Bước tới nội dung

Trypauchen pelaeos

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trypauchen pelaeos
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Gobiiformes
Họ: Oxudercidae
Chi: Trypauchen
Loài:
T. pelaeos
Danh pháp hai phần
Trypauchen pelaeos
Murdy, 2006

Trypauchen pelaeos là một loài cá biển-nước lợ thuộc chi Trypauchen trong họ Oxudercidae. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 2006.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh pelaeos trong tiếng Hy Lạp cổ đại nghĩa là “sống ở bùn”, hàm ý đề cập đến môi trường sống điển hình của loài cá này.[1]

Phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

T. pelaeos hiện được biết đến từ một số vị trí sau: Myanmar, Thái Lan (sông Bang Pa Kong), Malaysia (bang Penangeo biển Malacca), Việt Nam (sông Hậuvịnh Hạ Long[2]) và Trung Quốc (Hạ MônSán Đầu). Một số mẫu vật được thu thập ở lưu vực sông có độ sâu khoảng 3–20 m, còn lại được mua từ chợ cá.[1]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở T. pelaeos là 14,6 cm. Không có bất kỳ mẫu vật hoặc ảnh chụp lúc mẫu vật còn tươi được cung cấp vào lúc đó. Có lẽ, T. pelaeos giống như đồng loại duy nhất của nó, Trypauchen vagina, có màu đỏ khi còn sống.[1]

Hai loài Trypauchen được phân biệt chủ yếu dựa vào sự chênh lệch số lượng các tia vây (số lượng trung bình các tia vây lưng, vây hậu môn và vây ngực của T. pelaeos ít hơn T. vagina) và chiều dài đầu (dài đầu của T. pelaeos ≥ 18% so với dài chuẩn cơ thể, ở T. vagina thì tỉ lệ này thấp hơn 18%).[1]

Số tia vây lưng: 46–52; Số tia vây hậu môn: 39–44; Số tia vây ngực: 16–20; Số gai vây bụng: 1; Số tia vây bụng: 4–5.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Murdy, Edward O. (2006). “A revision of the gobiid fish genus Trypauchen (Gobiidae: Amblyopinae)” (PDF). Zootaxa. 1343 (1): 55–68. doi:10.11646/zootaxa.1343.1.3. ISSN 1175-5334.
  2. ^ Phạm Văn Long; Đặng Thị Thanh Hương; Hà Lương Thái Dương; Nguyễn Quang Huy; Trần Đức Hậu (2022). “Tổng quan thành phần loài cá bống (Actinopterygii: Gobiiformes) ở khu vực ven biển Bắc Việt Nam”. Báo cáo khoa học về Nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ: 414–426. doi:10.15625/vap.2022.0046.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)