Thảo luận:Vô ngã

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Phật giáo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Phật giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Phật giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Kính thưa quý vị trong Ban Điều Hành Việt Ngữ của wikipedia.org,

Vô Ngã là bài viết đã hiệu đính để trình bày một quan điểm về thuyết Vô Ngã trong triết Phật. Trong nguồn của bài viết tại hoptinhhoply.org có chú thích: (Bài này được tác giả trích đăng tại wikipedia.org) Thiển nghĩ như vậy là hợp lệ để bài viết được phổ biến trên wikipedia.org.

Trân trọng.

Huỳnh Thiên Hồng.

Cảm ơn bạn đã cho biết. Xin bạn hãy sửa lại nội dung của bài theo cẩm nang về văn phongcách viết trang mới. Nguyễn Hữu Dụng 21:30, 8 tháng 8 2005 (UTC)

Tôi đã điều chỉnh một mớ nhưng chắc còn sót nhiều hy vọng các anh chị khác đọc sơ chỉnh tiếp giúp

Làng Đậu 22:14, 25 tháng 8 2005 (UTC)

Tôi nghĩ rằng anh Nhanvo nên dựng lại kết cấu bài này theo tính chất bài viết từ điển trước, các thuật ngữ lân cận như Niết Bàn, Pháp (Phật giáo), Ngũ uẩn, Tam độc nên viết thành các bài stub và để riêng. Làm sao để người đọc có thể nắm được cốt lõi vấn đề chứ đừng nên quá tải các khái niệm. Vietbio 22:30, 25 tháng 8 2005 (UTC)
Đọc lại phần lý giải của tác giả có một vài chổ thực sự hơi chủ quan! Tôi sẽ so sánh lại với kinh sách và xoá bớt đi hay thay thế bằng câu hiểu đúng nghĩa hơn. Nhưng đe phải xong mấy bài tôi đang nợ. Còn nữa, tôi sẽ tách luôn cái khoảng giải thích về chữ KHÔNG sang bài tánh không không nên để lộn xộn tư1 ngữ làm rối người đọc. Chưa kể mình phải thay các mạo từ nhân xưng sang các chữ trung lập. Không thôi người theo đạo khác đọc vào có thể sẽ bực mình hơn là tìm hiểu. Làng Đậu 19:05, 26 tháng 8 2005 (UTC)
Tôi sửa lại bố cục 1 lần nữa để cho dễ hiểu đối với ng đọc (như tôi) hơn. Phần gốc tôi lưu lại tại Thảo luận:Vô ngã/Lưu Vietbio 20:23, 30 tháng 8 2005 (UTC)
Anh cứ sửa không có gì trục trặc cả ... Thật ra nếu theo văn phong của tác giả mà sửa thì hơi khó nhưng phải ráng. Thí dụ các câu khẳng định về con người đã đầu thai nhiều kiếp thì nên tránh vì nhiều người chưa tin. Cũng như câu khẳng định rằng từ trước tới nay chỉ có Phật là tự nhận mình đà thành Phật. (theo Kinh sách thì Phật đã nói rõ: trước khi ra đời và sau khi Phật nhập diệt đã có đến vô vàn các vị Phật khác ở rải các thế giới trong vũ trụ. do đó, để tránh sự hiểu lầm tôi sẽ xóa đi (cho dù là tôi có thể hiểu được cách lập luận của tác giả nhưng tôi không đóng vài trò của Làng Đậu khi đọc mà đóng vai trò của một người chỉ biết sơ cơ)
Anh sửa lại bố cục thì thấy gọn hơn chớ không có gì phiền. Chừng nào phiền thì tôi xem như lại bị con trâu đen nó đá té xuống sình mất công trèo lên lắm tay chân tí thôi ! (Hôm nào tôi sẽ viết bài về tranh thiền tông về mấy con trâu tôi viết hơi chơi chữ) !-)
Làng Đậu 20:41, 30 tháng 8 2005 (UTC)
Tôi đã đọc bài này và đã tìm cách sửa cho bớt tính chất chủ quan nhưng ... lối viết này làm sửa khó quá! Mekong Bluesman 00:18, 31 tháng 8 2005 (UTC)

Chư hành hay chư pháp[sửa mã nguồn]

Tôi tìm thấy một tài liệu ghi nghiã rộng hơn: Chư Pháp thị khổ thay vì chư hành thị khổ.



Bài này hàm chứa những lời nói không phù hợp với kinh điển, toàn là diễn thuyết rộng theo ý riêng. Tôi đọc phần Lập luận Vô Ngã (Anatta) qua không biết muốn nói gì và vì vậy, sẽ viết bài ngắn gọn hơn chồng lên.

Đồng ý. Tôi đọc cũng thấy khó hiểu ở nhiều chi tiết vì thực ra không biết thông tin tác giả dựa vào đâu dể có nhiều lập luận khó kiểm lại. Khi kiểm nghiệm lại nguồn thì bài này có nguồn gốc từ 1 trang tôn giáo không phải là Phật giáo. Vấn đề ở chổ trang tôn giáo khác có thể có cái nhìn ảnh hưởng bởi người chủ trương của tôn giáo đó nên rất khó đạt được đầy đủ các điều mong muốn. Anh Baodo có đủ tài liệu xin hãy hiệu chỉnh cho khách quan và hợp với kinh nghiã Phật giáo.


Một vấn đề chung: Trước khi ghi quá nhiều nội dung hỗn tạp vào MỘT mục từ thì đề nghi các đạo hữu nên nghĩ lại xem chúng có thể được ghi lại dưới những mục từ riêng khác hay không. Và để có được cái nhìn chung này thì nên có một bài bộ Từ điển Phật học căn bản. Một mục từ gọn, rõ và sát ý với kinh sách lúc nào cũng hay hơn là những gì viết theo ý riêng vô căn cứ như bài Vô ngã này. Muốn viết tiểu luận vài trang A4 cũng ok, càng hay, nhưng phải đúng chuẩn và ghi hết những tài liệu tham khảo ra để người khác kiểm chứng. Như vậy đỡ tốn công anh em nhào vào sửa những gì không đáng sửa. Một ví dụ điển hình: Nghệ thuật Thiền có dính líu gì đến Thiền tông với nghĩa hẹp (phải nghĩa hẹp!), Thiền tông của đời Đường, Tống? Tôi đề nghị phân ra mục các mục riêng, ví dụ như Thiền và nghệ thuật... Hoặc nên cho thể loại mới là Phật pháp ứng dụng, lúc đó ai cũng có thể ghi kinh nghiệm chủ quan của mình cả. Ví dụ như ghi về tác dụng của Thiền, giá trị của Phật giáo cho cuộc sống, những lời ca ngợi Phật giáo của ai ai... Viết hay thì được khen, bổ sung dở bị xoá. Nhưng phần Phật học ta nên đắn đo chút vì đây là giáo lí đã được biên tập chuẩn mực từ hơn 2000 năm nay, người ghi đăng bài kém quá sẽ tốn công của chính mình, và tốn công người sửa.--Baodo 19:37, ngày 11 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Vấn đề phân nhỏ bài viết ra tôi không phản đối. Ý bạn là chuyên mục hoá, tách riêng phần Phật hoc (hay giáo lý) ra với phần cảnh và các biểu hiện hiện tại của Đạo Phật(hay các tông phái) cũng không có gì khó ... chỉ việc tách ra thành các bài nhỏ hơn và để vào đó thành cái link và bài chính chỉ để cô đọng giáo lý.
Khuôn khổ của 1 bài viết là tuỳ người viết chứ không phải quy luật của Wiki. Nếu như bạn có thể tách riêng ra từng khối nhỏ mỗi khối trở thành 1 bài để tránh bài trở thành dài qúa .... Theo tôi ban đầu 1 bài tựa như "Thiền tông" chẳng hạn sở dĩ có nhiều chi tiết là vì nó phải giới thiệu tất cả mọi thứ dính dáng đến Thiền tông từ lịch sử, kinh sách tu học, phương pháp tu học, hình thức tu học và ngay cả các nghệ thuật khởi sinh từ Thiền tông. (chính vì thế bạn thấy "có vẻ" nghệ thuật thiền tông không dính dáng gì đến thiền tông) Nhưng trong các phần đó nếu đọc kĩ thì nó có dính đến (thí dụ trà đạo do đại sư Eisai Thiền tông (Lâm Tế hay Tào Động nhỉ?) truyền ra ) Tài liệu tham khảo thì có để phiá dưới bài thiền tông đó; nó hơi nhiều thôi!
