Bước tới nội dung

Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Vườn quốc gia Bù Gia Mập
IUCN II (Vườn quốc gia)
Vị trí Vườn quốc gia Bù Gia Mập
Vị trí Vườn quốc gia Bù Gia Mập
Vị trí tại Việt Nam
Vị trímiền Nam Việt Nam
Thành phố gần nhấtĐồng Xoài
Tọa độ12°13′0″B 107°09′0″Đ / 12,21667°B 107,15°Đ / 12.21667; 107.15000
Diện tích260,32 km²
Thành lập2002
Cơ quan quản lýUBND tỉnh Bình Phước

Vườn quốc gia Bù Gia Mập là nơi bảo tồn các nguồn sinh quyểnmiền Đông Nam Bộ, Việt Nam.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Vườn quốc gia này được chuyển hạng từ khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập thành vườn quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 170/2002/QĐ-TTG ngày 27 tháng 11 năm 2002.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Phước, trên địa bàn xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, tại vị trí cực Bắc của tỉnh. Phía Đông vườn quốc gia này là tỉnh Đắk Nông, phía Tây Bắc là biên giới Việt Nam - Campuchia. Tọa độ từ 12°08′30″ tới 12°17′30″ vĩ bắc, và từ 107°03′30″ đến 107°14′30″ kinh đông.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập có tổng diện tích 26.032 ha, nhưng trong đó diện tích rừng tự nhiên là 21.376 ha, bao gồm: 388 ha rừng giàu, 2.798 ha rừng trung bình, 1.692 ha rừng nghèo, 5.064 ha rừng hỗn giao và 11.434 ha rừng tre nứa. Vùng đệm vườn quốc gia có diện tích 15.200 ha gồm 7.200 ha thuộc tỉnh Bình Phước và 8.000 ha của tỉnh Đăk Nông.

Nhiệm vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Vườn quốc gia Bù Gia Mập vừa là nơi bảo tồn hệ động vật, thực vật hoang dã, nguồn dược liệu quý hiếm, đồng thời vừa là rừng phòng hộ đầu nguồn cho những hồ chứa nước của thủy điện Thác Mơthủy điện Cần Đơn. Ngoài ra, nó còn phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển dịch vụ du lịch sinh thái. Đây là nơi bảo tồn các nguồn gien quý hiếm của hệ động, thực vật phong phú đặc trưng cho miền Đông Nam Bộ.

Hệ động thực vật

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thực vật ở đây có 724 loài thực vật nằm trong 326 chi, 109 họ, 70 bộ thuộc 6 ngành thực vật khác nhau. Các khu rừng nơi đây vẫn còn đảm bảo tính chất của rừng nguyên sinh, với đa số thuộc những loài cây họ Dầuhọ Đậu, quý hiếm như: cẩm lai, gõ đỏ, mun, lát hoa, gỗ mật, thạch tùng, giáng hương, trắc,... Ngoài ra vườn có 278 giống cây dược liệu.

Vườn bao gồm nhiều kiểu rừng:

Hệ động vật của vườn quốc gia này gồm rất nhiều loài động vật hoang dã, tất cả có 437 loài.


Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]