Titani(III) bromide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Titan(III) bromide
Danh pháp IUPACTitanium(III) bromide
Tên khácTitan tribromide
Tribromotitan
Titanơ bromide
Nhận dạng
Số CAS13135-31-4
PubChem136975
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
ChemSpider120705
Thuộc tính
Công thức phân tửTiBr3
Khối lượng mol287,592 g/mol (khan)
395,68368 g/mol (6 nước)
Bề ngoàichất rắn dương đen (khan)
tinh thể tím (6 nước)[1]
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướctan[2]
Các nguy hiểm
Phân loại của EUkhông phân loại
NFPA 704

0
0
0
 
Các hợp chất liên quan
Anion khácTitan(III) chloride
Titan(III) fluoride
Hợp chất liên quanTitan(II) bromide
Titan(IV) bromide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Titan(III) bromide là một hợp chất vô cơcông thức hóa học TiBr3. Nó là một chất rắn thuận từ màu dương đen, có màu đỏ dưới ánh sáng phản xạ. Nó có ít ứng dụng, mặc dù nó là chất xúc tác cho quá trình trùng hợp các anken.

Điều chế và cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

TiBr3 khan có thể được tạo ra bằng cách đốt nóng tetrabromide trong môi trường khí hydro.[3]

2TiBr4 + H2 → 2TiBr3 + 2HBr

Nó cũng có thể được sản xuất bằng cách khử Ti(IV) trong titan(IV) bromide.[4]

Ti + 3TiBr4 → 4TiBr3

Có hai đa hình, mỗi trung tâm là bát diện Ti.[4]

Hexahydrat, TiBr3·6H2O được điều chế bằng cách cho điện phân dung dịch TiBr4, rồi bão hòa dung dịch bằng khí HBr. Nó kém bền hơn muối chloride tương ứng, khi chảy ra trong không khí trở thành chất lỏng màu nâu.[1]

Phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

Làm nóng tribromide cho đibromide cùng với tetrabromide dễ bay hơi:[3]

TiBr3 → 2TiBr4 + TiBr2

Chất rắn hòa tan trong dung môi L như pyridin và nitryl để tạo ra các chất theo tỉ lệ 3:1.

TiBr3 + 3L → 2TiBr3L3

Hợp chất khác[sửa | sửa mã nguồn]

TiBr3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như:

  • TiBr3·NH3 là chất rắn màu lục đậm;
  • TiBr3·5NH3 là chất rắn màu tím nhạt;[5]
  • TiBr3·6NH3 là chất rắn màu xám lục đậm;[6]
  • TiBr3·8NH3 là chất rắn xám nhạt đến không màu.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Titanium Tribromide Hexahydrate, TiBr3.6H2O trên atomistry.com
  2. ^ http://www.webelements.com/compounds/titanium/titanium_tribromide.html
  3. ^ a b Sherfey, J. M. "Titanium(III) chloride and titanium(III) bromide" Inorganic Syntheses 1960, vol. 6, trang 57–61.
  4. ^ a b Troyanov, S. I.; Rybakov, V. B.; Ionov, V. M. "Preparation and crystal structure of titanium tetrabromide, titanium tribromide and titanium(2+) tetrabromoaluminate(1-)". Zhurnal Neorganicheskoi Khimii 1990, vol. 35, 882–7.
  5. ^ David Nicholls, T.Anthony Ryan – The reactions of titanium(III) chloride and bromide and of titanium(II) chloride and bromide with ammonia. Journal of Inorganic and Nuclear Chemistry, 39 (6), tr. 961–964 (ngày 16 tháng 2 năm 1977). doi:10.1016/0022-1902(77)80244-3.
  6. ^ H. L. Schläfer, R. Götz – Über einen Cyanokomplex des III‐wertigen Titans. Z. Anorg. Allg. Chem. 309, 104–109 (tháng 5 năm 1961). doi:10.1002/zaac.19613090111.
  7. ^ The Reactions of TiCl3, and of UF4 with TiCl3 in liquid Ammonia: Unusual Coordination Spheres in [Ti(NH3)8]Cl3∙6NH3 and [UF(NH3)8]Cl3∙3.5NH3. ChemComm (ngày 30 tháng 5 năm 2015).