Thiên Vương (quân chủ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dấu ấn lịch sử tại Dinh tổng thống Nam Kinh nhắc đến chữ "Thiên Vương" trong lời tựa (tiếng Trung: 天王府遗址; nghĩa đen: "Thiên Vương phủ di chỉ")

Thiên vương (tiếng Trung: 天王; bính âm: Tiān Wáng; Wade–Giles: Tien1-wang2) là tước hiêu của Trung Quốc dành cho các vị thần và nhà lãnh đạo thần thánh trong suốt lịch sử, cũng như một dạng thay thế của thuật ngữ Thiên tử, ám chỉ đến hoàng đế [1]. Thuật ngữ này gần đây nhất dược dùng để làm tước hiệu của vua Thái Bình Thiên quốc, nhưng cũng được sử dụng trong bối cảnh tôn giáo (đặc biệt là Phật giáo).

Trong lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Xuân Thu[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời Xuân Thu, thuật ngữ Thiên vương ở một mức độ nào đó được dùng để chỉ các vị vua của các quốc gia Trung Quốc khác nhau vào thời đó. Trên trang thứ hai của dòng viết đầu tiên của kinh Xuân Thu, thuật ngữ Thiên vương' được sử dụng đề mô tả về việc vua nước Lổ đã giúp chi trả chi phí tang lễ cho con trai của một công tước đã chết như thế nào:

秋,七月,天王使宰咺來歸惠公仲子之賵。

Vào mùa thu, trong tháng thứ 7, Thiên vương đã rơi lệ và ban cho một khoản đóng góp vào chi phí đám tang của con trai Chung công.

—Dòng 7, Quyển 1 của kinh Xuân Thu[2]

Việc sử dụng từ Thiên vương trong văn bản này tương tự như thuật ngữ Thiên tử. Việc sử dụng thuật ngữ này phản ánh ý tưởng rằng vua nước Lỗ không trực tiếp nắm quyền theo ý muốn của trời (như cách Hồng Tú Toàn sử dụng thuật ngữ này), mà thay vào đó, vua nước Lỗ có thiên tướng nhờ sự tôn trọng các lực lượng thần thánh [3].

Thời Ngũ Hồ thập lục quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc, thuật ngữ Thiên vương thường được dùng để chỉ người đứng đầu của các nhà nước ở Trung Quốc vào thời này. Một số ví dụ đáng chú ý về các vị vua sử dụng thuật ngữ này bao gồm:

Thời Nam Bắc triều[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà Nam Tống[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thời Nam Tống, danh hiệu Thiên vương được sử dụng bởi Dương Ma (giản thể: 杨幺; phồn thể: 楊幺; bính âm: Yáng Yāo), một thủ lĩnh nổi dậy chống lại chính quyền nhà Tống ở Hồ Nam. Sự nghiệp của Dương Ma với tư cách là một nhà lãnh đạo chống lại triều đình bắt đầu trong cuộc nổi dậy của Triệu Hướng vào năm 1130, khi ông phục vụ như một người lính nông dân dưới sự lãnh đạo của Triệu Hướng. Dương Ma đã giúp chiếm khu vực hồ Động Đình ở tỉnh Hồ Nam ngày nay cùng với khoảng 80.000 binh sĩ khác trước khi quân Tống đến. Sau bốn cuộc tấn công liên tiếp của nhà Tống chống lại các lực lượng khởi nghĩa vào năm 1132, Dương Ma được bổ nhiệm làm thủ lĩnh của quân nổi dậy trong khi cựu lãnh đạo Triệu Hướng vẫn giữ quyền lực với một vai trò nhỏ hơn. Là thủ lĩnh của quân nổi dậy, Dương Ma tự xưng là "Đại Thánh Thiên vương" (giản thể: 大圣天王; phồn thể: 大聖天王; bính âm: dàshèng tiānwáng), Tuy nhiên, nhiệm kỳ của Dương Ma với tư cách là Đại Thánh Thiên vương rất ngắn ngủi, chỉ kéo dài ba năm. Sau cuộc tấn công lần thứ bảy của nhà Tống vào năm 1135, hệ thống phòng thủ của quân nổi dậy xung quanh hồ Động Đình đã bị phá vỡ, dẫn đến sự hủy diệt "vương quốc" của Dương Ma và cái chết của chính ông [12].

Hồng Tú Toàn, Thiên vương đầu tiên của Thái Bình Thiên quốc

Thái bình Thiên quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Lần sử dụng gần đây nhất trong lịch sử, cũng như được biết đến nhiều nhất trong việc sử dụng danh hiệu Thiên vương là từ thời cai trị của Hồng Tú Toàn trong thời Thái Bình Thiên Quốc. Không giống như những nhà lãnh đạo trước như trong thời Ngũ Hồ thập lục quốc, lý do đằng sau việc tự xưng là "vua trời" là khá khác nhau. Nguồn gốc của Thái Bình Thiên Quốc bắt nguồn sâu xa từ chủ nghĩa bán dân tộc và lòng nhiệt thành tôn giáo, bằng việc Hồng Tú Toàn nói rằng ông đã nhận lệnh trực tiếp từ Chúa trời để trở thành vua. Lý do đằng sau việc trở thành vua này đã dẫn đến việc Hồng Tú Toàn tin rằng ông đã được chỉ định để trở thành thiên vương, tức là một vị vua được thiên đàng trực tiếp bổ nhiệm bên trong một thiên quốc [13].

