sự kiện", nên dùng "Sự kiện Chúa Giê-xu qua đời" vv...--Trungda (thảo luận) 03:37, ngày 6 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn Trungda đã quan tâm góp ý cho bài viết. Tôi cũng đã cân nhắc giữa hai từ "sự chết" và "cái chết" vì cả hai đều đúng, nhưng tôi đã chọn "sự chết" là vì thói quen, trong cộng đồng Tin Lành từ này vẫn được sử dụng phổ biến hơn. Thân ái. Ninh Chữ (thảo luận) 05:34, ngày 6 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Thói quen và phổ biến trong cộng đồng Tin lành chưa phải là thói quen và phổ biến trong Xã hội (ngoài Tin lành). Ủng hộ ý kiến của Trung Da, nên đổi tên bài viết.118.68.81.114 (thảo luận) 06:09, ngày 6 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Mục đích, từ đó nội dung, của bài này rõ ràng là không nhắm chủ yếu vào cái chết vật lí của Jesus. Nếu muốn đề cập đến quá trình sinh lí diễn ra trong cơ thể con người khi bị treo lên thập tự giá thì bài viết này sẽ có tựa khác. Hơn nữa, đây cũng là một thuật ngữ chuyên môn.--Á Lý Sa (thảo luận) 06:21, ngày 6 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi xem bên en:wiki và thấy Á Lý Sa có lý. Nguyên văn bên đó ghi: Crucifixion of Jesus. Crucifixion mang nghĩa "đóng lên thánh giá", do đó tên bài có thể hiểu là "Việc chúa Giê-su bị đóng lên thánh giá"/ "Sự kiện Giê-su bị đóng lên thánh giá", như vậy sát với nội dung của bài hơn.--Trungda (thảo luận) 06:52, ngày 6 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng nghĩ rằng tựa bài viết nên dùng "[đóng đinh] trên thập tự giá" vì sự chết lúc này của Jesus là tiền đề của sự sống lại, chứ đây không phải là sự kết thúc, như nội dung hướng về tôn giáo của bài này. Có lẽ điều này cũng được thể hiện qua việc tạo redirect của en.wiki.--Á Lý Sa (thảo luận) 07:26, ngày 6 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ nên đổi tên bài này thành "Sự kiện Chúa Giê-su bị đóng đinh lên thánh giá". Như vậy dễ hiểu mà nghe quen tai hơn. Chứ bất cứ người Việt Nam nào biết Tiếng Việt, nghe "sự chết" nó cứ ngang ngang. Mình chỉ có ý kiến nhỏ như thế thôi. SiriusBlack (thảo luận) 14:39, ngày 11 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng thấy tên của bài này ngang lắm, mong người có kiến thức thay đổi tên bài cho hợp lý.--DMT (thảo luận) 09:56, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Sự kiện này không chỉ nói về cái chết của Giêsu mà là tập hợp nhiều sự kiện liên quan. Hơn nữa, cụm danh từ "sự chết" có vẻ được hiểu là một tiến trình cái chết đang xảy ra (chết dần chết mòn) nên tôi nghĩ không nên dùng từ "sự chết". Bên cạnh đó, từ "Crucifixion", mặc dù được hiểu thông thường là cách thức hành hình bằng việc đóng đinh vào "thập giá" nhưng bản chất từ này là đề cập đến nhiều kiểu khổ giá khác nhau (X giá, T giá, + giá...) khiến người ta đang tranh luận rằng: liệu Giê-su thực sự bị đóng đinh lên cây khổ giá kiểu nào? Vì vậy, tôi nghĩ cũng không nên dùng từ "thập giá". Vậy tôi đề nghị đổi tên bài thành "Cuộc tử nạn của Chúa Giê-xu" hoặc "Cuộc đóng đinh của Chúa Giê-xu".-- Trình Thế Vânthảo luận 09:39, ngày 1 tháng 4 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Thảo luận lại[sửa mã nguồn]

