Bước tới nội dung

Thảo luận Thành viên:Casablanca1911/Lưu 2

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 18 năm trước bởi Trần đình hiệp trong đề tài Than dữ vậy...

Luận văn và đồ án[sửa mã nguồn]

Á à, tôi mới phát hiện ra một chi tiết thú vị...là Casa hồi trước đã làm luận văn hay đồ án theo kiểu này (cấm trả đũa đấy nhé).

Không biết tôi và Casa đang vẽ đường cho hươu chạy...đúng hay sai đây.Trần Đình Hiệp 03:20, ngày 08 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Bác Hiệp ui, nhầm rồi. Con hươu chỉ hỏi phần để tham khảo thôi mà, còn họ sử dụng nó như thế nào thì out of our hands. Phần tham khảo đó đối với riêng tôi thì rất quan trọng, tôi quan tâm ngay cả đến khi sắp đóng quyển, nếu biết được có nguồn tham khảo nữa, tôi vẫn phải tìm bằng được. Ngoài việc biết thêm được thông tin, nó còn giúp tôi tránh không làm lại những gì người khác đã làm. Thế cho nên, tôi và bác không phải lo, chỉ việc cùng cố gắng tìm đường ngắn nhất cho hươu thôi. :-D Casablanca1911 03:45, ngày 08 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Dọn nhà giúp[sửa mã nguồn]

Nhà cửa hơi bề bộn, tôi rảnh nên sang giúp đây.Trần Đình Hiệp 10:24, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Cô Tấm định dọn tiếp nhưng sợ Hoàng tử không cho đây.Trần Đình Hiệp 12:02, ngày 12 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Nhà chật nhưng rộng lòng. Không sao, rồng cứ ghé thử nhà tôm xem sao.陳庭協 09:11, ngày 29 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tiêu bản cho bài mới viết

Tài liệu tham khảo[sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa mã nguồn]

Hi hi[sửa mã nguồn]

Tôi cười vì tôi được dịp múa chữ Hán-Nôm-Trung qua mắt Casa thôi, thực ra món này tôi chỉ biết: nhất là một gạch, nhị là hai gạch suy ra bát là 8 gạch ý mà.Trần Đình Hiệp 08:43, ngày 13 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Ngủ đắp chăn chỉ để cho chăn ấm suy ra ngủ là làm cho chăn ấm... tôi mới phát manh ra đóa.Trần Đình Hiệp 09:56, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Chăn có ấm là do có người đắp, suy ra... và suy ra. Wiki có ai cãi với Hiệp nào...?.Trần Đình Hiệp

Đồng ý với Bác Hiệp câu trên, nhưng mà người đắp chăn không nhất thiết là phải ngủ, có thể vừa đắp chăn vừa type vào Wiki như tui đây nè. Hihi. Casablanca1911 10:46, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đồ sứ men lam[sửa mã nguồn]

"Les blues Hué..." hay "Bleus de Hué" hay đồ sứ men lam hay màu xanh lam Huế...là những đồ sứ châu Âu, Trung Quốc... là đồ ký kiểu hoặc đồ cho, tặng, biếu...dưới triều Nguyễn hoặc được làm tại Bát Tràng. Huế đến nay, chưa hề và chưa ai làm nổi những thứ này. Vì nó là đồ cổ nên đối với các nhà nghiên cứu, nhất là các nhà sưu tầm đồ cổ thì nó cực kỳ giá trị. Vì thế nó không thể sánh với Pháp lam Huế (đã do chính những nghệ nhân người Việt làm ra), gốm men lam thuộc men gốm thuần, Pháp lam là (dùng) men kim loại, bản chất (thành phần) khác nhau, không nên xếp với nhau.