Mặc dù danh hiệu Thiên vương trong phạm vi Thái bình Thiên quốc được truyền lại cho con trai của Hồng Tú Toàn là Hồng Thiên Quý Phúc sau khi ông qua đời; Hồng Thiên Quý Phúc bị xử tử ngay sau khi trở thành vua khi còn là một thiếu niên, đánh dấu chấm dứt việc sử dụng tước hiệu trong phạm vi của Thái Bình Thiên quốc [14].

Dùng trong tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ Thiên vương còn được sử dụng cho tới ngày nay trong phạm vi hạn chế của Phật giáo Trung Quốc, với ý nghĩa tôn giáo nhiều hơn so với hầu hết việc sử dụng của nó như một tước hiệu. Một ví dụ về việc sử dụng khái nghiệm này là Tứ đại thiên vương. Tứ đại thiên vương là bốn vị thần Phật giáo, mỗi vị đại diện cho một phương hướng. Bốn vị này là Đa Văn thiên vương (tiếng Trung: 多闻天王; bính âm: Duōwén Tiānwáng), Tăng Trưởng thiên vương (tiếng Trung: 增長天王; bính âm: Zēngcháng Tiānwáng), Trì Quốc thiên vương (tiếng Trung: 持国天王; bính âm: Chíguó Tiānwáng) và Quảng Mục thiên vương (tiếng Trung: 广目天王; bính âm: Guǎngmù Tiānwáng) [15].

Guardian of the North, Vaiśravaṇa
Guardian of the North, Vaiśravaṇa
Thần trấn phương Bắc, Đa Văn thiên vương Thần trấn phương Đông, Trì Quốc thiên vương Thần trấn phương Nam, Tăng Trưởng thiên vương Thần trấn phương Tây, Quảng Mục thiên vương

Ở các nước khác[sửa | sửa mã nguồn]

Bên ngoài Trung Quốc, thuật ngữ Thiên vương đôi khi được sử dụng như một tước hiệu để chỉ một vị vua cai trị hoặc một thực thể thần thánh. Hai quốc gia đã làm điều này bao gồm Triều TiênViệt Nam, cả hai đều nằm trong vùng ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc, đặc biệt là về mặt lịch sử. Ở Triều Tiên, thuật ngữ này được dùng làm tước hiệu cho Hoàn Hùng, người sáng lập huyền thoại của Cổ Triều Tiên [16], trong khi ở Việt Nam, thuật ngữ này được dùng để chỉ anh hùng dân gian Thánh Gióng [17].

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “天王” [Heavenly King]. Online Complete Xinhua Dictionary. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2019.
  2. ^ “隱公元年” [First Year of Yin Gong]. (in Middle Chinese). Spring and Autumn Annals. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2019.
  3. ^ Confucius (1872) [5th century BC]. The Ch'un Ts'ew. Legge, James biên dịch.
  4. ^ Liu, Bingguang (16 tháng 9 năm 2009). “匈奴人刘渊为何自称汉皇帝?” [Why did the Xiongnu Liu Yuan claim to be the Han emperor?]. Sina Blog (bằng tiếng Trung).
  5. ^ Fang, Xuanling. “晋书”. Wikisource. (in Middle Chinese). Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2019.
  6. ^ Tư trị thông giám, vol. 99.
  7. ^ Grousset, Rene (1970). The Empire of the Steppes. Rutgers University Press. tr. 59. ISBN 0-8135-1304-9.
  8. ^ Tư trị thông giám, vol. 111.
  9. ^ Tư trị thông giám, vol. 117.
  10. ^ Tư trị thông giám, vol. 105.
  11. ^ Tư trị thông giám, vol. 115.
  12. ^ Cheng, Wanjun (2017). 长进:中外史上的30条血训 [Progress: 30 Bloody Tales in Historical Sino-Foreign Relations] (bằng tiếng Trung). Beijing, China: Tsinghua University Press. tr. 145–147. ISBN 9787302461807.
  13. ^ Feuerwerker, Albert (1975). Rebellion in Nineteenth-Century China. University of Michigan. tr. 20.
  14. ^ “洪秀全的儿子洪天贵福,在被清军抓捕之后表现如何?” [How did Hong Xiufu’s son, Hong Tiangui Fu, perform after being arrested by the Qing army?]. Sohu (bằng tiếng Trung). 27 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2019.
  15. ^ Schumacher, Mark. "Shitenno - Four Heavenly Kings (Deva) of Buddhism, Guarding Four Cardinal Directions". Digital Dictionary of Buddhism in Japan.
  16. ^ “환웅(桓雄)” [Hwanung (桓雄)]. Encyclopedia of Korean Culture (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2019.
  17. ^ Đinh, Hồng Hải. “BIỂU TƯỢNG THÁNH GIÓNG: TỪ HUYỀN THOẠI ĐẾN LỊCH SỬ THÀNH VĂN” [The Symbol of St. Giong: From Myth to Historical Text in Vietnam]. Academia. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2019.