@Tuanminh01, tôi thấy cách gọi Chúa Giêsu nghe tự nhiên hơn. Vấn đề ở đây không phải là trung lập hay không mà chữ Chúa đơn giản là danh hiệu (Dominus trong tiếng Latinh) thường đi liền với Giêsu. Một cách tương tự, thái tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm thường được mặc nhiên gọi là Phật tổ nhưng điều này không đồng nghĩa với việc mọi người đều công nhận ngài là Phật, theo nghĩa là người giác ngộ, mà đơn giản chỉ là danh hiệu Phật đã quá gắn liền với ngài mà thôi. WP tiếng Việt có thông lệ giữ cách gọi Chúa Giêsu ở một số bài như Sự phục sinh của Chúa Giêsu, Lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thánh nên đề nghị bạn thảo luận về việc đổi tên bài này. Greenknight (thảo luận) 04:57, ngày 2 tháng 6 năm 2018 (UTC)[trả lời]

@Greenknight: Wikipedia không tôn vinh các nhân vật tôn giáo hay chính trị, vì độc giả wikipedia chắc gì đã theo tôn giáo đó, hoặc kính trọng nhân vật chính trị đó. Ví dụ: Bài viết về Nguyễn Phú Trọng có tên là Nguyễn Phú Trọng, chứ không phải Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bài viết về Hồ Chí Minh có tên là Hồ Chí Minh chứ không phải Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tương tự bài viết về Phật tên là Tất-đạt-đa Cồ-đàm, bài viết về Đức Mẹ Maria có tên là Maria, bài viết về Chúa Giêsu có tên là Giê-su mà thôi. Bạn xem lại xem, nếu bài nào còn đề Chúa vào trước Giêsu thì để tôi đổi lại cho hoàn toàn trung lập. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 05:05, ngày 2 tháng 6 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@Tuanminh01, bạn có thể đổi tên bài, lý do có thể là không cần danh hiệu đứng trước hay để cho ngắn gọn, nhưng dựa vào lý do trung lập thì không đủ thuyết phục như tôi đã trình bày ở trên. Đây không phải là tôn vinh hay kính ngữ (như việc di chuyển tại bài Cuộc đời Giêsu theo Tân Ước, theo tôi kính ngữ phải là Đức Chúa hoặc Đức Phật chứ bản thân "Chúa" hay "Phật" không hẳn là kính ngữ) mà là cách gọi thông dụng và tự nhiên. WP vẫn có nhiều bài bắt đầu bằng từ Thánh, hoặc như bài Mẹ Têrêsa. Thậm chí tên một số bài không mang tính trung lập nhưng vẫn cần thiết phải dùng tới nó, xem tại en:Wikipedia:NPOVTITLE. Tóm lại đổi hay không thì tùy bạn thôi.
P/s: bài này cần mọi người thảo luận thêm về việc nên chọn từ "sự kiện", "sự", "cuộc", hay là lược bỏ hẳn phần danh từ/lượng từ này. Greenknight (thảo luận) 06:22, ngày 2 tháng 6 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Cái này đã thảo luận từ lâu rồi bạn, kết luận là không dùng kính ngữ để giữ trung lập. Đức/Ngài/Chúa/Thánh/Chủ tịch/Đức Mẹ đều bỏ hết. Bạn có thể hỏi BQV Hoàng Đạt (tín hữu Công giáo) để biết chi tiết lần tranh luận đó. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 06:33, ngày 2 tháng 6 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Dựa trên các tiền lệ về các bài viết được nêu ở đầu cuộc thảo luận và quy định en:Wikipedia:NPOVTITLE được nêu trên, tôi thấy việc loại bỏ từ "Chúa" trong nhan đề này có phần không ổn lắm, khi hệ thống các bài viết lúc có "Chúa" lúc không, tôi cũng lưu ý rằng, bản tiếng Anh chỉ có "Crucifixion of Jesus", không có kính ngữ. Nhân đây, tôi muốn được nghe ý kiến từ bác BQV Viethavvh về vấn đề này-- ✠ Tân-Vương  06:50, ngày 2 tháng 6 năm 2018 (UTC)[trả lời]