Trần Bội

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trần Bội
Chức vụ
Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Quảng Bình
Nhiệm kỳ1959 – 1967
Tiền nhiệmNguyễn Tư Thoan
Kế nhiệmCổ Kim Thành
Phó Chủ tịch
Thông tin chung
Sinh
làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Nơi ởLộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình[1]
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
ChaTrần Hữu Trác
Quê quánlàng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Trần Bộichính trị gia người Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban hành chính (này là Ủy ban nhân dân) tỉnh Quảng Bình từ năm 1959 đến năm 1967.[2]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Bội sinh ra ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cùng quê với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.[3][4][5][6][7]

Cha của Trần Bội, ông Trần Hữu Trác, và cha của Võ Nguyên Giáp, ông Võ Quang Nghiêm, đều tham gia quân khởi nghĩa và bị quân Pháp giết hại.[3][8]

Lúc Trần Bội làm Ủy viên Thường vụ Huyện ủy Lệ Thủy, quân Pháp bắt cụ Trần Hữu Trác tra tấn nhưng cụ không khuất phục, sau đó quân Pháp chặt đầu cụ cắm lên cọc phơi nắng ba ngày ở đầu làng.[8]

Từ năm 1959 đến năm 1961, Trần Bội là Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Quảng Bình, các Phó Chủ tịch là Ngô Đình Văn, Lê Thanh Liêm, các ủy viên ủy ban hành chính gồm Nguyễn Hữu Duật, Võ Văn Ấp, Nguyễn Duy Xán, Nguyễn Đàm, Cát Văn Sơn, Nguyễn Thụ, và bà Hà Thị Thu Tịnh (Bình).[9]

Từ năm 1962 đến năm 1964, Trần Bội là Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Quảng Bình. Ông phụ trách chung và phụ trách mảng sản xuất nông nghiệp kiêm chức Chủ tịch Ủy ban kế hoạch nhà nước.[9]

Từ năm 1964 đến năm 1965, Trần Bội là Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Quảng Bình, phụ trách chung, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch, phụ trách kiến trúc, thủy lợi và vận tải.[9]

Từ năm 1965 đến năm 1967, Trần Bội giữ chức Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Quảng Bình, ba phó chủ tịch là Lê Thanh Liêm (thường trực), Trần Phố (phụ trách nông nghiệp), và Ngô Đình Văn.[9]

Trần Bội đã qua đời.[10]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Thông báo chương trình tổ chức các hoạt động đonns Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018”. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình. 2018-01-23.
  2. ^ “CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2019.
  3. ^ a b “Làng An Xá”. Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Lệ Thủy. 2010-01-30. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2019.[liên kết hỏng]
  4. ^ Nguyễn Thế Thịnh. “Đại tướng đã về!”. Báo Quảng Bình. 2014-04-26. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2019.
  5. ^ Phan Hòa. “Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh thăm, chúc Tết các gia đình chính sách”. Báo Quảng Bình. 2018-02-03. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2019.
  6. ^ “Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh thăm các gia đình chính sách”. Truyền hình Quảng Bình. 2017-01-21. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2019.
  7. ^ N.Mai. “Lãnh đạo tỉnh thăm và chúc Tết các đơn vị, cá nhân”. Báo Quảng Bình. 2016-02-04. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2019.
  8. ^ a b Đặng Thị Kim Liên. “Ấn tượng An Xá danh hương”. Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ Quảng Bình (3). 2016. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  9. ^ a b c d Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình qua các thời kì (1945-2000), Phụ lục I
  10. ^ Phan Hòa. “Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh thăm, chúc Tết các gia đình chính sách”. Báo Quảng Bình. 2018-02-03. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2019.