Nếu có thể loại cổ vật thì đưa vào hay hơn. Tôi có đủ tài liệu, tuy nhiên không thích thú những thứ này (chỉ nhìn mà không được sờ) nên...thôi.Trần Đình Hiệp 04:21, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Quyển sách tôi (trong nội dung) có khoảng trên chục người khá nổi tiếng còn đang cãi nhau về tên gọi, huống hồ chi tôi...hi hi. Để mấy ông đó cãi xong đã.Trần Đình Hiệp 04:49, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
"Bleus de Hué" là một tiêu đề bài viết của L.Cadière. Trần Đình Hiệp 07:28, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chùa Thiên Mụ[sửa mã nguồn]

Tôi sẽ xáo xào lại bài này tý, xem nếu hay thì để, nếu dở thì xem. Trần Đình Hiệp 07:59, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đọc chậm thôi:
Nhưng theo sách "Ô châu cận lục" của Dương Văn An, ở thế kỷ 16 đã có nhắc đến chùa Thiên Mụ. Như vậy, có thể Nguyễn Hoàng đã cho xây dựng lại một ngôi chùa đã có từ trước.
Câu nãy đã được nhắc rồi, ngay từ đầu:Trước thời điểm khởi lập chùa, trên đồi Hà Khê có ngôi chùa cũng mang tên Thiên Mỗ hoặc Thiên Mẫu, là một ngôi chùa của người Chăm.
Xem Tham khảo và chú thích nữa. Thân mến.Trần Đình Hiệp 09:50, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tiếng Trung[sửa mã nguồn]

Làm lại lần nữa nhé. Tôi vẫn làm thế khi cài đặt mà:

Bạn dùng đĩa winxp. Sau đó vào Start\Control Panel\Regional And Language Options\Thẻ Languages\Phần Supplemental language Support đánh dấu chọn install files for East Asian Languages bấm OK... rồi để đó máy sẽ tự động cài đặt. Sau đó khởi động lại máy, hoàn tất.
Trần Đình Hiệp 05:54, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chữ Khiếu[sửa mã nguồn]

Nhân tiện, anh cho tôi hỏi thêm, từ "khiếu" trong "thất khiếu" viết chữ Hán như thế nào, và có nghĩa là gì. Cảm ơn. Casablanca1911 06:37, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chữ Khiếu 竅 ở đây chỉ cái lỗ:

  • (Thiều Chửu) ① Lỗ. Hai tai, hai mắt, miệng, hai lỗ mũi gọi là thất khiếu 七竅. Trang Tử 莊子: Nhân giai hữu thất khiếu dĩ thị thính thực tức 人皆有七竅以視聽食息 (Ứng đế vương 應帝王) người ta ai cũng có bảy lỗ để thấy, nghe, ăn và thở. Tục gọi sự gì thừa lúc hở cơ mà vào được là đắc khiếu 得竅.
  • Trống rỗng — Cái hang — Cái lỗ (tai, mắt, mũi, miệng… đều gọi là Khiếu).

Cảm ơn Casablanca1911 về các links cho chữ Đà Nẵng. Họ ghi chữ như nhau cả, thật khó hiểu. 峴港 đọc thuần Hán-Việt là Hiện Cảng, dù đọc Nôm cũng không ra được Đà Nẵng. Nếu thật đúng thì hai chữ 峴港 không tương đương Đà Nẵng mà là tên thuần Hán-Việt, và ta phải viết chữ Nôm khác cho hai âm Đà Nẵng. --Baodo 11:23, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Re: Tia Roentgen[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ nên dùng nguyên dạng tên ông Roentgen hơn là phiên âm rơn-ghen, cách dùng phiên âm chỉ thích hợp với thời xóa nạn mù chữ. Avia (thảo luận) 03:43, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tên riêng người nước ngoài nên để nguyên dạng. Trên sách báo trong nước, xu hướng này rõ ràng đã trội hơn hẳn lối phiên âm. Giờ này chỉ còn báo Nhân Dân, Quân đội nhân dân... là còn phiên âm, nhưng bạn để ý xem, Nhân Dân điện tử lại để nguyên dạng. Avia (thảo luận) 02:15, ngày 23 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đà Nẵng[sửa mã nguồn]

Tên Đà Nẵng có từ thời Chăm-pa anh à, và nghĩa của nó là "Sông Già", "Sông Lớn" (Đà là sông, nước; Nẵng là già, lớn). Do vậy, anh thử sửa lại tên Hán Nôm cho bài Đà Nẵng xem sao.

