Thời đại hoàng kim (phim)
Hoàng kim thời đại 黃金時代 | |
---|---|
![]() | |
Thể loại | Truyện ký |
Định dạng | Phim màu |
Sáng lập | Hứa An Hoa |
Phát triển | Hai Zhao |
Kịch bản | Lý Tường |
Đạo diễn | Hứa An Hoa |
Nhạc phim | Eli Marshall |
Quốc gia | ![]() ![]() |
Ngôn ngữ | Quan Thoại |
Sản xuất | |
Giám chế | Qiang Li Hong Qin Mei Yuan |
Nhà sản xuất | Xiaoqing Chen Sanping Han Shen Hao William Kong Victor Koo Peikang La Tit Kwan Tsui Tiejun Xu |
Biên tập | Manda Wai |
Địa điểm | ![]() |
Kỹ thuật quay phim | Vương Dục |
Bố trí camera | You Li |
Thời lượng | 179 phút |
Đơn vị sản xuất | Stellar Mega Films China Film Group Corporation (CFGC) Edko Films Cheerland Entertainment Organization J.Q. Pictures 21st Century Media Corporation Beijing CAISSA Culture Communication Beijing Spring Film & TV Culture Youku Tudou Co. |
Nhà phân phối | Stellar Mega Films Cathay-Keris Films China Film Group Corporation (CFGC) China Lion Film Distribution Clover Films J.Q. Pictures Edko Films GEM Entertainment Pancinema 3H Sound Studio Ltd. Cinerent |
Trình chiếu | |
Định dạng hình ảnh | 1080p |
Định dạng âm thanh | Dolby Digital |
Quốc gia chiếu đầu tiên | ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
Phát sóng | 01 tháng 10, 2014 |
Phát sóng tại Việt Nam | 2015 |
Hoàng kim thời đại[1] (tiếng Trung: 黃金時代, tiếng Anh: The golden era) là một phim truyện ký do Hứa An Hoa đạo diễn, xuất phẩm ngày 01 tháng 10 năm 2014 tại Hoa lục và 13 tháng 02 năm 2015 tại Đài Loan.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Ngữ cảnh Hoàng kim thời đại từ lâu được giới điện ảnh Hoa ngữ coi là sự mô tả con người và lối sống Thượng Hải thập niên 1930[2] (上海黃金時代), khi thành thị này là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa Á châu, cũng là chốn xa hoa vào bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, nhan đề phim còn phiếm chỉ giai đoạn khai phóng và phát triển vô cùng sôi động của phong trào văn bút cánh tả, mà chủ soái là văn hào Lỗ Tấn.
Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]
Truyện phim dàn dựng theo thi pháp tường thuật phi tuyến tính, xoay quanh đời lưu lạc của nữ văn sĩ Tiêu Hồng. Lối sống và tính cách cô được thể hiện dưới hồi tưởng của các bạn văn cùng thời.
- Cáp Nhĩ Tân: Trương Nãi Oánh một mình rời quê nhà Hô Lan tới Cáp Nhĩ Tân học tập, cũng để trốn chạy cuộc hôn nhân do cha mẹ ép gả. Khi Mãn Châu rơi vào tay Nhật, Nãi Oánh lặn lội tới Bắc Bình lánh chiến sự.
- Bắc Bình: Trương Tú Kha đi tìm chị thì mới hay Nãi Oánh có mang sau một đêm mặn nồng với hôn phu Uông Ân Giáp. Sau khi sinh rồi ruồng bỏ con, Nãi Oánh lâm cảnh cùng quẫn, bắt đầu viết bài đăng báo để có tiền tiêu. Do tình cờ đọc bài của cô trên Quốc tế hiệp báo, tác gia trẻ Tiêu Quân đem lòng si mê, hai người làm quen và bắt đầu lao vào nhau trong cơn yêu cuồng dại. Lợi dụng một trận lụt, Tiêu Quân đưa Nãi Oánh trốn đến một công xưởng cũ để thoát món nợ tiền trọ quá lớn. Được một thời gian thì chiến sự lan tới Bắc Bình, đôi tình nhân lại đáp hỏa xa đi Thanh Đảo lánh nạn.
- Thanh Đảo: Trương Nãi Oánh bắt đầu dùng bút danh Tiêu Hồng. Tiêu Hồng và Tiêu Quân hăng say gửi bài cho Thanh Đảo thần báo, nhưng nhuận bút quá thấp vì ngân quỹ tòa soạn đã eo hẹp mà tỉ lệ công chúng đón đọc cũng chẳng cao. Cả hai quẫn quá mới liều gửi bản thảo kèm một bức thư cho văn hào Lỗ Tấn hiện ở Thượng Hải. Ông hồi âm, khuyên họ nên tới Thượng Hải vì đây mới xứng là đất phát triển sự nghiệp văn chương.
- Thượng Hải: Tới cảng thị phồn hoa, Tiêu Hồng và Tiêu Quân được đích thân Lỗ Tấn tiên sinh cùng phu nhân Hứa Quảng Bình mời tới nhà chơi vài lần, được văn hào hết lòng nâng đỡ. Sự nghiệp của cả hai đạt tới đỉnh vinh quang, nhưng mối quan hệ dần rạn nứt, tới mức đôi ba bận Tiêu Hồng bị Tiêu Quân thẳng tay đánh đập tàn nhẫn. Mặc dù rất quyến luyến Thượng Hải, nhưng vâng lời Lỗ Tấn tiên sinh, Tiêu Hồng tạm sang Đông Kinh một thời gian để tránh Tiêu Quân. Tại Nhật Bản, cô được tin Lỗ Tấn tiên sinh tạ thế. Năm 1937, Tiêu Hồng trở lại Thượng Hải thì thành phố vướng phải chiến tranh Hoa-Nhật, cô theo chân các bạn văn tìm đường đi Vũ Hán trong lúc bụng mang dạ chửa, suýt thì trụy thai vì một cái vấp ngã ở bến thuyền.
