Wikipedia:Phạm vi công cộng
- Xem thêm bài viết bách khoa về phạm vi công cộng.
Trang này giải thích một hướng dẫn của Wikipedia tiếng Việt. Đây là tiêu chuẩn đã được chấp thuận mà các thành viên nên cố gắng tuân theo. Vì có thể sẽ tồn tại những ngoại lệ, hãy thực hiện nó một cách có ý thức. Bất kỳ sửa đổi liên quan đến trang nội dung này nên phản ánh sự đồng thuận. Nếu bạn hoài nghi về hướng dẫn nào đó, hãy thảo luận trước tại trang thảo luận. |
Bản quyền trong Wikipedia |
---|
Quy định |
|
Hướng dẫn |
Quy trình |
Trợ giúp |
Tài nguyên |
Theo ngữ nghĩa được áp dụng cho mọi mục đích thực tế trên Wikipedia, phạm vi công cộng bao gồm những tác phẩm không được bảo hộ bản quyền: bất cứ ai cũng có thể sử dụng theo bất cứ hình thức nào và cho bất kỳ mục đích nào. Sự ghi công hợp lý dành cho tác giả hoặc nguồn gốc của tác phẩm, thậm chí nếu nó đã thuộc về phạm vi công cộng, vẫn là một đòi hỏi tại Wikipedia này để tránh đạo văn.
Phạm vi công cộng được định nghĩa chung (như Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ) là toàn bộ các tác phẩm không được giữ bản quyền, có nghĩa là những gì mà
- bản chất từ đầu là không thích hợp để giữ bản quyền, hoặc
- bản quyền của nó đã hết hạn.
Tuy nhiên, không hề có khái niệm về phạm vi công cộng chính xác trên Internet. Các công ước quốc tế, như Công ước Berne, không thể tự thực hiện và không thay thế được cho luật pháp của nước sở tại. Không có cái gọi là "Luật Bản quyền Quốc tế" áp dụng toàn cầu đứng trên pháp luật ở từng nước. Thay vào đó, các quốc gia tham gia ký kết Công ước Berne đã thay đổi luật pháp của họ để tương thích với các tiêu chuẩn tối thiểu mà công ước đề ra, thường bằng những điều khoản mạnh hơn công ước. Một tác phẩm có bản quyền tự do ở một quốc gia hay không sẽ tùy thuộc vào luật pháp của mỗi quốc gia riêng biệt.
Quỹ Wikimedia (cơ quan chủ quản của Wikipedia) đặt trụ sở ở tiểu bang California, Hoa Kỳ. Mặc dù pháp luật đôi khi không rõ ràng về bộ luật nào sẽ áp dụng trên Internet, nhưng bộ luật chủ yếu dành cho Wikipedia là luật Hoa Kỳ. Đối với những người dùng lại nội dung trên Wikipedia, đó là luật ở những nước mà họ đang sinh sống.
Tại Hoa Kỳ, bất kỳ tác phẩm xuất bản trước ngày 1 tháng 1, 1929 ở bất cứ nơi đâu trên thế giới[1] là thuộc phạm vi công cộng. Tuy nhiên, những quốc gia khác không bị ràng buộc vào năm 1929 này. Sự rắc rối còn tăng lên khi những vụ kiện đặc biệt được xét đến, như cố gắng xác định xem một tác phẩm phát hành sau đó có thể thuộc phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ, hoặc khi liên quan đến các tác phẩm chưa xuất bản. Khi một tác phẩm chưa được xuất bản ở Hoa Kỳ nhưng xuất bản ở các nước khác, luật bản quyền ở nước đó cũng phải được tính tới. Những người dùng lại nội dung trên Wikipedia cũng có thể tìm thấy sự hữu ích khi đọc nội dung ở bài này.
Văn bản quan trọng
[sửa | sửa mã nguồn]- Công ước Berne là văn bản pháp lý chủ yếu điều chỉnh bản quyền trên thế giới. Những quốc gia ký kết đồng ý sửa đổi luật pháp của họ để phù hợp với những yêu cầu tối thiểu của công ước này, nhưng bản thân công ước không phải là luật. Những quốc gia kết kết có quyền "bỏ qua" vài đoạn trong công ước (mặc dù đa số là bắt buộc và không thỏa hiệp), và mỗi nước cụ thể hiện thực hóa công ước thế nào là quyền của mỗi quốc gia. Toàn văn của Công ước Berne có ở trang web WIPO.
- Luật Bản quyền Hoa Kỳ là Tiêu mục số 17 của Bộ luật Hoa Kỳ (17 USC), chương 1 đến 8 và 10 đến 12. Chương 9 và 13 có chứa những điều luật bảo vệ thiết kế các con chip bán dẫn và thân tàu mà Wikipedia không quan tâm và không dính dáng tới.
- Hướng dẫn hài hòa điều khoản bảo hộ bản quyền EU là một hướng dẫn ràng buộc đối với tất cả quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, hài hòa điều khoản bản quyền. Nó có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7, 1995. Mỗi quốc gia đã thay đổi luật pháp để phù hợp với hướng dẫn này. Trang web về luật pháp của EU có chứa toàn văn (1993), cộng với một tu chính 2001 sửa đổi §3(2). Xem Các thay đổi có hiệu lực từ trước trong luật bản quyền ở dưới để có thêm thảo luận về vấn đề này.