Casablanca1911 có lời giải nghe hợp lí quá, lấy từ đâu hay thế? Vậy chữ ấy "có thể" là 沱曩 và đọc Nôm/Hán-Việt như nhau. Muốn có Font chữ đọc Nôm và những chữ Hán hiếm có? Nếu có đường kết nối mạng nhanh tôi sẽ upload cho lấy xuống. Thân --Baodo 14:09, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chúc vui[sửa mã nguồn]

Chúc Noel vui vẻ.Trần Đình Hiệp 04:19, ngày 24 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi đang đợi đây.Trần Đình Hiệp 04:34, ngày 24 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Frohes Weihnachtsfest...[sửa mã nguồn]

Liebe Casablanca1911, ein erholsames Weihnachtsfest und einen guten Rutsch in das neue Jahr wünsche ich Dir! (aber ohne Schnee wird es ein wenig schwierig sein mit dem Rutschen ;) ). Was hat die Jahresangabe 1911 eigentlich auf sich? Herzlichst! --Baodo 10:31, ngày 24 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Zeitlose L.?[sửa mã nguồn]

Das ist die Zeit, wenn meine erste L... kommt. ;-)

Gesetzt der Fall, dass der Satz oben von Dir stammt, dann hätte ich folgendes Statement: "Das müsste es eine zeitlose L. sein :p."

(Mist!, denn im Deutschen liest man ja schon die flektierte Form "eine", "zeitlose" L., damit ist ja "L." fast enthüllt). Herzlichst --Baodo 20:37, ngày 26 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Liebe Casa, es gibt genug Wikipedier hier, die auch Deutsch sprechen/lesen, ich würde da nicht so sicher sein ;). Aber die Angabe 1911 hat was! Mit einem herzlichen Gruß --Baodo 09:52, ngày 29 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tiêu bản[sửa mã nguồn]

Mời bạn xem trả lời. Nguyễn Thanh Quang 10:54, ngày 28 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chữ "Đề Mục" là cố định, được lấy từ giao diện. Xin hỏi Thành viên:Casablanca1911 muốn đổi chữ đó thành chữ gì, nếu tốt hơn "đề mục" thì chúng ta có thể cùng sửa. Nguyễn Hữu Dng 17:16, ngày 28 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi đoán là Casa muốn làm một tiêu bản để viết bài mới hay viết một "cái gì đó", được phát triển dựa trên tiêu bản của Thanh Quang. Am I wrong?- Trần Thế Trung | (thảo luận) 17:43, ngày 28 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi muốn làm giống như Trần Thế Trung nghĩ. Chữ "đề mục" tốt rồi, phù hợp với nội dung giao diện đó, không phải sửa đâu. Tôi chỉ muốn biết làm thế nào để sửa được giao diện đó. Casablanca1911 09:22, ngày 29 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Ý Casa là khi pick vào chữ

Casa là con mèo., chữ Đề mục (lấy từ giao diện như Nguyễn Thanh Quang nói trên) sẽ đổi thành chữ khác, ví dụ như Casa không phải mèo. Có nghĩa là trang riêng cho casa, theo kiểu của casa (tu luyện mấy...tháng rồi mà đòi hỏi dữ). Tuy nhiên tôi nghĩ người quản lý làm được (tất nhiên), nhưng cá nhân quá thì không nên lắm. Casa cố tu luyện thêm trở thành Tổng quản, học thêm tý nập chình nữa sẽ giải quyết được thôi.陳庭協 03:59, ngày 30 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Được, nếu bạn là Tổng quản. Hoặc xin ý kiến Tổng quản, và bạn không được phép sửa trực tiếp (vì

thuộc giao diện).陳庭協 04:19, ngày 30 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Lập một tiêu bản mới. Tuỳ ý lựa chọn là điều có thể mà.陳庭協 05:48, ngày 30 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tiêu bản mới, giao diện khác thì sao?陳庭協 06:02, ngày 30 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Ngắm chữ Hán[sửa mã nguồn]

