Thung lũng Ma Thiên Lãnh
Thung lũng Ma Thiên Lãnh là một thung lũng tại Tây Ninh nằm trong quần thể núi Bà Đen, là nơi tiếp giáp giữa ba ngọn núi là núi Heo (núi Đất), núi Phụng và núi Bà Đen thuộc địa phận xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh.[1] Nhiều tờ báo của Việt Nam đã ví von nơi này như "Đà Lạt của Đông Nam Bộ" vì không khí trong lành, mát mẻ.[2][3][4] Ma Thiên Lãnh nằm cách thành phố Tây Ninh khoảng 10 km về hướng Đông - Bắc.[5] Đây cũng là địa điểm đã thực hiện ghi hình cho bộ phim Con ma nhà họ Vương.[6]
Tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Theo nhiều người dân địa phương, tên gọi Ma Thiên Lãnh bắt nguồn từ câu chuyện thuở xưa khi tướng Tiết Nhân Quý vâng lệnh vua Đường Cao Tông của Trung Quốc tiến đánh Cao Câu Ly (Hàn Quốc và Triều Tiên ngày nay). Cuộc viễn chinh này đã gặp khó khi vô số quân binh phải bỏ mạng tại ngọn núi hiểm trở có tên Ma Thiên Lãnh.[7][8] Chính vì vậy, cái tên đó đã được gán cho vùng đất hiểm trở này tại Tây Ninh.
Đặc điểm
[sửa | sửa mã nguồn]Thung lũng Ma Thiên Lãnh nằm ở độ cao trên 50 m, giữa lưng chừng núi Phụng. Tại đây còn sở hữu những quần thể địa danh kiến tạo khác như hang Ông Hổ, suối Vàng và đặc biệt là hồ Mây Núi. Hồ Mây Núi thực chất là một hồ nước nhân tạo được hình thành từ những hầm do khai thác đá mà ra.[5]
Du lịch
[sửa | sửa mã nguồn]Theo quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh phê duyệt, khu du lịch quốc gia núi Bà Đen sẽ được phân chia thành 8 phân khu trong đó Ma Thiên Lãnh sẽ trở thành tổ hợp du lịch vui chơi, giải trí, công viên nước, nghỉ dưỡng và là khu chức năng quan trọng của khu du lịch quốc gia núi Bà Đen. Ngoài ra sẽ xây dựng một đập nước nhằm tạo hồ nước nhân tạo tại đây.[1] Ngoài ra còn có khu lưu trú, nghỉ dưỡng sinh thái, sân goft và các dịch vụ liên quan.[3]
Sự cố
[sửa | sửa mã nguồn]20 sinh viên bị lạc
[sửa | sửa mã nguồn]Vào tối ngày 11 tháng 1 năm 2015, Công an tỉnh Tây Ninh nhận được tin báo có một nhóm thanh thiếu niên mất tích khi leo núi, đến tối vẫn chưa thấy họ xuống bao gồm 20 người với 9 nữ và 11 nam. Người dân địa phương cũng nhận được điện thoại từ các người ở dưới chân núi, nhờ tìm kiếm những người bị lạc.[9][10]
Đến trưa 12 tháng 1, khi đến khu vực Hai Gạo trên sườn núi Bà Đen, cách chân núi một quãng đường đi bộ thì lực lượng cứu hộ tiếp cận được nhóm sinh viên, nhiều thành viên trong nhóm có dấu hiệu đuối sức.[9][11]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Giang Phương (7 tháng 12 năm 2017). “Ma Thiên Lãnh đầy kỳ thú khiến ai cũng bất ngờ”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2022.
- ^ Giang Phương (6 tháng 12 năm 2017). “Kỳ thú Ma Thiên Lãnh - Đà Lạt của Đông Nam Bộ”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2022.
- ^ a b Nguyễn Tấn Hùng (22 tháng 12 năm 2018). “Kỳ ảo Ma Thiên Lãnh”. Báo Tây Ninh. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2022.
- ^ Thanh Thùy (25 tháng 9 năm 2019). “Hồ đá Ma Thiên Lãnh và những điểm check-in không thể bỏ qua ở Tây Ninh”. ZingNews. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2022.
- ^ a b Ðào Thái Sơn (14 tháng 11 năm 2020). “Ma Thiên Lãnh-một vùng sơn thanh thuỷ tú”. Báo Tây Ninh. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2022.
- ^ Cát Khuê (24 tháng 10 năm 2015). “Con ma nhà họ Vương: Kinh dị vừa vừa, đậm đà... đồng tính”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2023.
- ^ “Núi Ma Thiên Lãnh, liêu trai và kỳ bí...”. Báo Một thế giới. 11 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2022.
- ^ “Kỳ bí Ma Thiên Lãnh”. Báo Công an Nhân dân. 2 tháng 1 năm 2015.
- ^ a b “Thung lũng Ma Thiên Lãnh -(Bài 3): Giai thoại dưới chân núi Bà Đen”. Báo Pháp luật. 20 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2022.
- ^ Thu Đông (12 tháng 1 năm 2015). “Trắng đêm tìm 20 sinh viên lạc trên núi Bà Đen”. VnExpress. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2022.
- ^ Phan Trai Uc (16 tháng 1 năm 2015). “Chuyện 20 sinh viên đi lạc núi Bà Đen: 'Điều đáng suy ngẫm'”. ZingNews. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2022.