Bước tới nội dung

Tuyến Tōkyū Meguro

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tuyến Tokyu Meguro)
Tuyến Tokyu Meguro
MG
Tổng quan
Tiếng địa phương東急目黒線
Sở hữuTập đoàn Tokyu
Vị tríTokyo
Ga đầuMeguro
Ga cuốiHiyoshi
Nhà ga13
Dịch vụ
KiểuCommuter rail
Thông tin kỹ thuật
Chiều dài tuyến11,9 km (7,4 mi)
Khổ đường sắt1.067 mm (3 ft 6 in)
Điện khí hóa1.500 V DC overhead catenary

Tuyến Tokyu Meguro (東急目黒線 (Đông Cấp Mục Hắc Tuyến) Tōkyū Meguro-sen?) là một tuyến đường sắt vận hành bởi công ty đường sắt tư nhân Tokyu Corporation. Bản thân tên của tuyến này nhằm chỉ đoạn từ Meguro tới Den-en-chōfu ở phía Tây Nam của Tokyo, nhưng gần như tất cả các tàu đều chạy tới tận Hiyoshi và song song với Tuyến Tōyoko từ Den-en-chōfu.

Tuyến Meguro được nối tiếp với Tuyến Tokyo Metro NambokuTuyến Toei Mita. Cho tới khi các kết nối này hoàn thành vào năm 2000, tuyến này là một phần của Tuyến Mekama, và chạy giữa Meguro và Kamata. Phần còn lại của Tuyến Mekama được đặt tên là Tuyến Tōkyū Tamagawa. Vào ngày 22 tháng 6 năm 2008, các đường ray mới cho Tuyến Meguro từ Motosumiyoshi tới Hiyoshi được xây dựng thêm vào.

Các chuyến tàu Tốc hành (Express) từ Musashi-Kosugi tới Meguro bắt đầu từ 25 tháng 9 năm 2006, và được mở rộng thêm xuống Hiyoshi vào 22 tháng 6 năm 2008. Các tàu Express tiết kiệm được 5 phút trên toàn tuyến và luôn vượt các tàu thường (local) tại Musashi-Koyama. Các tàu Express chạy vào thời điểm ban ngày, cứ 4 đến 5 chuyến tàu của Tuyến Meguro xen bằng một chuyến Express, và được tăng tần suất vào giờ cao điểm.

Danh sách nhà ga

[sửa | sửa mã nguồn]
Số hiệu Nhà ga Hán tự Express Có thể chuyển tuyến Vị trí
chạy tiếp nối với/từ NTuyến Tokyo Metro Namboku hướng Urawa-Misono bằng Tuyến đường sắt cao tốc Saitama
chạy tiếp nối với/từ ITuyến Toei Mita hướng Nishi-Takashimadaira
MG01 Meguro 目黒 Shinagawa Tokyo
MG02 Fudō-mae 不動前  
MG03 Musashi-Koyama 武蔵小山
MG04 Nishi-Koyama 西小山  
MG05 Senzoku 洗足   Meguro
MG06 Ōokayama 大岡山 OM Tuyến Tokyu Oimachi Ōta
MG07 Okusawa 奥沢   Setagaya
MG08 Den-en-chōfu 田園調布 TY Tuyến Tokyu Toyoko Ōta
MG09 Tamagawa 多摩川
MG10 Shin-Maruko 新丸子 TY Tuyến Tokyu Toyoko Nakahara-ku, Kawasaki Kanagawa
MG11 Musashi-Kosugi 武蔵小杉
MG12 Motosumiyoshi 元住吉 TY Tuyến Tokyu Toyoko
MG13 Hiyoshi 日吉 Kōhoku-ku, Yokohama

Thế hệ tàu

[sửa | sửa mã nguồn]

Các công ty vận hành khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1923:
    • 11 tháng 3: Tuyến được mở với tên là "Tuyến Meguro" nối Meguro và Maruko (nay là Numabe) (hiện nay là Tuyến Tamagawa).
    • Tháng 10: Ga Meguro-Fudōmae được đổi tên thành Fudōmae.
    • 1 tháng 11: Tuyến được mở rộng từ Maruko tới Kamata, và tuyến được đổi tên thành Tuyến Mekama.
  • 1 tháng 6 năm 1924: Ga Koyama trở thành Musashi-Koyama.
  • 1 tháng 1 năm 1926: Ga Chōfu và ga Tamagawa được đổi tên thành Den-en-Chōfu và Maruko-Tamagawa.
  • 1 tháng 8 năm 1928: Ga Nishi-Koyama mở cửa.
  • 1 tháng 1 năm 1931: Ga Maruko-Tamagawa lại đổi tên thành Tamagawa-en-mae.
  • 16 tháng 12 năm 1977: Ga Tamagawa-en-mae lại đổi tên thành Tamagawa-en.
  • 27 tháng 11 năm 1994: Ga Den-en-Chōfu được chuyển thành ga ngầm.
  • 1997:
    • 27 tháng 6: Ga Ōokayama được chuyển thành ga ngầm.
    • 27 tháng 7: Ga Meguro được chuyển thành ga ngầm.
  • 10 tháng 10 năm 1999: Ga Fudōmae được nâng tầng.
  • 2000:
    • 6 tháng 8: Chia thành 2 dịch vụ, Meguro - Musashi-Kosugi và Tamagawa - Kamata. Ga Tamagawa-en đổi tên thành Tamagawa station.
    • 26 tháng 9: Dịch vụ tiếp nối được triển khai với Tuyến Tokyo Metro Namboku và Tuyến Toei Mita.
  • 28 tháng 3 năm 2001: Dịch vụ tiếp nối được triển khai với Tuyến đường sắt cao tốc Saitama thông qua Tuyến Namboku.
  • 2006:
    • 2 tháng 7: Cùng với việc chia tách của ga Fudōmae và Senzoku, ga Musashi-Koyama và Nishi-Koyama được chuyển thành ga ngầm.
    • 25 tháng 9: Các chuyến tốc hành (Express) ra mắt.
  • 22 tháng 6 năm 2008: Tuyến mở rộng tới Hiyoshi.

Các tuyến liên kết trước đây

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ga Okusawa - Tuyến đường săt khổ 1067mm dài 1 km, điện khí hóa DC 600 V, từ Shin-Okusawa từ năm 1928 đến năm 1935, giúp kết nối đến Yukigaya-Otsuka trên Tuyến Tokyu Ikegami.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài viết này tương ứng đến bài viết trong Wikipedia tiếng Nhật