Thanh An (sinh 1922)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ ưu tú
Thanh An
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Thanh An
Ngày sinh
1922
Nơi sinh
Thanh Miện, Hải Dương
Mất2004 (81–82 tuổi)
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên sân khấu
Khen thưởngHuân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhì
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (1988)

Thanh An (1922 – 2004) là một nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, nguyên Phó trưởng đoàn cải lương Hà Nam Ninh. Ông được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1988.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Thanh An tên đầy đủ là Nguyễn Thanh An, sinh năm 1922 tại Tiến Động, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương trong một gia đình của truyền thống hoạt động nghệ thuật.[1] Ông bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ sớm, đến năm 18 tuổi đã đóng nhiều vai khó như Triệu Tử Long, Lã Bố trong các vở tuồng, Thiện sĩ trong vở chèo Thị Kính. Ông là Hội viên Hội Văn hóa nghệ thuật tỉnh Nam Định từ năm 1977 và hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. Không chỉ là một diễn viên, ông còn từng đạo diễn vở kịch sân khấu "Tiếng hát nghệ sĩ" từ kịch bản của Ngô Cương cho đoàn cải lương Hà Nam Ninh.[2] Ông về hưu với chức vụ Phó trưởng đoàn cải lương Hà Nam Ninh từ năm 1984 nhưng vẫn tiếp tục công việc giảng dạy tại Trường Nghệ thuật Nam Hà cho đến năm 1998.[3]

Thành tựu[sửa | sửa mã nguồn]

Huân chương[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Lễ trao giải Vai diễn Kết quả Nguồn
1962 Hội diễn toàn miền Bắc Dương Diên Nghệ Huy chương bạc
1970 Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp Trần Bình Trọng Huy chương vàng
1981 Tiếng hát hay Loại A [4]
1985 Hội diễn toàn quốc Già Làng Huy chương vàng

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nguyễn Quang Ngọc (2003). Địa chí Nam Định. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. tr. 727. OCLC 56834566.
  2. ^ Trương Bỉnh Tòng (1997). Nghệ thuật cải lương: những trang sử. Viện sân khấu. tr. 242.
  3. ^ “Bộ môn Sân khấu”. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Định. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ Tạp chí Văn học. 6. Viện văn học, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam. 1981. tr. 149. OCLC 51300345.