Chẳng hạn, trong Khoa Tin hoc, có nhiều category, trong riêng category "các ngôn ngữ lập trình" sẽ chia nhỏ thành các bài C, C++, ... Trong bài C lại chia thành nhiều bài nhỏ hơn như C, cú pháp C, các hàm chuẩn C, .....Chưa kể các khái niệm triết học dính dáng đến C. Sự chia nhỏ là tất yếu nếu có đủ "lực lượng" viết bài. Tương tợ, nếu như Anh Baodo thấy có đủ sức trình bày tách ra thành những phân nhóm nhỏ để viết riêng ra thì tôi đồng ý hoàn toàn. Và có lẽ đã đến lúc nên tách nhỏ ra vì ở đây anh Bado là chuyên gia về Phật học có đủ kiến thức và lý lẽ để trình bày một đề tài thành phân lớp chi tiết
Làng Đậu 01:54, ngày 12 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]
May quá lỗi màn hình sửa xong Cảm ơn anh nào đã sửa lỗi.
Xin bổ xung thêm ý: Có lẽ nên đổi phần Đạo phật thành Phật giáo và tách Phật giáo làm vài phân nhánh lớn như:
  1. Phật học (các bài viết có tính tập trung về giáo lý và có tính giáo khoa cao.
  2. Đạo Phật. Các bài viết cấp dộ bình dân hơn và có tính cách giới thiệu kiến thức chung hơn là chuyên sâu về hiểu biết và có thể có các bài không chính quy về Phật giáo ở đây.
Những bài nào có cả hai tính chất thì để vào cả hai category. Có thể đổi tên hai cái category trên lại cho chuẩn hơn hay thêm vào 1 cat nửa tuỳ sự thảo luận của các bạn.
Mong các bạn nào có chú ý đến việc tổ chức lại các bài viết về Phật giáo cho thêm ý kiến, về phần bài viết Anh Baodo thời gian gần đây đã đẩy số lượng bài viết lên hơn 5 lần và dĩ nhiên ý kiến về việc phân nhánh hoá là hoàn toàn hợp lý khi mà mà lượng cùng như chất của phần Phật hoc lên rất nhanh.
Sau 1 thời gian chừng 1-2 tuần nếu mọi người đều không có ý kiến thêm thì Anh baodo sẽ cho cho ý kiến cuối cùng còn sau đó tôi sẽ phụ anh ấy điều chỉnh lại bố cục của việc phân loại bài viết theo cách phân loại mới hợp lý hơn.

Làng Đậu 18:49, ngày 12 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi đề nghị lập cấu trúc thể loại Phật giáo:

Phân loại các mục từ Phật giáo[sửa mã nguồn]

Phật giáo

  • Phật học
  • Tam tạng pháp số
  • Thiền tông
  • Thiền tông Nhật Bản
  • Thiền tông Việt Nam
  • Thiền tông Trung Quốc
  • Thiền tông Hàn Quốc
  • Thiền sư
  • Thiền sư Nhật Bản
  • Thiền sư Trung Quốc
  • Thiền sư Việt Nam
  • Thiền sư Hàn Quốc
  • Mật tông (gồm Kim cương thừa Tây Tạng)
  • Thiên Thai tông
  • Tam luận tông
  • Hoa nghiêm tông
  • Trung quán tông
  • Duy thức tông
  • Pháp tướng tông
  • Ninh-mã phái
  • Tát-ca phái
  • Cát-nhĩ-cư phái
  • Cách-lỗ phái
  • Tự viện (chùa)
  • Đại sư Phật giáo
  • Địa danh Phật giáo
  • Cao tăng Việt Nam
  • Triết lí Phật giáo
  • Thánh điển Phật giáo
  • Phật giáo Việt Nam
  • Phật giáo Tây Tạng
  • Phật giáo Trung Quốc
  • Phật giáo Tích Lan
  • Phật giáo Nhật Bản
  • Phật giáo [...]

....

  • Đạo Phật ngày nay
Trong phần này, việc đặt tên mục từ không quan trọng và khắt khe như phần Phật học, và bài viết được chủ quan. Điều quan trọng là phần mục từ ở đây không được hiện lên cùng với phần mục từ của phần Phật học. Như vậy đỡ cho người đọc kiểm duyệt thể loại và giữ phần Phật học đạt chất lượng tối thiểu nào đó.


Số lượng bài đã trên 130, và như vậy việc sắp xếp chuẩn mực đã là việc cấp bách. Tôi tạm ghi các thể loại ra như vậy ai có ý gì xin đưa ra. Thân mến --Baodo 19:39, ngày 12 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Có cần gom các tông phái Phật giáo lại thành một lớp trong phật học tên là Tông phái Phật giáo không ? Làng Đậu 14:23, ngày 13 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Sau khi mọi thứ OK tôi sẽ phụ anh việc phân loại bài lại cho dể xem

Thí du: Khi vào mục luc Phật giáo thì chỉ thấy hai tiểu thể loại và bản thư mục (Index) của các bài theo alphabet thí dụ:

  1. Phật học
  2. Đạo Phật ngày nay

Mục này có 1234 bài (danh mục theo thứ tự từ điển ABC)


Nhưng khi bấm vào tiểu thể loại Phật hoc thì sẽ thấy một phân lớp các thể loại con được tạm thời chia như sau:

Phật học

  1. Tam tạng pháp số
  2. Tông phái Phật giáo
    • Thiền tông
      • Thiền tông Nhật Bản
      • Thiền tông Việt Nam
      • Thiền tông Trung Quốc
      • Thiền tông Hàn Quốc
    • Mật tông (gồm Kim cương thừa Tây Tạng)
    • Thiên Thai tông
    • Tam luận tông
    • Hoa nghiêm tông
    • Trung quán tông
    • Duy thức tông
    • Pháp tướng tông
    • Ninh-mã phái
    • Tát-ca phái
    • Cát-nhĩ-cư phái
    • Cách-lỗ phái
  3. Thiền sư
    • Thiền sư Nhật Bản
    • Thiền sư Trung Quốc
    • Thiền sư Việt Nam
    • Thiền sư Hàn Quốc
  4. Tự viện (chùa)
  5. Đại sư Phật giáo
    • Cao tăng Việt Nam
  6. Địa danh Phật giáo
  7. Triết lí Phật giáo
  8. Thánh điển Phật giáo
  9. Phật giáo Việt Nam
  10. Phật giáo Tây Tạng
  11. Phật giáo Trung Quốc
  12. Phật giáo Tích Lan
  13. Phật giáo Nhật Bản
  14. VV

Đạo Phật ngày nay

  1. Kiến trúc Phật giáo
  2. Nghệ Thuật Phật giáo
    • Tranh Phật Giáo
    • Thư Pháp Phật giáo
    • Mandala
  3. Trà đạo
  4. Thiền và sức khỏe
  5. Các Trung tâm hành hương ?
  6. VV

Tôi ok cách Anh đề nghị bên trên. Anh Vietbio đề nghị mở portal cho Phật giáo, Anh LĐ nghĩ sao? Mở là hai anh có việc làm nhiều hơn đó, tôi "vô vi nhàn đạo nhân";-) --Baodo 14:58, ngày 13 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Cho toi góp them y kien .[sửa mã nguồn]

