Bước tới nội dung

Thảo luận Thành viên:Anhzuy

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi Tuanminh01 trong đề tài Hoan nghênh

Hoan nghênh[sửa mã nguồn]

Chào Anhzuy, và hoan nghênh bạn đã tham gia vào Wikipedia tiếng Việt! Rất cảm ơn những đóng góp của bạn! Dưới đây là một số liên kết có thể có ích cho bạn:

Welcome to the Vietnamese Wikipedia, and thank you for registering! If you do not speak Vietnamese, feel free to use our guestbook for non-Vietnamese speakers.

Bạn nên tham khảo, và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về Thái độ trung lậpQuyền tác giả. Đừng chép nguyên văn bài bên ngoài khi viết bài mới cũng như không truyền hình ảnh thiếu nguồn gốc và bản quyền lên Wikipedia. Cũng xin vui lòng không đăng nội dung thông tin quảng cáo, những liên kết ngoài có tính chất mua bán, thương mại tại đây. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~). Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cần thêm trợ giúp, mời vào bàn giúp đỡ.

Mời bạn tự giới thiệu về bản thân trên trang thành viên của mình tại Thành viên:Anhzuy. Trang này dành cho thông tin và tiện ích cá nhân trong quá trình làm việc với Wikipedia.

Đặc biệt: Để thử sửa đổi, định dạng... mời bạn vào Wikipedia:Chỗ thử, đừng thử vào bài có sẵn. Nếu không có sẵn bộ gõ tiếng Việt (Unikey hoặc Vietkey...) bạn dùng chức năng gõ tiếng Việt ở cột bên trái màn hình.

Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Cảm ơn bạn! Tuanminh01 (thảo luận) 11:39, ngày 14 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời

Phủ Sóc[sửa mã nguồn]

Phủ Sóc Chợ lớn, có từ lâu đời, thuộc x.Vũ Quý, h.Kiến Xương, ở phía Bắc đường 39B. Chợ họp mỗi tháng 6 phiên chính vào buổi sáng các ngày 1 và ngày 5 âm lịch. Còn lại chủ yếu họp vào buổi chiều. Chợ Sóc xưa còn gọi là chợ Phủ Sóc rộng hơn bây giờ, người mua, kẻ bán đi lại như mắc cửi, háng hoá sinh sôi. Nổi bật ở đây là hàng sắt. Trâu bò do những lái buôn đưa từ Ninh Bình, Thanh Hoá ra và của dân trong vùng đem bán, giong đến chợ, được xem tướng, xem khoang kỹ càng, con nào vào việc cầy bừa, con nào vào việc kéo xe, con nào gây nái, rồi định giá từng con và tiến hành bán mua qua lái. Người đi chợ thời ấy có câu: “Tậu trâu tậu bò thì đi chợ Sóc - Đong gạo, đong thóc thì đi chợ Nang”. Chợ phiên còn có những gánh xiếc Tầu đến chợ diễn trò kết hợp bán thuốc đau răng, nhức xương. Trong chiến tranh chống Mỹ, chợ Sóc sơ tán về phía Nam đường 39, vẫn thuộc x. Vũ Quý. Sau này chợ chuyển về chỗ cũ, ngày phiên vẫn như xưa. Không còn bán trâu bò, cày bừa, vải tấm. Vào ngày chính phiên có lợn choai, lợn sữa, gạo, cám, ngô nhưng không nhiều như trước. Có men rượu từ Quang Bình, Kiến Xương. Có tới vài chục hàng sắt bán cào, cuốc, xẻng, dao, kéo, liềm; hơn chục hàng bán gai, vó lưới, võng của Nam Cao, Đình Phùng và của các nơi khác. Chiếu cói đủ loại, in hoa, không in hoa, chiếu cải… của Tiền Hải, Hưng Hà, Quỳnh Phụ… Có dãy dài bán cần câu, lưỡi câu, cữ, cước, điếu cầy, điếu bát, hàng thuốc của người dân tộc thiểu số, của các bà lang.

[1]

  1. ^ Trích: Thái Bình Toàn Thư