- Vũ Hán: Tại Vũ Hán, các tác gia sinh trưởng từ miền Đông Bắc quyết tâm nén lại mọi mâu thuẫn để lập nên Đông Bắc tác gia quần hòng chen chân vào phong trào văn học cánh tả đang rất mãnh liệt. Tiêu Hồng và Tiêu Quân nối lại tình cảm. Khi chiến sự lan rộng, hai người dắt nhau tới Thiểm Tây gia nhập hàng ngũ tác gia kháng chiến.
- Thiểm Tây: Một hôm, căn nhà nhỏ của Tiêu Hồng và Tiêu Quân được đón tiếp Đoan Mộc Hống Lương, cũng là thành viên Đông Bắc tác gia quần nhưng khó khăn lắm mới chạy được tới chiến khu. Vì gian buồng ẩm thấp chật chội, cả ba phải ngủ chung giường. Khi Quốc-Cộng hợp tác, các thành viên Tả dực tác gia liên minh buộc phải cân nhắc thái độ giữa hai phe. Nhiều bạn văn thân thiết lần lượt lên hỏa xa đi Diên An theo Trung Cộng. Tiêu Quân đã phai nhạt tình cảm với Tiêu Hồng, liền nhảy tàu theo Đinh Linh lên Diên An, trong khi Đoan Mộc Hống Lương chần chừ chưa quyết. Tiêu Hồng từ lâu xác định mình không theo chính đảng nào, mất Tiêu Quân, cô đành bám vào Đoan Mộc Hống Lương. Hai người đáp hỏa xa đi Hồng Kông với tương lai vô định đang chờ phía trước.
- Hồng Kông: Tiêu Hồng vừa sinh con xong lại đem cho như lần trước. Ít lâu sau, cô thành thân với Đoan Mộc Hống Lương trong một hôn lễ vội vã. Trong thời gian quân Nhật tấn công Hồng Kông, Tiêu Hồng trở bệnh nên phải vào nhà thương điều trị lâu dài, nhưng do thể trạng đã chuyển biến phức tạp cùng nhân lực và thuốc men của bệnh xá không đáp ứng kịp thời, cô sớm lâm chung. Bên giường bệnh chỉ còn mỗi bạn văn Lạc Tân Cơ, trong khi Đoan Mộc Hống Lương đã cao chạy xa bay. Trong những ngày ít ỏi còn hơi tàn, Tiêu Hồng nhớ lại những năm tháng ấu thơ êm đềm ở Hô Lan để sáng tác nên Hô Lan hà truyện mà về sau là tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp của cô.
Kĩ thuật[sửa | sửa mã nguồn]
Phim được thực hiện chủ yếu tại Cáp Nhĩ Tân, Vũ Hán, Thượng Hải, Sơn Tây, Bắc Kinh, Thanh Đảo từ ngày 12 tháng 12 năm 2012 đến tháng 05 năm 2013[3].
Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]
- Tuyển lựa: Jie Cheng, Yoko Sha Liu
- Phục trang: Lim Chung Man
- Hòa âm: Shu-Yu Chen, Yu-Chieh Chen, Lien-Chen Chiang, Yi-Ching Du, Li Chi Kuo, Agnes Liu, Ning Tseng, Duu-Chih Tu, Tse Kang Tu, Shu-yao Wu
Diễn xuất[sửa | sửa mã nguồn]
Hậu trường[sửa | sửa mã nguồn]
Bộ phim được chọn trình chiếu tại Liên hoan phim Venezia[4] LXXI và Liên hoan phim quốc tế Toronto[5] 2014, đồng thời được đại diện Hồng Kông đi tranh giải Oscar phim ngoại ngữ xuất sắc nhất[6].
Nữ đạo diễn Hứa An Hoa được trao thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất tại đồng thời Liên hoan phim Kim Mã và Giải Điện ảnh Á châu. Tại Giải Điện ảnh Kim Tượng XXXIV, phim được thưởng 3 hạng mục Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất và Nhiếp ảnh xuất sắc nhất[7].
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Trailer Hán-Việt
- ^ 上海黃金時代——“遠東第一樂府”百樂門
- ^ 許鞍華新片開機 湯唯現身
- ^ “许鞍华任威尼斯地平线主席 《黄金》成闭幕片”. 网易娱乐. ngày 19 tháng 6 năm 2014.
- ^ “多伦多影展公布片单 《黄金》《我就是我》入围”. m1905电影网. ngày 31 tháng 7 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2014.
- ^ “《黄金时代》将角逐奥斯卡 汤唯:期待能沾光”. 网易娱乐. ngày 25 tháng 9 năm 2014.
- ^ Hoàng kim thời đại thắng lớn giải Kim Tượng
- Hoàng kim thời đại trên Internet Movie Database
- Hoàng kim thời đại tại Rotten Tomatoes
- Hoàng kim thời đại tại Metacritic
- Thông tin Bách Khoa Bách Độ
- Thông tin NetFlix[liên kết hỏng]
- 紀錄片《她認出了風暴》