Này Casablanca1911, sao tiến bộ nhanh về mặt nhập Hán văn trên máy thế, tôi thất nghiệp rồi, hu hu ... Nhưng nhớ viết đúng vì có "người" rất khó tính ngắm kĩ những chữ đó ;). Lấy đâu ra mấy chữ đó hay vậy? Thật ra, khi chụp hình chùa ta nên chụp tấm biển ghi tên chùa luôn, thậm chí câu đối ở Tam quan. Có Casablanca1911 lo cho phần chùa VN thì quá hay, bravo! Thân --Baodo 03:08, ngày 30 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Còn một chuyện: Thấy đoạn văn dưới có tin thêm thì bổ sung vào bài chùa Bút Tháp giúp tôi. Bài này trích từ Từ Điển Thiền Tông của thầy tôi, tôi được dùng.
  • Ninh Phúc tự 寧福寺, còn gọi là chùa Bút Tháp. Chùa ở xã Bút Tháp, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh (nay thuộc tỉnh Hà Bắc), Việt Nam. Chùa do Thiền sư Huyền Quang kiến lập vào đời Trần, với hệ thống không gian phát triển, với nhiều tháp và bia đá đã tự nó nói lên tầm quan trọng của kiến trúc chùa tháp trước xã hội đương thời. Quần thể kiến trúc chùa Bút Tháp như một ốc đảo dài điểm xuyết cây xanh, nổi bật trên một cánh đồng sóng lúa mênh mông, đã được bố cục theo một trật tự nghiêm khắc: khách hành hương sẽ phải lần lượt qua Tam quan, gác chuông, Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện, toà Cửu Phẩm, nhà Trung, Phủ thờ, nhà Tổ. Kiến trúc chùa vẫn dùng khung gỗ chịu lực nhưng nền bệ lan can dùng đá rất phổ biến, trên có những hình động vật được khắc trông thật sinh động. Chùa có tháp Báo Nghiêm thờ Hoà thượng Chuyết Công, cao 13,05m, năm tầng với một phần đỉnh xây bằng đá xanh; ngoài tầng đáy rộng hơn, bốn tầng trên gần giống nhau, rộng 2m. Ngoài kĩ thuật xây dựng đá, phần bệ tượng được bao quanh bằng hai vòng tường cấu tạo bằng cột và lan can. Riêng ở tầng trệt của toà tháp này có mười ba bức chạm lấy đề tài động vật làm chính. Trong chùa có pho tượng gỗ Quán Âm nghìn mắt nghìn tay của nhà điêu khắc họ Trương hoàn thành vào năm 1656. Hai kiệt tác điêu khắc khác nữa làm thành một bộ ba tác phẩm danh bất hư truyền là tượng Tây Thiên Đông Độ Việt Nam lịch đại Tổ sư và tượng Thị Kính. Theo VNVHTH 89-95.

Thử ý đồ[sửa mã nguồn]

Hi. Casa đang có nhà xin gõ cửa

Vẫn là nó[sửa mã nguồn]

Ruột vẫn là nó, nhưng thêm tý màu mè bên ngoài thôi.陳庭協 06:38, ngày 30 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Hiểu, rất hiểu ý bạn. Chờ tôi 15p, tôi lên cơ quan đã. 陳庭協 06:52, ngày 30 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Than dữ vậy...[sửa mã nguồn]

  • Tôi xem chữ ở trong quyển Chùa Việt Nam ấy mà. Đúng là tôi chưa quen nhập Hán văn nên sau khi làm với một số bài, mắt hoa chân chậm rồi,..

Bộ Casablanca1911 muốn nhấn mạnh đến số 1911 sao? Tôi vừa đi dạo xem chùa, thêm hình vào, sửa chữ Tàu ;)... đẹp ghê, nhờ ai mà được ngắm vậy ta? vielen Dank! Đề nghị một điểm nhỏ: chữ Hán-Việt trong ngoặc viết thường, không đậm, ok? Tôi thấy viết cỡ như

Chùa Bổ Đà (Tứ Ân tự 四恩寺)

không nhã bằng

Chùa Bổ Đà (Tứ Ân tự 四恩寺).

Nếu Casablanca1911 chịu thì tôi sẽ để ý sửa hàng loạt sau này. À, cảm ơn về hai chữ 監督 đã nhét vào trang Anh Hùng :D. --Baodo 00:21, ngày 31 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chữ 監督 casa đã đưa vào trang thảo luận của tôi, xin hỏi casa dung font nào để đọc được vậy, tôi chỉ thấy như dấu hỏi (?) màu đỏ thôi? 陳庭協 01:49, ngày 31 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời