Thành viên:NguoiDungKhongDinhDanh/Một nghiên cứu trường hợp về Katiewithlove

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận, hay nói cách khác, đòi hỏi số nhiều thành viên có chung ý kiến với nhau. Những bài viết về chủ thể không đủ nổi bật sẽ bị gắn biển, rồi được định đoạt số phận thông qua Biểu quyết xoá bài. Một số thành viên, vì những lý do nào đó mà muốn giữ lại chúng, sử dụng tài khoản con rối để tạo đồng thuận giả hoặc né tránh các quy định khác của Wikipedia. Dĩ nhiên, Wikipedia cũng có cơ chế bảo vệ riêng: trao quyền kiểm định IP và thiết bị cho những người dùng trên 18 tuổi, sẵn sàng công khai danh tính, nhiều kinh nghiệm, có kiến thức và đủ hiểu biết - kiểm định viên. Họ có quyền và nghĩa vụ kiểm định tài khoản nếu được yêu cầu, nhưng chỉ khi người cáo buộc có đủ bằng chứng và lý do hợp lý.
Trong số đó, có một tay rối chơi trò âm dương nghịch đảo tên là Katiewithlove. Người dùng này tạo tài khoản đầu tiên vào ngày 6 tháng 5 năm 2021, tự nhận "muốn chia sẻ ý kiến cá nhân về lòng tự hào dân tộc trong Toán học" nên mới "đăng ký thành viên trên Wiki sau hơn 4 năm làm "quan sát viên"" khi thảo luận về Bài toán con rắn. Trong khoảng một tuần trước khi Bài toán con rắnBài toán Trần Phương bị đem ra biểu quyết xoá, Katie thực hiện khoảng 230 lần sửa đổi trên hai bài này, đồng thời tải lên Commons hơn 20 tập tin tự sáng tạo. Hai ngày sau khi tài khoản Katiewithlove được tự động khởi tạo từ tài khoản gốc ở Wikipedia tiếng Anh, tài khoản TranPhuongMath xuất hiện.

Biến kiểm

Katie lần đầu thảo luận ở Thảo luận:Bài toán con rắn (đại ý: Google trả 6.550.000 và 3.100.000 kết quả với các từ khoá Bài toán con rắnVietnamese snake puzzle, đề nghị cùng nhau xây dựng lan toả niềm tự hào toán học của Việt Nam) và Thảo luận:Bài toán Trần Phương (đại ý: chủ thể có yếu tố lịch sử, có nội dung đặc sắc, được VnExpress và The Guardian nhắc lại nhiều lần trong nhiều bài báo). Sau đó, trên trang thảo luận chung, Katie tiếp tục biện luận khá dài với NguoiDungKhongDinhDanhNguyentrongphu:

Trích từ Wikipedia:Thảo luận#Xin ý kiến xoá các bài không nổi bật

NhacNy2412, Nguyentrongphu, SicMundusCreatusEst, Nguyenmy2302 Chào các bạn! Mình xin đưa ý kiến cá nhân của mình về các bài Bài toán Trần Phương, Bài toán con rắnBài toán xếp quân Tốt trên bàn cờ Vua, không nên và không đáng bị xóa vì:

1. Các bài Toán này có tính độc đáo vượt ngoài khuôn khổ sách giáo khoa, sách tham khảo vượt qua giới hạn về tuổi tác, về trình độ học vấn và có tính chất không biên giới vượt qua cả ranh giới/quốc gia.

2. Bài toán Trần Phương ra đời trong trận chung kết Gameshow “Bảy sắc cầu vồng” năm 1998 trên VTV3. (Ngay năm sau 1999 ra đời Gameshow “Đường lên đỉnh Olympia). Đây là một trong những bài toán sơ cấp thú vị nhất khi nó chứa đựng hai đại lượng đối lập nhau: vô cùng bé và vô cùng lớn cùng nằm trong một tam giác. Bài toán đặc biệt ngay từ xuất xứ sáng tạo ra bài toán – là một tia nắng xuyên qua khe cửa sổ. Độ rộng tia nắng vô cùng bé nhưng diện tích của dải tia nắng là vô cùng lớn vì khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời là vô cùng lớn. Hơn 20 năm sau, tác giả bài Toán là thầy giáo Trần Phương mới gửi cho báo The Guardian và ngay lập tức nó đã được đón nhận và trở thành một trong các bài Toán “hot” nhất trên The Guardian với hơn 100.000 view ngay sau vài giờ đăng.

3. Trong vòng 20 năm gần đây, chúng ta cũng rất khó có thể tìm được một bài Toán sơ cấp nào có sức ảnh hưởng truyền thông mạnh mẽ như Bài toán con rắn. Bài toán này được hơn 30 website trên Thế giới đã đưa tin (trong đó có The Guardian của UK và VnExpress của Việt Nam). Về mặt tổ hợp, bài toán điền số này chỉ có 05 đáp án gốc (không tính các hoán vị hai số: (a + b) = (b + a) hay (a x b) = (b x a) trong tổng số 362.880 khả năng có thể xảy ra. Chính vì lý do cơ bản này cộng với xuất xứ bài Toán từ một cuốn sách tham khảo Toán lớp 3 của NXB ĐH Sư phạm mà VnExpress đã đặt tên “Bài toán lớp 3 làm khó cả Tiến sĩ”

4. Tiếp đến là Bài toán xếp quân Tốt trên bàn cờ Vua: Toán tổ hợp là phân môn Toán học đòi hỏi sự thông minh và sáng tạo nhất trong các dạng Toán phổ thông. Đây cũng là dạng bài Toán khó nhất trong các kỳ thi Toán Quốc tế. Tất cả các quốc gia trên Thế giới khi dậy Toán tổ hợp đều phải dậy cho học sinh hai quy tắc cơ bản của nguyên lý đếm. Đó là quy tắc cộng & quy tắc nhân với ý nghĩa triết lý: Quy tắc Cộng là phân loại đầu vào, còn Quy tắc Nhân là thống kê chi tiết khi đếm các sự vật/hiện tượng cấu thành bởi phép nhân. Bài toán xếp quân Tốt trên bàn cờ Vua thoạt tiên trông tưởng chừng rất đơn giản nhưng ẩn chứa một vẻ đẹp huyền bí đến từ cách tiếp cận để tìm lời giải chinh phục bài Toán. Mặc dù toàn bộ lời giải chỉ là một phép tính nhân liên tiếp của các con số 2, nhưng để nghĩ ra điều này thì nhiều người có học hàm học vị về Toán học cũng phải “bó tay”. Bài toán này cũng được Chủ tịch Hội đồng chấm thi IMSO 2018 người Trung Quốc là một Tiến sỹ Toán học của ĐH Havard và hai lần đạt HCV IMO đã đánh giá là một bài Toán khó và hay nhất của kỳ thi khi chỉ có 02 học sinh của Việt Nam làm được và chỉ có 1 người được điểm tối đa. Phương pháp giải bài toán này có thể đặt tên là “chia để trị” làm tư tưởng cho việc phân loại các trường hợp khác nhau trong Toán tổ hợp

5. Hiện nay, theo tôi hiểu thì Wikipedia ưu tiên các bài Toán được trích dẫn từ các nguồn như: sách giáo khoa, sách học thuật, tạp chí chuyên ngành… Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ 4.0, khi mà xu hướng giảng dạy trực tuyến lên ngôi thì các tài liệu trên các trang web nổi tiếng như The Guardian của UK và VnExpress của Việt Nam… có một giá trị rất lớn trong việc định hình cảm xúc với Toán học – môn học nền tảng phát triển tư duy logic. Các bài toán được xuất hiện trên các website này phải qua tuyển lựa rất cẩn trọng từ hàng nghìn bài toán của nhiều nước trên Thế giới. Đây chính là “tinh dầu hoa hồng” để tạo cảm hứng cho trẻ em và nhiều tầng lớp xã hội yêu thích môn Toán trong một kỷ nguyên hội nhập toàn cầu.

6. Năm 1995, bà Tôn Nữ Thị Ninh là Phó Chủ tịch Uỷ ban Hoà Bình Việt Nam, khi đọc say sưa nhiều lần cuốn “Người Trung Quốc xấu xí” và thấy như tác giả nói về người Việt Nam nói chung và chính bà nói riêng. Sau đó bà đã đặt mục tiêu tự viết hoặc đặt hàng bằng được cuốn “Người Việt Nam xấu xí” để tỉnh ngộ chính mình nhưng mãi lỡ hẹn với điều đó. (xem thêm link: http://vieclam.laodong.com.vn/xa-hoi/tu-hao-la-nguoi-viet-nam-296852.bld). Ý tưởng chung là cảnh tỉnh người Việt Nam thay đổi tư duy nhận thức để khắc phục những điểm “xấu xí” nhỏ nhen, đố kỵ, ngăn cản, triệt hạ cơ hội thăng tiến của chính những người đồng nghiệp, đồng đội và đồng bào của mình.

Thiết nghĩ bạn Maiduyduy cũng đã mất khá nhiều công sức để tổng hợp và đưa lên Wikipedia cho đông đảo bạn đọc được biết đến nội dung các bài Toán đặc sắc. 03/04 bài Toán này chính là các bài Toán của Việt Nam xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc với sự đón nhận trang trọng trên các website uy tín nhất hiện nay là The Guardian của UK và VnExpress của Việt Nam). Wikipedia là một Thế giới mở để mọi người cùng chung tay góp sức xây dựng một “ngôi nhà tri thức toàn cầu”. Trong quá trình xây dựng ngôi nhà chung này, khó tránh khỏi những ý kiến bất đồng, thậm chí là dị biệt khác thường. Tuy nhiên, chúng ta hãy bỏ qua những chi tiết vụn vặt (đôi lúc có những ứng xử làm tổn thương đến cá nhân) để nhìn nhận giá trị đích thực của người Việt Nam được Thế giới ghi nhận. Trân trọng! Katiewithlove (thảo luận) 12:42, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)

Còn rất nhiều bài toán độc đáo vượt ngoài khuôn khổ sách giáo khoa, sách tham khảo và vượt qua giới hạn vân vân (và khó hơn những bài trên gấp 100 lần). Ví dụ: Định lý lớn Fermat (mất hơn 300 năm mới giải được), giả thuyết Kepler, giả thuyết Riemann (hiện tại chưa ai chứng minh được; ai chứng minh được ôm liền 1 triệu đô, cỡ 23 tỷ VND), sphere eversion và vô vàn bài toán đủ nổi bật khác tồn tại trên Wikipedia. Chúng đủ nổi bật vì chúng có ảnh hưởng thực sự tới cộng đồng toán học (bao gồm các nhà toán học, không tính học sinh và sinh viên) và có rất nhiều nguồn uy tín đề cập tới. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:44, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)
@Katiewithlove
Tôi xin phép được tóm tắt lại các luận điểm của bạn. Nếu tôi sai, mong bạn sửa lại giúp.
Bạn cho rằng các bài viết về chủ thể là các bài toán của Việt Nam không nên bị xoá vì 6 lý do chính:
  • Chúng có tính độc đáo, không bị giới hạn về nhiều mặt.
  • Bài toán Trần Phương có xuất xứ thú vị, là một trong các bài Toán “hot” nhất trên The Guardian (vì có nhiều lượt xem).
  • Bài toán con rắn là toán sơ cấp nhưng có ảnh hưởng truyền thông mạnh mẽ và chỉ có 5 trên 362880 tổ hợp là đáp án đúng.
  • Bài toán xếp quân Tốt trên bàn cờ Vua thuộc dạng toán tổ hợp, phân môn Toán học đòi hỏi sự thông minh và sáng tạo nhất trong các dạng Toán phổ thônglà dạng bài Toán khó nhất trong các kỳ thi Quốc tế, được đánh giá cao và làm khó nhiều chuyên gia, có ý nghĩa triết lý sâu sắc.
  • Giá trị của các nguồn thông tín báo chí lớn dần vì xu hướng hiện nay, những bài toán được đưa lên đều phải trải qua tuyển chọn.
  • Nhằm cảnh tỉnh người Việt Nam thay đổi tư duy nhận thức.
và một lý do phụ: Chúng xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc.
Dựa trên các quy định hiện hành của Wikipedia tiếng Việt, tôi phản biện như sau:
  • Nếu chỉ độc đáo và không bị giới hạn thôi là đủ để tồn tại trên Wikipedia tiếng Việt, có lẽ chúng ta sẽ phải viết hàng vạn bài cho rất rất nhiều bài toán từng xuất hiện trong vô số cuộc thi toán Quốc tế.
  • Trung bình, The Guardian có 35,6 triệu độc giả, và 100.000/35.600.000 cũng chỉ tương đương 0.28% thôi. Ngoài ra, xuất xứ của những bài toán khác cũng có thể thú vị không kém.
  • Tôi chỉ tìm được 6 kết quả với khoá "Vietnamese snake puzzle" và 13 kết quả liên quan (tính cả nguồn yếu) cho khoá Vietnamese snake puzzle. Bạn có thể chứng minh tính chất ảnh hưởng truyền thông mạnh mẽ bằng một số lượng nguồn đa dạng và hàn lâm hơn được không?
  • Nguồn hàn lâm nào nói trực tiếp về ý nghĩa triết lý sâu sắc của bài toán tổ hợp cụ thể này?
  • Thông tin những bài toán được đưa lên đều phải trải qua tuyển chọn bạn lấy từ đâu? Theo quy định của Wikipedia, với các chủ đề hàn lâm, nguồn hàn lâm hoặc mạnh tương tự như hàn lâm sẽ tốt hơn nguồn báo chí. Nếu bạn thấy quy định này có vấn đề, bạn có thể thực hiện đủ 500 lần sửa đổi để đưa việc này ra biểu quyết (mà tôi khá chắc là sẽ chẳng ai đồng ý đâu).
  • Wikipedia là bách khoa toàn thư, chỉ có giá trị cung cấp thông tin và phải đứng trên quan điểm trung lập.
Cuối cùng, Wikipedia tiếng Việt không phải Wikipedia Việt Nam. Dù những bài toán này có là niềm tự hào của Việt Nam hay của ai đi nữa, Wikipedia cũng sẽ không chấp nhận một bài viết chỉ đơn giản bởi vì chủ thể của nó là một niềm tự hào.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 13:58, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)

SicMundusCreatusEst Rất cảm ơn bạn đã quan tâm đóng góp ý kiến cho mình. Là một người có hiểu biết về Toán học, mình xin trả lời về ý kiến của bạn về việc có nhiều bài Toán nổi tiếng trên Thế giới. Vấn đề mà bạn nêu ở trên đều thuộc lĩnh vực Toán cao cấp, trong khi cả 03 bài Toán Bài toán Trần Phương, Bài toán con rắnBài toán xếp quân Tốt trên bàn cờ Vua đều là các bài Toán sơ cấp. Mình cũng hoàn toàn nhất trí với đánh giá mà bạn nêu ra về Toán Cao cấp. Còn rất nhiều bài toán độc đáo vượt ngoài khuôn khổ sách giáo khoa, sách tham khảo và vượt qua giới hạn vân vân (và khó hơn những bài trên gấp 100 lần).

Ví dụ: Định lý lớn Fermat mà bạn trích dẫn sau 300 năm được Andrew Wiles công bố chứng minh vào năm 1993 và hoàn thiện vào năm 1994 (sau gần 9 năm nghiên cứu). Và phải đến, 22 năm sau, ngày 16/03/2016, ông đã nhận được giải thưởng Abel do Viện hàn lâm Khoa học Na Uy trao tặng với trị giá 6 triệu krone (700.000 USD).

Tuy nhiên, tại mục 3 mình có viết rất rõ ràng: “3. Trong vòng 20 năm gần đây, chúng ta cũng rất khó có thể tìm được một bài Toán sơ cấp nào có sức ảnh hưởng truyền thông mạnh mẽ như Bài toán con rắn.”…Rất khó là bởi vì theo tôi trong 20 năm này chỉ có bài toán Sinh Nhật của Cheryl trong đề thi SASMO 2015 của học sinh lớp 6 Singapore có thể so sánh với Bài Toán con rắn của Việt Nam (Tham khảo Link sau đây https://vi.wikipedia.org/wiki/Sinh_nh%E1%BA%ADt_c%E1%BB%A7a_Cheryl)

Cũng cần chú ý đến điểm khác biệt cơ bản giữa Toán cao cấp và sơ cấp là các bài toán cao cấp nổi tiếng mang tính chất hàn lâm lý thuyết với nội dung hàng trăm trang trong khi hầu như các bài toán sơ cấp mang yếu tố kỹ thuật đơn lẻ với chứng minh thường không quá 2 trang giấy.

Cùng chung quan điểm với bạn SicMundusCreatusEst , bạn Người Dùng Không Định Danh cũng đã có nhận xét: “Nếu chỉ độc đáo và không bị giới hạn thôi là đủ để tồn tại trên Wikipedia tiếng Việt, có lẽ chúng ta sẽ phải viết hàng vạn bài cho rất rất nhiều bài toán từng xuất hiện trong vô số cuộc thi toán Quốc tế”.

Trả lời: Cuộc thi Olympic Toán Quốc tế uy tín và lâu năm nhất là IMO bắt đầu diễn ra từ năm 1959. Tính đến ngày 25/09/2020 có 61 lần tổ chức IMO. Mỗi kỳ thi IMO, thí sinh phải giải 06 bài Toán trong 02 ngày, mỗi ngày 4.5 tiếng, tức là có khoảng 366 bài Toán trong 61 lần tổ chức thi IMO. Nếu bỏ qua các cuộc thi Toán có yếu tố Quốc tế mà có rất ít bài toán hay và chỉ xét đến các cuộc thi Olympic Toán danh giá như IMO, ITOT, IMC, IMSO có nhiều bài toán hay hơn thì bạn có quá vội vàng khi viết: “chúng ta sẽ phải viết hàng vạn bài cho rất rất nhiều bài toán từng xuất hiện trong vô số cuộc thi toán Quốc tế” hay không? Bên cạnh đó, các bài thi Toán quốc tế IMO, ITOT đều có yếu tố chuyên biệt với độ khó rất cao mà ít có sự gần gũi với đời sống thực tế. Chính vì đặc điểm này mà các hãng thông tấn, đài truyền hình và các tờ báo xã hội trên Thế giới thường chỉ đưa tin về kết quả kỳ thi mà hầu như rất ít khi đưa nội dung các bài Toán xuất hiện trên các kênh phương tiện này (trừ Vnexpress có chuyên mục giáo dục thường đưa các bài thi quốc tế khối THCS trong đó có các bài của IMC và IMSO)

Trước thế kỷ 20, có rất nhiều các bài Toán sơ cấp, cao cấp gắn liền tên tuổi các nhà Toán học được trích dẫn trong các sách giáo khoa (SGK) như các định lý Euclide, Talet, Pitago, Viet, Gauss, Newton… và gần 50 các nhà Toán học khác được xuất hiên trong các sách tham khảo (ví dụ như cuốn sách Hình học của Tam Giác TG Nguyễn Ban – Hoàng Chúng). Nhưng từ cuối thế kỷ 20 cho đến nay, SGK và các sách toán phổ thông tham khảo đã ổn định khung nội dung nên hoàn toàn không còn đưa tên các nhà Toán học mới nào xuất hiện trong giai đoạn này nữa. Vì thế, rất hy hữu các website xã hội nổi tiếng trên Thế giới lựa chọn một bài toán sơ cấp tiêu biểu và đặt tên cho chúng để giới thiệu rộng rãi cho công chúng trên trang web của mình. Các bạn có thể kiểm nghiệm toàn bộ sách giáo khoa Toán phổ thông và các quốc gia trên Thế giới đều không có một định lý nào, bài toán nào được mang tên một nhà Toán học nào từ cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Việc được các trang mạng Quốc tế đặt tên cho bài toán của Việt Nam như "Vietnamese snake puzzle" là một sự tôn vinh định danh trí tuệ Việt trên bản đồ Quốc tế.

Về thống kê lượng truy cập, bạn có viết: “Trung bình, The Guardian có 35,6 triệu độc giả, và 100.000/35.600.000 cũng chỉ tương đương 0.28% thôi. Ngoài ra, xuất xứ của những bài toán khác cũng có thể thú vị không kém.”

Trả lời: Về thông tin này, mình thực sự không biết "động cơ" là gì khi việc trích dẫn, tóm lược và phản biện này lại thiếu mất thông tin quan trọng nhất là đơn vị thời gian. Nếu đọc kỹ bài viết của mình ghi rõ chỉ thống kê sau vài giờ đăng trong câu văn đầy đủ: “Hơn 20 năm sau, tác giả bài Toán là thầy giáo Trần Phương mới gửi cho báo The Guardian và ngay lập tức nó đã được đón nhận và trở thành một trong các bài Toán “hot” nhất trên The Guardian với hơn 100.000 view ngay sau vài giờ đăng.”

Các nội dung còn lại bạn có thống kê tiếp về nguồn trích dẫn chưa đủ mạnh, tạo định hướng dư luận 03 bài toán của Việt Nam có vẻ chỉ là tự sướng, là niềm tự hào cá nhân. Về điều này, mình có ý kiến như sau: Nếu bạn muốn chứng minh độ nổi bật của Bài toán Trần Phương (và Bài toán con rắn chưa nổi bật như các bài toán khác cùng loại thì nên chăng bạn cần phải trích dẫn thêm một bài toán sơ cấp nào ngoài bài toán Sinh nhật của Cheryl nổi tiếng trong 20 năm gần đây hơn hai bài toán này. Cũng cần chú ý, từ năm 2015, Wikipedia đã đưa Sinh nhật của Cheryl của Singapore có nhiều đặc điểm về Toán học và truyền thông giống với 03 bài toán của Việt Nam. Do đó, quan điểm “tự tẩy chay” 03 bài toán này của Việt Nam dựa vào các tiêu chuẩn kinh điển như SGK, sách tham khảo hay tạp chí trích dẫn dường như cũng đã quên mất chúng ta hiện đang sống trong kỷ nguyên số và uy tín của The Guardian cũng như nhiều trang mạng uy tín khác là một nguồn thông tin cập nhật được kiểm soát có nội dung không thua kém bất cứ một kênh truyền thống nào khác. Chính các trang mạng này cũng đã đưa Sinh nhật của Cheryl xuất hiện trên Wikipedia.

Kết luận: Mặc dù cả 03 bài toán này của Việt Nam đưa trên Wikipedia đều nổi tiếng ở tầm Quốc tế như Sinh nhật của Cheryl nhưng chúng ta vẫn đang tranh luận “bỏ hay không bỏ” với nhiều nhận định khác nhau. Vì thế, thay cho lời kết, mình muốn nhắc đến “khái niệm so sánh trong cuộc sống” được trích dẫn trong lời nói đầu của cuốn sách nổi tiếng: “Những viên kim cương trong Bất đẳng thức Toán học” mà Thầy giáo Trần Phương làm chủ biên được chọn làm quà tặng của nước chủ nhà Việt Nam cho 95 đoàn thi Toán quốc tế IMO lần thứ 48 tổ chức tại Hà Nội năm 2007 (tham khảo link: https://www.youtube.com/watch?v=ror7WOmW_Rc):

“Thế giới vật chất và tinh thần trong vũ trụ luôn vận động và biến đổi không ngừng tạo nên các sự vật, hiện tượng khác nhau. Chúng ta có thể thấy rõ sự khác nhau đó bằng các hình ảnh đối lập: to - nhỏ; rộng - hẹp; dài - ngắn; cao - thấp; nhiều - ít; giàu - nghèo; đẹp - xấu; ... Rộng ra là sự khác biệt của Phật giáo, Hồi giáo và Thiên chúa giáo; sự khác nhau giữa các nền văn hoá Đông – Tây và các tư tưởng triết học chủ đạo trên Thế giới. Cuộc sống của mỗi người liên tục là sự tìm kiếm và khẳng định giá trị bản thân. Mỗi vật có chỗ đứng trong thế giới luôn thay đổi này là nhờ giá trị của nó nhưng người ta thường không nhận ra rằng mọi vật chỉ có thể nhận giá trị trong quan hệ so sánh. Chính quan hệ đó đã tạo ra các bất đẳng thức của cuộc sống. Thực tế là dù câu nói “mọi so sánh đều khập khiễng” có đúng đắn đến mức nào, con người vẫn không thể ngừng đánh giá - so sánh. Một kilogam nhân sâm Hàn Quốc về mặt khối lượng nhỏ hơn 1000 lần so với 1 tấn thóc nhưng nếu xét về mặt trị giá thì lại gấp hơn 10 lần. Một tổng thống và một vận động viên đua xe, ai hơn ai? Bạn sẽ cười mà nói với tôi rằng tổng thống đương nhiên hơn một vận động viên đua xe, nhưng đó chỉ là xét về tầm quan trọng đối với công việc quốc gia. Còn nếu xét về thu nhập hàng năm, 300.000 USD/năm của tổng thống Mỹ Bush chỉ bằng một phần hai trăm lần so với tay đua xe công thức I nổi tiếng thế giới Michael Schumacher với thu nhập khoảng 60.000.000 USD/năm. Vậy là khi so sánh, muốn hay không, người ta cần xác định những nhân tố tham gia vào so sánh, lượng hoá các phẩm chất và quy về một đơn vị.

Hãy bỏ qua những cảm xúc cá nhân với người đưa 03 bài toán Việt Nam lên Wikipedia (vì dù sao Tiến sĩ Maiduyduy cũng đã công khai và chân thành xin lỗi tới người bị xúc phạm) để cùng đặt vị trí 03 bài toán này bên cạnh bài toán Sinh nhật của Cheryl của Singapore để cân nhắc xem xét khách quan nhất có thể và đưa ra quyết định sáng suốt với trách nhiệm xây dựng Wikipedia ngày càng tốt hơn. Với góc nhìn này, mình thật lòng mong muốn được các bạn trong Ban Quản trị tạo điều kiện để mình và cộng đồng có thời gian hoàn thiện hơn về nội dung các bài toán này! Trân trọng cảm ơn! --Katiewithlove (thảo luận) 05:24, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)

Bạn thảo luận dài nhưng lập luận logic lại không có bao nhiêu. Bạn so sánh khập khiểng với bài Sinh nhật của Cheryl. Sinh nhật của Cheryl là một "internet phenonenon". Nó nổi bật vì nó được rất nhiều nguồn nhắc tới (có 1 nguồn hàn lâm nữa) chứ không phải là vì nó có ảnh hưởng tới nền toán học. Các bài của Maiduyduy không phải là "internet phenonenon" và cũng chả có ảnh hưởng gì tới nền toán học. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:39, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)
  1.  Ý kiến Chào các bạn trong ban Quản trị!

Trước tiên, cảm ơn bạn @NguoiDungKhongDinhDanh: đã cho phép tôi được đưa ý kiến của mình. Chắc các bạn cũng có thể thấy, sự cố gắng nỗ lực chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết này sau một tuần gắn biển. Tôi cũng đã đọc, học và thao tác theo các hướng dẫn trên Wikipedia và các hướng dẫn các bạn đã gửi cho cá nhân tôi. Cảm ơn bạn @Băng Toả: và bạn @Lệ Xuân: đã khích lệ và gửi link hướng dẫn tôi. Với thái độ cầu thị và mong muốn có thêm thời gian để hoàn thiện bài toán này tốt nhất có thể, tôi đã tìm cách liên hệ trực tiếp với thầy giáo Trần Phương để hiểu hơn về bài toán, xin đáp án chi tiết của bài toán để cập nhật bài viết một cách đầy đủ và rõ ràng

Về ý kiến của bạn @Nguyenmy2302: ở trên, tôi không hiểu "một bài viết quá chuyên sâu" bạn lại đánh đồng với cực kỳ tệ là như thế nào? Bạn vui lòng nói rõ ý kiến. Riêng việc quy chụp có dấu hiệu mạo nguồn, tôi thực sự không hiểu bạn đang có ý gì? Các link tôi trích dẫn đều lấy trên mạng, có trích dẫn nguồn cụ thể, link bài viết, tên bài viết và tên link rõ ràng?

Tôi viết bài này bằng tất cả tâm huyết và tri thức của tôi và với nhận thức rõ về chân giá trị từ các thông điệp mà hơn trăm website đã thể hiện. Tôi rất đồng cảm với Ban Quản Trị về nội dung của Maiduyduy rất sơ sài, cẩu thả nhất là sau khi đọc đi đọc lại bài viết ban đầu và tham khảo cách thức viết bài trên Wikipedia. Tôi đã cố gắng tìm tòi các bài viết chọn lọc, các bài viết được đánh giá nội dung tốt để học hỏi và để biết cách làm sao truyền tải được hết cái hay của bài viết. Trong suốt mấy ngày nay, tôi đã từng bước cố gắng hoàn thiện bài viết này như đã hứa chỉ với mong muốn bài toán hay này có thể được giữ lại, để nhiều bạn được biết tới nó cũng như cơ hội nó được hoàn thiện bởi nhiều người hơn. Nếu gian dối, cố chấp giữ bài mà không làm gì cả thì há nào tự ngửa cổ lên trời và nhổ nước bọt đâu! Tôi tự tin có thể nói với các bạn rằng, chất lượng bài viết này cũng như độ chuyên sâu của nó đều đến từ sự tỉ mỉ ghi chép và hệ thống một cách bài bản những hiểu biết và chia sẻ của một thầy giáo có tâm với giáo dục và có chuyên môn cứng. Tôi cũng học được rất nhiều trong quá trình hoàn thiện bài viết này. Nếu thực sự phải gỡ bài viết này hay xoá bỏ nó thì các bạn vui lòng dẫn chứng cụ thể bài viết nào cùng chủ đề có chất lượng và giá trị hơn - Wikipedia hướng tới sự chia sẻ và đóng góp mở mà. Hy vọng các bạn thẳng thắn chỉ rõ giúp tôi để những bài viết sau sẽ ngày càng chất lượng hơn. Cảm ơn tất cả các bạn, và mong các bạn xem xét để "Bài toán con rắn" này được giữ lại! Trân trọng! --Katiewithlove (thảo luận) 13:41, ngày 14 tháng 5 năm 2021 (UTC)

TranPhuongMath cũng tham gia thảo luận ở các trang trên, với hai vai trò là IP 14.161.11.73 và chính tài khoản này. Dù lần đầu thảo luận, người này khá bình tĩnh, nhưng sau đó lại có thái độ khác hẳn Katie, xúc phạm nhiều thành viên với những lời lẽ công kích rất mạnh: (Đoạn thứ hai dưới đây được lặp lại ở Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Bài toán con rắnWikipedia:Biểu quyết xoá bài/Bài toán con rắn)

Trích từ Wikipedia:Thảo luận#Xin ý kiến xoá các bài không nổi bật

'Xin chào các bạn trong Ban quản trị Wikipedia! Tôi là Trần Phương, giáo viên Toán học chuyên đào tạo các học sinh khối THCS thi Olympic Toán quốc tế (IMC, IMSO, APMOPS) và sau này một số em trong đó đoạt các huy chương IMO (các cuộc thi này thua IMO nhưng có quy định và chuẩn cao hơn các cuộc thi AMC Mỹ, AMC Úc, Kangaroo Pháp, WMTC Trung Quốc…). Bản thân các bài toán của tôi cũng được Hội đồng các kỳ thi Toán Quốc tế IMC & IMSO lựa chọn (24 bài Toán) để đưa vào làm đề thi chính thức từ năm 2011 đến năm 2018.

Gần đây, tôi mới được biết một số bài viết của tôi trên báo điện tử VnExpress, báo The Guardian, Huffington Post và một số website khác cũng được đưa lên trang Wikipedia và hiện đang gặp phải một số ý kiến bất đồng.

Sau khi tìm hiểu, đọc kỹ nội dung các bài viết đó thì tôi thấy nội dung chưa phản ánh được đúng như bản gốc mà tôi viết và vì thế không đảm bảo được tính logic của vấn đề đặt ra dưới góc độ khoa học cũng như điểm nổi bật khác biệt của những bài toán này ẩn chứa; chưa kể đến lời giải của cả hai bài toán này đều chưa đầy đủ và chưa khớp với các nội dung đã được đăng.

Hiện tại, “bài toán tam giác không biên giới” (mà ở đây người viết đặt tên là Bài toán Trần PhươngBài toán con rắn đều đang treo biển cần hoàn thiện nội dung. Ý kiến này của Ban Quản trị hoàn toàn trùng khớp với suy nghĩ của cá nhân tôi và đó cũng là lý do chính khi viết những dòng này gửi các bạn.

Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm trong việc chỉnh sửa và đăng bài tại đây nên tôi rất mong nhận được sự đồng thuận của các bạn trong việc cho phép chỉnh sửa và/hoặc gửi nội dung chi tiết luận điểm và lời giải để hoàn thiện cả hai bài toán này. P/s: Xin gửi các bạn một số link thông tin về cá nhân tôi:

1.Tác giả Gameshow đầu tiên của Người Việt : Thần Đồng Đất Việt từ năm 2006

    https://www.youtube.com/watch?v=xZXWwhkbVMU  

2. Năm 2007 tạo ra kỷ lục Thế giới khi dạy 5 học sinh lớp 6 trong 150 giờ để cả 5 học sinh này đạt kết quả tốt trong kỳ thi tuyển sinh Đại học Việt Nam vào 7/2007.

   https://www.tienphong.vn/giao-duc/5-hoc-sinh-lop-6nbspxin-giai-de-thi-dai-hoc-2007-86245.tpo
   https://vnexpress.net/thoi-su/5-hoc-sinh-lop-6-giai-ngon-de-thi-dai-hoc-2087257.html
   https://www.tienphong.vn/xa-hoi/cong-nghe-dao-tao-than-dong-cua-thay-tran-phuong-90368.tpo
   https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/nam-sinh-viet-duoc-8-truong-hang-dau-my-nhan-dao-tao-tien-si-3709931.html

3.Từ 2010 đến 2019: Đào tạo học sinh các khối lớp 5;6;7 và 11; 12 đạt 95 Huy chương Vàng; 128 Huy Chương Bạc; 167 Huy chương đồng các cuộc thi Toán Quốc tế APMOPS; IMSO; IMC

   https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/viet-nam-gianh-6-huy-chuong-vang-thi-toan-chau-a-thai-binh-duong-3226730.html
   https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/viet-nam-gianh-vi-tri-so-1-olympic-toan-chau-a-thai-binh-duong-3411096.html
   https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/doi-tuyen-toan-viet-nam-dung-dau-ky-thi-olympic-toan-va-khoa-hoc-quoc-te-3498357.html
   https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/viet-nam-dung-thu-hai-cuoc-thi-olympic-toan-chau-a-thai-binh-duong-3755253.html
    

4. Bốn học sinh lớp 7 của tôi đoạt 40 Huy chương vàng Toán quốc tế

   http://soha.vn/nam-sinh-ha-noi-lien-tuc-dung-dau-cac-ky-thi-toan-quoc-te-20180504152929448.htm
   https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/nam-sinh-lop-7-gianh-15-huy-chuong-vang-toan- 3819672.html
   https://vnexpress.net/giao-duc/thi-sinh-duoc-dac-cach-gianh-diem-cao-nhat-toan-doan-trong-cuoc-thi-https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Gi%C3%BAp_s%E1%BB%AD_d%E1%BB%A5ng_Wikipediaapmops-3400803.html 
   https://vnexpress.net/giao-duc/nam-sinh-gianh-nhieu-huy-chuong-vang-toan-va-piano-quoc-te-3872952.html
   https://vnexpress.net/nhung-dieu-it-biet-ve-cuoc-thi-olympic-toan-va-khoa-hoc-quoc-te-3679581.html

5.Từ 2014 đến 2019 tham gia đào tạo nhiều học sinh được hoc bổng từ 250.000 Usd đến 310.000Usd Đại học hàng đầu của Mỹ

   https://vnexpress.net/nam-sinh-viet-duoc-8-truong-hang-dau-my-nhan-dao-tao-tien-si-3709931.html
   https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/tu-2-400-diem-thi-sat1-den-hoc-bong-toan-phan-dai-hoc-danh-gia-nuoc-my-3387220.html
   https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/nam-sinh-viet-dau-tien-gianh-diem-tuyet-doi-bai-thi-xet-tuyen-dai-hoc-my-3275396.html?
   https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/du-hoc/du-hoc-my-hay-trau-doi-ban-than-thay-vi-diem-so-392534.html

Trân trọng cảm ơn! TranPhuongMath (thảo luận) 15:01, ngày 10 tháng 5 năm 2021 (UTC)

Chào các bạn trong ban quản trị!

Tôi vào Wiki và được biết là hai bài viết Bài toán con rắnBài toán TrầnPhương bị treo biển BQXB sau khi được bạn @Katiewithlove: hiệu đính và hoàn thiện bài viết.

Tôi xin phép đưa ý kiến cá nhân khá dài để tổng kết xâu chuỗi các sự việc :

1. Profile: Với hơn 30 năm giảng dạy luyện thi Đại học và huấn luyện nhiều đội tuyển cấp THCS thi Olympic Toán quốc tế (được 95 HCV, 128 HCB và 167 HCĐ), cố vấn Toán học đầu tiên các Gameshow 7 sắc cầu vồng (VTV3-1998), Đường lên đỉnh Olympia (VTV3-1999), Chinh phục - Vietnam's Brainiest Kid (VTV6 -2013) , người Việt Nam đầu tiên sáng tạo Gameshow truyền hình và được mua 22.000 USD/1 năm (“Thần đồng đất Việt” – VTC 2006-2009), cố vấn Toán học trên chuyên mục Giáo dục của báo VnExpress (2014 – 2021) , tác giả hơn 50 đầu sách Toán luyện thi Đại học và luyện thi Olympic Toán quốc tế và là tác giả 42 bài Toán được tuyển chọn làm các đề thi Toán Quốc tế IMC, IMSO.CFM ((2011 – 2018)

2. Bất đắc dĩ viết bài: Tôi dẫn các thông tin nêu trên để chứng minh tôi hoàn toàn có đầy đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để thẩm định, đánh giá nội dung kiến thức các bài viết liên quan đến Toán học phổ thông mà không cần phải nhờ đến bài viết để PR đánh bóng tên tuổi trên Wikipedia. Tôi không có nhu cầu và chưa từng có ý nghĩ sẽ lên đây hơn thua tranh luận đúng sai với bất kỳ ai nếu không vì phải tự bảo vệ bản thân khi là nạn nhân trực tiếp từ việc TS Toán học Maiduyduy đưa lên Wikipedia các nội dung chưa chuẩn so với các bài viết do tôi sáng tạo hoặc biên tập và được đăng tải trên VnExpress hay The Guardian. Sau khi TS Toán học Maiduyduy biên soạn lại 3 bài viết (mà Tôi là tác giả gốc) rồi đưa lên Wikipedia, thì đã gây ra tranh cãi xung đột đến mức bị Wikipedia xóa 1 bài và treo biển xóa 2 bài. Nhận được thông tin này, Tôi buộc phải bất đắc dĩ đăng ký làm thành viên của Wikipedia với đự định viết bài để bảo vệ 2 bài toán còn lại mà Maiduyduy đã đưa lên. Tuy nhiên, khi tìm hiểu kỹ tôi thấy việc viết và đưa bài trên Wikipedia sẽ tốn mất thời gian gấp hàng chục lần so với khi viết bài cho VnExpress. Đang loay hoay và băn khoăn “viết hay không viết” thì tôi nhận câu hỏi tư vấn chuyên môn hoàn thiện cho các bài viết đến từ bạn Katiewithlove. Và thế là với sự tư vấn của tôi, Katiewithlove đã hoàn thành và đăng 2 bài viết vào các ngày 11/5 và 14/5. Tham gia Wikipedia, tôi cũng như bạn Katiewithlove luôn ý thức cố gắng tuân thủ nội quy và format định dạng bài viết cùng quy cách đính link/ nguồn trích dẫn nhưng đây là lần đầu gửi bài cho Wikipedia nên không tránh khỏi vẫn còn có những thiếu sót. Tuy nhiên, ngay khi các bài này xuất hiện, Wikipedia đã phản ứng rất nhanh khi đăng BQXB hai bài toán này. Tôi rất bất ngờ trước những lý do mà các bạn đưa ra biểu quyết để xoá nhanh các bài này. Tôi tin chắc Katiewithlove cũng như tôi, luôn cầu thị và trân trọng những ý kiến đóng góp của các bạn. Tuy nhiên, tôi thực sự không hiểu nổi, mặc dù rất nỗ lực trong việc chỉnh sửa hiệu đính bài viết, thậm chí vẽ minh hoạ rõ nét cho bài toán, nhưng sau khi bài vừa hoàn tất được mấy ngày thì tiếp tục lại bị treo biển BQXB và lý do đưa ra xoá bài của các bạn tham gia biểu quyết hoặc mơ hồ hoặc lẫn lộn các khái niệm.

3. Độ nổi bật và đổi mới: Khi đưa ra lý do xóa bài, các bạn luôn viện dẫn “độ nổi bật” theo một khuôn khổ nhất định là SGK (câu này rất bày biện hình thức vì SGK Toán luôn đúng nội dung nhưng không mới nên không có gì đáng để trao đổi), theo nguồn hàn lâm (câu này phù hợp với các công trình khoa học). Có một thống kê 99% các cuộc tranh luận đều không thống nhất vì các bên khác nhau về “hệ tiên đề quy chiếu” . Hai bài toán hiện trạng cần phải đặt nó vào đúng vị trí như các bài toán Sinh nhật của Cheryl hay Bài toán vận tải...để thấy rõ tương quan so sánh trong cùng hệ giá trị. Đây là các bài toán của Việt Nam được quốc tế truyền thông rộng khắp toàn cầu với hơn 200 website nhưng một số bạn trong ban quản trị lấy lý do vụn vặt để xóa bài… Trong thời kỳ Covid 19 và công nghệ 4.0 như hiện nay thì dạy học hay truyền thông trực tuyến lên ngôi. Vì thế, nên chăng Wiki cần trân trọng các web xã hội uy tín giống như SGK hay tạp chí khoa học uy tín. Luật pháp và Nội quy luôn lạc hậu so với tồn tại xã hội nên để phục vụ theo sát với các biến đổi xã hội thì cần phải lắng nghe để đổi mới cập nhật tương thích.

4. Nhầm tập xác định: Sau khi đọc lại nhiều lần bình luận của các bạn, tôi được biết người khởi xướng biểu quyết là hai bạn Người Không Định Danh và bạn SicMundusCreatusEst cũng chính các bạn là người đã đưa ý kiến các bài toán này bằng việc so sánh trích dẫn các ví dụ về bài toán Fermat (Toán cao cấp) và hàng vạn các bài toán Olympic (mà chẳng định danh một bài toán cụ thể) còn hay gấp 100 lần các bài toán mà tôi đưa ra. Đây là một nhận định hoàn toàn hồn nhiên, ngây thơ thiếu hiểu biết vì hai so sánh này hoàn toàn lệch tập xác định. Bạn Người Không Định Danh còn ví von loạn ngôn hàng vạn bài toán Olympic nhưng lại quên mất trong 61 năm thi IMO nổi tiếng nhất chỉ có 366 bài toán và nó hoàn toàn ở tập xác định khác: Toán IMO khó gấp 100 lần Toán phổ thông nên không có bất cứ một website xã hội nào đưa bài Olympic Toán quốc tế (IMO) kèm lời giải của nó như bài Sinh nhật của Cheryl và 2 bài toán Bài toán con rắnBài toán Trần Phương của Việt Nam. Một kiến thức tối thiểu: Toán Olympic IMO và Toán đời sống là 2 “chuồng chim” khác loại nên việc dẫn dụ so sánh hoàn toàn ngớ ngẩn. Ngay cả các kỳ thi Toán Olympic cấp thấp hơn như châu lục hay quốc gia tính đến nay cũng không có bài toán sơ cấp nào để hàng trăm các website trong nước và quốc tế cùng truyền thông như bài toán Sinh nhật của Cheryl của Singapore và 2 bài toán Việt Nam nêu trên. Khi bạn Katiewithlove trả lời và đưa ra dẫn chứng thì tôi lại không thấy các bạn phản hồi cụ thể. Phải chăng các bạn đều biết mình đã mắc dính chính lỗi sơ đẳng nhất của tư duy, đó là: nhầm tập xác định. Ai cũng biết trong các bài thi tốt nghiệp THPT hay tuyển sinh Đại học, câu dễ nhất là khảo sát và vẽ đồ thị và phần dễ nhất lại chính là tập xác định. Để tôi chỉ rõ các dạng thức dễ bị nhầm tập xác định, đó là :

4.1. Tính cách như trẻ con láu táu hấp tấp không đọc kỹ đề;

4.2. Kiến thức như học sinh lớp 12 vùng sâu, vùng xa

4.3. Tư duy các học sinh miền xuôi chậm tiến do mải chơi hoặc nghiện hút;

4.4. Tư duy của các học sinh thiểu năng trí tuệ,

4.5. Biên tập cẩu thả hoặc giả vờ câm điếc để trả lời tự sướng trong việc chỉ trích

Việc nhầm tập xác định kiểu này khác nào vào nhầm buồng WC từ nam sang nữ…Vô liêm sỉ hơn các bạn đã không công khai xin lỗi, thừa nhận nhầm lẫn khi lộng ngôn viết nhận xét bừa bãi, không kiểm soát. Ít nhất tiến sĩ Maiduyduy khi ứng xử sai còn biết chủ động công khai xin lỗi quản trị viên NhacNy2412 và ban quản trị, còn 2 bạn chỉ vì bị chọc vào sự ngu dốt nên nổi điên, vô liêm sỉ kêu gọi xoá bài! Dẫn chứng như Bài toán vận tải cũng bị đính yêu cầu: Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích cho từng nội dung cụ thể trong bài viết tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. rồi Bài toán tám quân hậu cũng bị đính yêu cầu: Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích cho từng nội dung cụ thể trong bài viết tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.… thì vẫn có cơ hội để được tiếp tục hoàn thiện nội dung, trong khi hai bài toán của tôi đã rất kỳ công và nỗ lực hoàn thiện thì vừa hoàn thiện xong các bạn viện cớ đã treo biển 7 ngày nên giờ đến lúc bị đem ra BQXB. Chẳng lẽ khẩu hiệu hô hào giúp đỡ cải thiện kia của Wikipedia chỉ là cái vỏ sáo rỗng thôi sao? Tôi không hiểu liệu ở đây có vấn đề gì đang diễn ra mà một thầy giáo mới tham gia vào Wikipedia như tôi không được biết hay đang bị che dấu mà không thể biết hay không?

5. Kiến nghị: Để các hiện tượng trên xảy ra dù là với bất cứ lý do nào, cả hai bạn quản trị viên này đều nên công khai xin lỗi những nhận xét sai và rời khỏi ngay vị trí quản trị viên hiện tại của mình trong ban quản trị. Nếu như tiến sĩ Maiduyduy khi phát ngôn và hành xử sai với quản trị viên NhacNy2412 bị tước quyền thành viên trong vòng 1 tuần thì với vị trí quản trị viên có tầm ảnh hưởng tới cả triệu người thì cả hai bạn nên có tự trọng mà rời khỏi ngay vị trí quản trị viên ít nhất là 1 năm. Đó chính là quan hệ đối xứng văn minh khi quản trị viên bình luận sai ngớ ngẩn kinh hoàng về lỗi tập xác định! Hơn thế nữa, nhầm hay giả vờ nhầm tập xác định, lỗi sơ đẳng nhất của Toán phổ phông thì chắc chắn 2 bạn hoặc là hời hợt cẩu thả tự do nhận xét tùy tiện, hoặc là người có tư duy kém về Toán và Logic (dù bất kể bạn có học vị gì) hoặc là bạn có trình độ nhưng tâm địa đố kỵ, xấu xa che mờ cả tư duy). Điều này chứng tỏ các bạn không đủ tư cách, trình độ hoặc đạo đức của một quản trị viên. Đồng nghĩa như thế, 2 bạn dù là người khởi xướng BQXB thì không còn đủ tư cách biểu quyết và ban quản trị văn minh cần phải thay đổi nội dung treo biển, lùi thời hạn trưng cầu thẩm định nội dung, và nếu có thể thì chỉ dẫn chi tiết để Tôi và Katiewithlove hoàn thiện thêm như bạn Băng Toả đã chỉ dẫn cho Katiewithlove. Nếu không được thì mong muốn lớn nhất của Tôi là cho phép Tôi và bạn Katiewithlove tự rút bài vì đội ngũ quản trị có các thành viên không xứng đáng Tâm và Tầm để tranh luận.

Thật tiếc khi ghé thăm Wiki mà được đón tiếp bởi các quản trị viên vô minh, kém chuyên môn toán học nhưng lại thừa sự cẩu thả vô trách nhiệm, viện danh đại diện Ban quản trị Wikipedia tiếng Việt để tự do lộng ngôn nhận xét tùy tiện nhằm tạo hướng dư luận đồng thuận khi treo biển trưng cầu xóa Bài toán con rắnBài toán Trần Phương. Nhân đây tôi cũng thông tin tên gọi Bài toán Trần Phương do TS Toán học Maiduyduy tự đặt tên và hoàn toàn khác với thái độ khiêm tốn của Tôi khi không đặt tên cá nhân với bất cứ phương tiện truyền thông nào trong hơn 22 năm qua kể từ lần xuất hiện đầu tiên tại “Chung kết 7 sắc cầu vồng năm 1998” .

Thưa các bạn, nếu như hai bài toán này của Việt Nam đã được hàng trăm Website Quốc tế truyền thông (như bài Sinh nhật của Cheryl ) nhưng không được đăng trên Wikipedia tiếng Việt thì Tôi có kiến nghị sau cùng thế này: “Nếu sau này một trong 2 bài toán được đăng trên Wikipedia tiếng Anh từ Singapore, Anh hoặc bất kỳ quốc gia nào khác thì đề nghị các bạn tẩy chay 2 bài toán của Việt Nam cần xin lỗi công khai và nên rời bỏ vĩnh viễn cương vị quản trị viên của Wikipedia . Nếu chỉ vì động cơ cá nhân mà không dám thừa nhận và cố chấp xoá bài bất chấp như thế, thì các bạn cũng chỉ là một “người Việt Nam xấu xí” trong vỏ bọc tri thức xứng danh với tên gọi “anh hùng bàn phím”! --TranPhuongMath (thảo luận) 06:39, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)

Chào bạn SicMundusCreatusEst

Mở đầu bài phản hồi, bạn vu vạ cho tôi rằng: Có dấu hiệu chửi bới và xúc phạm các thành viên lẫn ban quản trị Wikipedia. Đây là hành vi tiểu xảo xuyên tạc sự thật, mở rộng bên ngoài tập xác định mà Tôi đã đề cập để điều hướng lôi kéo đồng minh. Trong bài viết tôi khu chú rất rõ ràng khi thẳng thắn chỉ đích danh 2 người với nick là SicMundusCreatusEstNgười Không Định Danh chứ không “vơ đũa” cả Ban quản trị Wikipedia. Mặt khác, về mặt ngôn từ, nếu tôi sử dụng các từ ngữ mà ở đây bạn định nghĩa là chửi bới thì có lẽ bạn nên xem kỹ thêm Bộ luật hình sự Việt NamTừ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học) để có thể kiện tôi ra Tòa (nếu muốn). Một điều tối thiểu cơ bản nhất mà bạn quên không tự hỏi mình: “Vì sao bài viết của tôi lại đầy cảm xúc phẫn nộ và chỉ đích danh bạn mà vẫn không vi phạm nội quy của Wikipedia hay luật hình sự hay không? Bởi đơn giản chính bạn đã viết lăng nhăng xúc phạm tôi trước với mục đích muốn mau chóng thực thi xóa nhanh bài viết của một người nhập cuộc bất đắc dĩ. Một kẻ giang hồ có thể đâm chém, trộm cướp nhưng có lẽ cũng không bằng một Tiến sĩ gây tổn thương tinh thần bằng cách xúc phạm nhau với các câu hỏi kiểu như “Có biết tập xác định là gì không?”. Hơn nữa, tôi ngờ rằng có dấu hiệu “lẫn” ở đây khi một lỗi sơ đẳng l như tập xác định vẫn tiếp tục lặp lại khi mà tôi đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần và bây giờ tôi sẽ không mất thời gian nhắc lại với bạn nữa.

1. Tôi không rõ trình độ bạn cụ thể như thế nào (mà nói thật tôi ít chú ý đến học hàm học vị của người khác), bởi tôi đến đây không phải để hơn thua với cá nhân bạn, cái tôi nhất quán đề cập và tranh luận từ đầu đến giờ là nội hàm những vấn đề bạn đã đề cập liên quan tới các bài toán của tôi. Dẫu cho bạn có là Tiến sĩ hay cao hơn nữa, thậm chí còn viện dẫn có 2 bài nghiên cứu Toán học được công bố trong tạp chí Toán học gì gì đi nữa, hay mang cả GS Ngô Bảo Châu ra dọa, thì không thay đổi được một sự thật rõ ràng là: tập xác định mà tôi đề cập đến chỉ là 2 bài toán sơ cấp và bạn đã lệch tập xác định ngay khi so sánh nó với bài toán cao cấp Fermat. Hình dung rõ nét cũng giống như một vị tướng có thể đánh trăm trận trăm thắng nhưng có thể lại thua một cô giáo mầm non khi chăm sóc các em bé 2 hay 3 tuổi. Đơn giản hơn là GS Ngô Bảo Châu và bạn có thể giỏi hơn tôi về Toán cao cấp rất nhiều nhưng trong lĩnh vực đào tạo trẻ em thi Olympic Toán có thể không được như tôi mặc dù tôi chỉ có bằng Đại học sư phạm Toán! Hay như khi phát ngôn, bình luận về Bác Hồ, GS Ngô Bảo Châu vẫn bị cộng đồng phản ứng dữ dội dẫu cho ông có nổi tiếng toàn cầu về Toán học đi chăng nữa. Vấn đề ở đây không phải bạn là ai mà là bạn nói cái gì, nó có đúng và trúng ngữ cảnh và bối cảnh hay không?. Nếu bạn vẫn chưa hiểu khi so sánh trong Toán học hay đời sống cần phải chú ý đến Tập xác định thì tôi trích dẫn thêm lời mở đầu trong cuốn sách Những viên kim cương trong Bất đẳng thức Toán học của Nhà xuất bản Tri thức xuất bản và tái bản nhiều lần từ năm 2007 – 2017 mà tôi là tác giả chính như sau: Thực tế là dù câu nói “mọi so sánh đều khập khiễng” có đúng đắn đến mức nào, con người vẫn không thể ngừng đánh giá  so sánh. Một kilogam nhân sâm Hàn Quốc về mặt khối lượng nhỏ hơn 1000 lần so với 1 tấn thóc nhưng nếu xét về mặt trị giá thì lại gấp hơn 10 lần. Một tổng thống và một vận động viên đua xe, ai hơn ai? Bạn sẽ cười mà nói với tôi rằng tổng thống đương nhiên hơn một vận động viên đua xe, nhưng đó chỉ là xét về tầm quan trọng đối với công việc quốc gia. Còn nếu xét về thu nhập hàng năm, 300.000 USD/năm của tổng thống Mỹ Bush chỉ bằng một phần hai trăm lần so với tay đua xe công thức I nổi tiếng thế giới Michael Schumacher với thu nhập khoảng 60.000.000 USD/năm. Vậy là khi so sánh, muốn hay không, người ta cần xác định những nhân tố tham gia vào so sánh, lượng hoá các phẩm chất và quy về một đơn vị.

2. Khi dẫn ra các ví dụ Sinh nhật của Cheryl là tôi muốn nói đến tính quảng bá truyền thông của bài con rắn không thua kém khi nó có hơn 200 Website Quốc tế đưa tin. 

Khi dẫn Bài toán vận tảiBài toán tám quân hậutôi muốn nói đến sự giống nhau khi Wikipedia treo biển cảnh báo trước 2 bài toán của tôi nhưng không bị trưng cầu xóa bài (lưu ý là cả hai bài toán đó cũng giống như bài toán của tôi đều được yêu cầu bổ sung nguồn chú thích nguồn đáng tin cậy). Nhưng bài toán của tôi dù mới xuất hiện nhưng đã bị “cấp tốc” săm soi mổ xẻ, vùi dập đến tận cùng để kêu gọi mọi người cùng “xóa sổ” trong khi 2 bài kia bình yên vô sự. Bạn cứ lặp đi lặp lại “Hàn lâm, hàn lâm, hàn lâm…hàn lâm” mà không thấy tính nô lệ cố hữu trong Tư duy hay sao ? Thật nực cười và mất trí nếu ai đó nói bài toán sơ cấp Sinh nhật của Cheryl là dạng bài toán hàn lâm mặc dù nó có thể được một website có tính hàn lâm đưa tin. Bạn có nhớ và có hiểu câu nói chiếc áo không thể làm nên thầy tu hay không ?. Thực tế Sinh nhật của Cheryl thuộc dạng bài logic ngôn ngữ với cả trăm bài thường được dạy cho học sinh giỏi khối lớp 5, lớp 6 với phương pháp giải chung là “Lập Bảng Logic” nhưng nó trở nên nổi tiếng hơn hết các bài cùng loại là nhờ truyền thông.

3. Tôi không có nhu cầu chủ động khoe danh hay “tự sướng” trên wiki mà tôi đến với Wiki do hoàn cảnh xô đẩy nhằm cố gắng viết đúng tinh thần nội dung các bài viết mà TS Mai Duy Duy đã thể hiện chưa chuẩn về nội dung và lời giải. Ví dụ: “Bài xếp 64 quân Tốt trên bàn cờ Vua” trong IMSO 2018 là bài được Chủ tịch Hội đông chấm thi người Trung Quốc từng giành 2 HCV IMO và làm TS Toán Đại học Harvard đã nhận xét: Đây là bài Toán hay và khó nhất trong IMSO 2018 mà chỉ có 2 học sinh của Việt Nam làm được. Nhưng TS Maiduyduy đã thể hiện không chuẩn lời giải. Đặc biệt, tôi có thể phát triển mở rộng bài toán thành Trò chơi Nim trong không gian 2 chiều, 3 chiều lần đầu tiên trên thế giới nhưng lại không được đề cập đến. Phần thể hiện của TS Mai Duy Duy chỉ được 1% vẻ đẹp tư duy và các mở rộng của Bài Toán. Các mở rộng trong không gian 3 chiều và n chiều có lẽ cũng có thể được bằng Tiến Sĩ Toán học đấy!

Kết luận: Vì hoàn cảnh xô đẩy tôi phải “nhảy vào” để giới thiệu rõ nét các bài toán mà TS Maiduyduy đã đăng nên tôi cũng ngó qua profile của bạn. Thiết nghĩ bạn cũng là người có khả năng và có tâm cống hiến cho công đồng, nhưng những gì bạn bình luận về các bài toán của Tôi có nhiều dấu hiệu hời hợt thiếu khách quan. Cũng có thể bạn bị ám ảnh bởi hiệu ứng tạo con rối từ TS Maiduyduy nên đã có hành động và phản ứng thái quá không suy xét kỹ càng trong khi tôi đã cầu thị làm “lính cứu hỏa” nhập cuộc để cứu con mình từ bài viết của Maiduyduy .

Người xưa nói Nhân vô thập toàn, ai cũng khó tránh có khuyết điểm và ai cũng có những lúc sai. Vấn đề là phải “dám làm dám chịu” về những phát ngôn, hành động của mình và cách thức đón nhận những thông tin phản biện (không thuận ý). Nhiều Thủ Tướng Nhật hay Tổng Thống Hàn Quốc họ cũng phải chấp nhận từ chức vì những lỗi do mình gây ra thậm chí còn quyên sinh để bảo toàn danh dự…. Tôi vô tình xuất hiện để tư vấn viết lại 2 bài toán mà TS Maiduyduy đã đăng nhưng không kêu gọi các bạn đừng xóa bài vì nhiều yếu tố trong đó có những quy chuẩn trên sân chơi Wiki mà không biết Tôi có kịp sửa đổi thích ứng .Nhưng cách tương tác chỉ dẫn hoàn thiện trước khi xóa sẽ phản ánh trình độ và lương tâm của các bạn. Vì thế, tôi vẫn bảo lưu quan điểm: “Sau khi tiếp thu bổ sung sửa đổi để hoàn thiện trình bày nội dung 2 bài toán, những quản trị viên nào vẫn tiếp tục tẩy chay để xóa 2 bài này thì nếu sau này nó được xuất hiện trên Wiki phiên bản Tiếng Anh thì các bạn nên rời khỏi Wikipedia”. Tôi đã trả lời minh bạch những gì đã trải qua và hy vọng chúng ta chấm dứt chuyện này tại đây! Chào các bạn!

TranPhuongMath (thảo luận) 02:49, ngày 17 tháng 5 năm 2021 (UTC)

Khi bị yêu cầu kiểm định, TranPhuongMath tiếp tục tấn công cá nhân, "cho phép" các thành viên khác "một đặc ân":

Biện minh của TranPhuongMath

Chào các bạn Ban Quản Trị Wikipedia

Tôi đến với Wiki từ ý định “viết bổ sung” cho 2 bài toán của mình mà TS Maiduyduy không thể hiện đúng tinh thần khoa học các nội dung đã được đăng trên Vnexpress và The Guardian. Tôi đã định dừng và rời Wiki vì tôi có quá nhiều việc quan trọng và cấp bách hơn là việc “sa lầy” vào thế giới Wiki với các quản trị viên không xứng tầm tư duy và cách tiếp cận để đi đến đồng thuận. Tuy nhiên, tôi nhận được thông tin như “chuyện cổ tích”' nên đành nán lại giải thích cho sự “chẩu tre” cả về tư duy lẫn nhân cách của các bạn. Trước hết, tôi thống kê cho các bạn thời gian và nội dung chính Tôi tham gia Wiki ở mục thảo luận nhé.

1.Thông tin gia nhập Wiki và lý do bất đắc dĩ từ việc các bài đưa trên Wiki không phản ánh đúng chất lượng các bài do Tôi đã đưa trên các Web Kết thúc bài viết lúc: TranPhuongMath (thảo luận 15:01, ngày 10 tháng 5 năm 2021 (UTC)

2. Giới thiệu Profile và giới thiệu làm cố vấn cho các bài viết cho Katiewithlove. Bình luận về 2 nhận xét của 2 quản trị viên Người Không Định Danh và SicMundusCreatusEst Sau khi TS Toán học Maiduyduy biên soạn lại 3 bài viết (mà Tôi là tác giả gốc) rồi đưa lên Wikipedia, thì đã gây ra tranh cãi xung đột đến mức bị Wikipedia xóa 1 bài và treo biển xóa 2 bài. Nhận được thông tin này, Tôi buộc phải bất đắc dĩ đăng ký làm thành viên của Wikipedia với đự định viết bài để bảo vệ 2 bài toán còn lại mà Maiduyduy đã đưa lên. Tuy nhiên, khi tìm hiểu kỹ tôi thấy việc viết và đưa bài trên Wikipedia sẽ tốn mất thời gian gấp hàng chục lần so với khi viết bài cho VnExpress. Đang loay hoay và băn khoăn viết hay không viết thì tôi nhận câu hỏi tư vấn chuyên môn hoàn thiện cho các bài viết đến từ bạn Katiewithlove. Và thế là với sự tư vấn của tôi, Katiewithlove đã hoàn thành và đăng 2 bài viết vào các ngày 11/5 và 14/5. Trong bài viết tôi phân tích các quản trị viên Người Không Định Danh và bạn SicMundusCreatusEst mắc lỗi sơ đẳng khi so sánh các bài Toán sơ cấp với Toán Cao cấp là lệch tập xác định

Kết thúc bài viết lúc: TranPhuongMath (thảo luận: 06:39, ngày 16 tháng 5 năm 2021 (UTC)

3. Hồi đáp các câu hỏi của quản trị SicMundusCreatusEst

Kết thúc bài viết lúc: TranPhuongMath (thảo luận) 02:49, ngày 17 tháng 5 năm 2021 (UTC)

Kết luận: Tôi nghĩ chúng ta có thể khác nhau về quan điểm nhưng không thể ngờ rằng các bạn lại xấu xí với những ý nghĩ không chỉ bệnh hoạn mà còn Dại kinh hoàng khi có ý nghĩ tôi khởi tạo ra Nick ảo Katiewithlove . Các bạn nghĩ tôi rao giảng cho các bạn về Người Việt Nam xấu xí, biết các bạn khai trừ, tước quyền của TS Maiduyduy về việc tạo con rốingu ngốc lặp lại thế sao? Viết nhiều với các bạn đang bị tâm lý đố kỵ u mê hay khát vọng “trả đũa” cũng vô nghĩa vào lúc này. Nhưng để “thoả mãn tính hiếu kỳ soi mói” của các bạn và để các bạn tâm phục khẩu phục khỏi dương dương tự đắc, lấy danh quản trị viên, rồi bảo quản viên tự cho mình cái quyền quy chụp “trước khi khai tử”, tôi cho phép các bạn một đặc ân: các bạn có thể cử đại diện đến gặp tôi lúc 10h00Am ngày mai 19/5/2021 tại trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong TPHCM để xác minh Tôi ở TPHCM từ Thứ 4 ngày 12/5/2021 và tại đây các bạn có thể cùng tôi chát với bạn Katiewithlove để xác minh là 2 con người khác nhau. Đồng thời, các bạn cũng có thể cử thêm đại diện gặp Katiewithlove tại Hà Nôi vào cùng 1 thời điểm. Đây là Sự vi phạm nhân quyền của công dân hơn cả Tòa ÁnCông an rồi đấy. Đúng là bước vào chuyện này như là vận hạn của tôi, nhưng trong cái rủi có cái may là tôi biết thêm được Katiewithlove rất tuyệt vời và có thêm một người bạn mới. Tội vu khống xúc phạm danh dự cá nhân là rất nghiêm trọng mà ở Mỹ nó có thể bị phạt bồi thường hàng triệu USD, nhưng tôi sẽ coi mình là một minh chứng để cho các bạn thấy : Bên cạnh một số người Việt Nam xấu xí , vẫn còn nhiều Người Việt Nam Tử Tế. Qua sự việc này, tôi mong rằng các bạn sẽ trưởng thành hơn để từ anh hùng bàn phím thành anh hùng trong cuộc sống.

Khi đến trường THPT Lê Hồng Phong lúc 10h00Am ngày mai 19/5/2021các Bạn hãy liên hệ với Bảo Vệ xin gặp Thầy Trần Phương đang làm việc với đại diện Ban giám hiệu nhà Trường. Tôi sẽ đợi các bạn trong 10 phút. Nếu các bạn không đến tức là không dám kiểm định phán đoán " Tối tăm" nhất trong các khả năng có thể xảy ra .Trong cả 2 khả năng: "Đến và xác minh các bạn sai hay không đến " thì chúng ta chấm dứt luôn và ngay.

Kết quả và kháng cáo

Qua kiểm định sơ bộ theo yêu cầu của Nguyentrongphu, kiểm định viên DHN cho biết:

 Có thể. Hai tài khoản có dùng chung địa chỉ IP một lần cách nhau 1 ngày, khi tài khoản TranPhuongMath được tạo ra. Tuy nhiên khi tạo ra thì tài khoản TranPhuongMath dùng thiết bị hoàn toàn khác, nhưng sau đó thì dùng thiết bị mà tài khoản Katiewithlove thường dùng (nhưng không chung IP nữa). Hai tài khoản trên còn dùng chung địa chỉ với một số tài khoản khác mới được tạo ra nhưng chưa thấy bắt đầu hoạt động. NHD (thảo luận) 08:13, ngày 18 tháng 5 năm 2021 (UTC)

Sau khi TranPhuongMath biện minh, DHN nhận định:

Việc định vị qua địa chỉ IP là một kỹ thuật không chính xác. Có thể nói hai tài khoản trên dùng nhiều nhà mạng khác nhau khi sửa đổi. Địa chỉ trùng hợp là một IP tĩnh nên tôi có thể kết luận hai tài khoản này có một mối quan hệ gì đó (có thể là một người hay nhóm người cùng địa điểm). Theo dụng cụ định vị qua IP (có thể không chính xác) thì hai tài khoản có vị trí chung thành phố, nhưng trong những sửa đổi mới nhất thì tài khoản TranPhuongMath có vị trí ở thành phố khác (chung quốc gia). NHD (thảo luận) 17:17, ngày 18 tháng 5 năm 2021 (UTC)