Bước tới nội dung

Trương Qua

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ Nhân dân
Trương Qua
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
(1927-07-11)11 tháng 7, 1927
Nơi sinh
Diên Khánh, Khánh Hòa
Mất9 tháng 2, 2016(2016-02-09) (88 tuổi)
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (1984)
Nghệ sĩ nhân dân (1997)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1960 – 1991
Đào tạo
Thể loạiPhim hoạt hình
Tác phẩmDế mèn phiêu lưu ký
Bài ca trên vách núi
Sơn tinh Thủy tinh
Chiếc vòng bạc
Cầu vồng hóa đá
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2017
Văn học Nghệ thuật

Trương Qua[1] (11 tháng 7 năm 1927 – 9 tháng 2 năm 2016) là một đạo diễn, họa sĩ phim hoạt hình thuộc thế hệ tiên phong của Điện ảnh Việt Nam. Ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật vào năm 2017.

Tiểu sử và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trương Qua sinh ngày 11 tháng 7 năm 1927 tại Khánh Hòa.

Năm 1959, ông cùng họa sĩ Lê Minh Hiền thực tập ở xưởng phim hoạt hình Matxcova, sau đó về Hà Nội mở lớp thực tập vẽ phim và xây dựng nền móng cho ngành hoạt hình ở nước ta.

Với 17 bộ phim hoạt hình do ông làm đạo diễn, trong đó có một số phim ông kiêm nhiệm họa sĩ sáng tác, đã để lại nhiều dấu ấn của một phong cách riêng biệt. Có thể kể ra những phim nổi bật từ phong cách đó: Chiếc vòng Bạc (1962, Giải Bông sen Bạc), Bài ca trên vách núi (1967, giải Bông sen Bạc), Sơn Tinh- Thủy Tinh (1972, giải Bông sen Bạc), Dế mèn phiêu lưu ký (1980, giải Bông sen Vàng), Đam San (1984, giải thưởng của Tổng Hội Văn học nghệ thuật, Cộng hòa dân chủ Nhân dân Triều Tiên). Ông thật sự có duyên với những bộ phim hoạt hình về các dân tộc ít người, được minh chứng bằng 3 Giải Bông sen Bạc: Chiếc vòng bạc (dân tộc Mèo), Bài ca trên vách núi (dân tộc Ba Na), Cầu vồng hóa đá (dân tộc Chăm), Đam San (dân tộc Ê- Đê). Trong đó bộ phim Đam San có thời gian thực hiện chiếm kỉ lục dài nhất trong tất cả các phim hoạt hình Việt Nam (4 năm).

Năm 1967, bộ phim cắt giấy màu đầu tiên Bài ca trên vách núi của Hoạt hình Việt Nam do Trương Qua thực hiện chính thức đi dự LHP Quốc tế lần II (1968) và nhận Giải thưởng của Hội Điện ảnh Rumani.

Năm 1980, phim Dế mèn phiêu lưu ký ra đời là sản phẩm của một tập thể tâm huyết, dám làm bằng tất cả niềm đam mê và tinh thần trách nhiệm cao. Tác phẩm đã đem lại giải Bông sen Vàng đầu tiên tại LHP Việt Nam lần thứ V - 1980 cho Xưởng phim Hoạt họa - Búp bê thuộc Xí nghiệp phim Tổng hợp của TP. Hồ Chí Minh do Trương Qua làm đạo diễn. Có thể nói Dế mèn phiêu lưu ký là một trong những bộ phim tiêu biểu và có quyền đứng đầu bảng cùng 5 đến 10 bộ phim Hoạt hình hay nhất của điện ảnh Việt Nam kể từ khi loại hình nghệ thuật này ra đời.

Trong hơn 30 năm (từ năm 1960 - 1991), với 17 phim do ông làm đạo diễn dễ nhận thấy rằng hầu như cách thể hiện luôn thay đổi, được tạo ra từ mạch nguồn giá trị văn hóa dân tộc, tránh sự trùng lặp và luôn sáng tạo.[2]

Ông đã được tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú (1984) và Nghệ sĩ nhân dân (1997).

Ông qua đời ngày 9 tháng 2 năm 2016.

Năm 2017, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.[3]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Lễ trao giải Hạng mục Tác phẩm Kết quả Nguồn
1968 Liên hoan phim hoạt hình quốc tế Mamaia Phim hoạt hình Bài ca trên vách núi Bằng khen
1970 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1 Bông sen bạc [4][5]
Đêm trăng rằm Bằng khen [6]
1973 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 Đáng đời thằng Cáo Bông sen vàng
Chiếc vòng bạc Bông sen bạc
Sơn Tinh, Thủy Tinh Bông sen bạc
1980 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 5 Em bé và chiếc gương Bằng khen [7]
Dế mèn phiêu lưu ký Bông sen vàng
1987 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1988 Đam San Bằng khen

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thu Thủy. “Đạo diễn Trương Qua”. Hãng phim hoạt hình Việt Nam. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2018.
  2. ^ “Nhớ NSND Trương Qua – Người nghệ sĩ và tấm lòng đam mê vì trẻ thơ”. Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ “Chủ tịch nước Quyết định trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2017”. Báo Tổ quốc. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ Nguyễn Mạnh Lân, Trần Duy Hinh & Trần Trung Nhàn (2002), tr. 264.
  5. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 318.
  6. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 301–302.
  7. ^ Mai Thúc Luân (2001), tr. 245.