Trong suốt bài viết về Vô Ngã tôi thực sự kô hiểu rõ lắm, có thể do trình độ hiểu biết còn hạn hẹp nhưng tôi có một số ý kiến sau. Vì sao các vị lại cứ chăm chú vào vô ngã ma co 3 điều do vô minh nên chúng sanh kô nhận thầy la` " vô thường , khổ nảo , vô ngã " nếu các vị chỉ chăm chú theo vô ngã kô thi tất nhiên sẽ ko đầy đủ. Do kém trí tôi kô lĩnh ngộ hết tất cả nhũng gì mà ngài viết nên tôi đành dùng cách nói ra ngu ý của mình để các ngài nhận xét vậy. Vô ngã theo tôi đơn giản chỉ la ko co cái của tôi, tức la những gì ta ngõ là của ta (tâm, ngũ uẩn) thực chất là vô thường (se biến đổi theo thờii gian) nhu vậy tâm và ngũ uẩn ấy tôi cho là có thật. Cái Kô ở đây chỉ là ko phải của ta thôi. Vậy ngài nói Thượng Bộ (Phat Giao Nguyen Thuy) sai ỏ cái Pháp nghia~ là sao ???? Bài viết của ngài thực sự tôi kô hiểu rõ lam Trong thời gian tu tập toi thấy phật Giáo Nguyên Thủy kô hề có một sai sót nào ve mặt giáo Phap. Nay kính mong ngài dùng lòi lẽ thật dễ hiểu sát đáng kô lẫn y kiến phiến diện dễ nói rõ về cái sai cua Phật Giáo Nguyen Thủy http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:V%C3%B4_ng%C3%A3/L%C6%B0u day la wed ma tôi đã tứng cho ý kiến theo tinh thần Phật Giáo Nguyên Thủy để giải đáp. Kính mong y kiến đóng của quý ngài > Neu trong bai viet vua roi co gi sai sot mong cac ngai rong lua bo wa cho. lien he babyboy8520005@yahoo.com

Thảo luận về vô ngã[sửa mã nguồn]

Bằng những gì thể nghiệm từ bản thân,thật thấy và thật hiểu. Xin trình bày thiển ý của tôi về vô ngã. Khi nhìn một đoá hoa,cái ngã của ta là đoá hoa lúc đó thể của ta(ngã) là đoá hoa,xin lưu ý thể này phải là ĐỒNG với thể của đoá hoa, và nó cũng không phải là ảnh của đoá hoa. NGHIỆM rằng nếu thể của ngã không phải là đoá hoa thì không thể thấy được đoá hoa, mặt khác đoá hoa đối tương được nhìn không phải là ngã(ta).VÌ vậy có câu,sắc bất dị không,không bất dị sắc.Sắc tức thị không không tức thị sắc. Khi NGHIỆP LỰC CHUYỂN cái ta ngã đang nhìn đoá hoa sang cành hoa,lúc này thể của ta ngã là cành hoa, nghiệm rằng thể của ta ngã không phải là cành hoa thì không thể thấy được cành hoa.Âm thanh,vị, xúc, pháp cũng vậy.Vì nghiệp lực chuyển cái ta đi liên tục, liên tục,nên không còn cái ta nữa nên gọi là vô ngã. NGHIỆM rằng thực thể của cái TA là vô lượng ngã (vô lượng sắc,thinh, hương, vị,xúc,pháp, ý) nhiệm mầu thật thấy biết nên trở thành vô ngã. THỂ tính của ngã trong suốt nhiệm mầu không sinh không diệt.KHI dính chấp thì có ta ngã, khi rời chấp trở về thể thì trong suốt nhiệm mầu vô lượng ngã. Nói là nhiệm mầu vì ngã khi là thần thông,khi là địa ngục,khi là định, khi là huệ khi là niết bàn khi là vô tưởng khi là hoa,khi là dính chấp khi là không dính chấp. Vô lượng ngã trong suốt nhiệm mầu nên gọi là vô ngã vậy. NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

Đoạn trích dài[sửa mã nguồn]

Bài chưa đoạn trích quá dài để làm gì vậy?  A l p h a m a  Talk - Help 13:28, ngày 21 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Hữu Duyên Dẫn Vô Ngã - Vô Ngã Tâm Không Ngã Phản Diệt Vô Ngã - Vô Minh Vô Ngã Tâm Vô Tâm Khắc Tâm Ngã -Ngã Vô Tâm Dẫn Minh

Đạo Hạnh Khắc Tâm (thảo luận) 20:53, ngày 22 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]