Luật Bản quyền Hoa Kỳ công khai ghi rõ rằng Công ước Berne chỉ là công ước, chứ không phải "siêu luật" để đứng trên Luật pháp Hoa Kỳ: 17 USC 104(c) nói rằng
- "Không có quyền lợi hoặc mối quan tâm nào trong một tác phẩm nằm dưới sự bảo hộ của điều luật này có thể được tuyên bố bởi vì, hoặc dựa trên, các điều khoản của Công ước Berne, hoặc tôn trọng triệt để Hoa Kỳ ngoài ra..."[2]
Khi thảo luận về vấn đề bản quyền một cách không chính thức (và tất cả những thảo luận trên Wikipedia đều là không chính thức), một người có thể tranh cãi về các điều khoản của Công ước Berne: viết "theo điều §y của Công ước Berne..." thì khi đó chỉ là viết tắt của "theo điều §x của luật bản quyền của quốc gia, hiện thực điều §y của Công ước Berne,..." Tuy nhiên, người đó phải nhớ rằng một vài đoạn trong Công ước Berne là tùy chọn, và rằng bất kỳ quốc gia nào cũng có thể vượt qua tiêu chuẩn tối thiểu ghi trong phần lớn Công ước Berne.
Các văn bản khác
[sửa | sửa mã nguồn]Có một số văn bản khác liên quan đến vấn đề bản quyền mà đôi khi cần phải tham khảo, nhưng nói chung chúng ít quan trọng đối với mục đích của Wikipedia.
- Công ước Bản quyền Toàn cầu (văn bản Geneve 1952, văn bản Paris 1971) là một công ước bản quyền quốc tế mang tính thay thế. Nó bắt buộc ít quyền bảo hộ nghiêm ngặt hơn Công ước Berne. Vì UCC nói công khai rằng nếu một nước ký kết UCC cũng là một nước ký Công ước Berne, thì công ước sau nên được áp dụng, và do phần lớn quốc gia đã gia nhập Công ước Berne, UCC đã hầu như không còn thích hợp nữa. Tuy nhiên, ngày tham gia của một số quốc gia vào UCC vẫn còn là vấn đề quan tâm.
- Công ước Roma (Công ước Bảo hộ Người trình diễn, người sản xuất Ngữ âm và Tổ chức phát thanh quốc tế) từ năm 1961 là một công ước bổ sung Công ước Berne về bản quyền trình diễn và thu thanh.
- Công ước Ngữ âm Geneve (Công ước Bảo hộ Nhà sản xuất ngữ âm chống lại việc Sao chép ngữ âm của họ) là một công ước quốc tế bổ sung vấn đề bản quyền cho bản thu âm.
- Hiệp ước Bản quyền WIPO (WCT) từ năm 1996, có hiệu lực năm 2002, là một bản mở rộng của Công ước Berne, đưa các chương trình máy tính và cơ sở dữ liệu dưới sự bảo vệ bản quyền. Ở Hoa Kỳ, nó được hiện thực bởi DMCA.
- Hiệp ước trình diễn và thu thanh WIPO (WPPT) từ năm 1996 và đi vào hiẹu lực năm 2002. Nó là bản cập nhật của Công ước Roma. Ở Hòa Kỳ, nó được hiện thực bởi một phần của DMCA.
Công trình không thích hợp để giữ bản quyền
[sửa | sửa mã nguồn]- Tóm tắt: Các công trình thuộc Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ, hoặc nội dung không mang tính sáng tạo
Công trình của chính phủ Hoa Kỳ
[sửa | sửa mã nguồn]Ở Hoa Kỳ, công trình của chính quyền liên bang là không thích hợp để bảo hộ bản quyền (17 USC 105). Không rõ điều này có được áp dụng trên toàn thế giới hay không, xin xem Danh sách hỏi đáp thường gặp về Bản quyền của CENDI và thảo luận về điều này tại LibraryLaw Blog.
Trên thực tế, điều này có nghĩa là nhiều tài liệu ở các trang web *.gov và *.mil, cũng như các tài liệu ở một số trang web *.us (như các trang của Sở Kiểm lâm Hoa Kỳ), là thuộc phạm vi công cộng. Xin hãy chú rằng không phải tất cả những tài liệu như vật đều thuộc phạm vi công cộng, vì:
- Các trang web của chính phủ Hoa Kỳ cũng có thể sử dụng những công trình có giữ bản quyền; hoặc họ đã được quyền sử dụng nó hoặc được dùng dưới điều khoản "sử dụng hợp lý". Nói chung, những công trình có bản quyền như vậy trên các trang web của chính phủ liên bang Hoa Kỳ và những cơ quan của nó sẽ được ghi rõ tại đó. Một ví dụ là "triển lãm ảnh của những người đã viếng thăm" tại trang web Sở Công viên Quốc gia Hoa Kỳ: trừ phi các hình có chú thích là đã được những người đăng tải đưa vào phạm vi cộng, còn không những hình này đều có bản quyền thuộc về người chụp, và họ là những khách đã từng viếng thăm công viên quốc gia, chứ không phải nhân viên của Công viên.
- Một số chính quyền tiểu bang Hoa Kỳ cũng dùng trang web có tên miền *.gov. Chính quyền tiểu bang và địa phương thường thực sự giữ bản quyền đối với công trình của họ. 17 USC §105 chỉ đặt những tài liệu liên bang vào phạm vi công cộng.[3]
- Những công trình do đấu thầu được sản xuất theo mệnh lệnh của chính phủ Hoa Kỳ có vẻ đều có bản quyền. Những thứ tiêu biểu như bất kỳ tài liệu nào từ các phòng nghiên cứu. Ví dụ như Phòng nghiên cứu Quốc gia Oak Ridge được điều hành theo một hợp đồng với Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, nhưng điều này không có nghĩa là công trình do họ làm ra là "công trình của chính phủ liên bang". Những công trình của Phòng thí nghiệm đều giữ bản quyền, và chính phủ Hoa Kỳ được họ cho phép không độc quyền quyền sử dụng, ấn bản, và cho phép tái ấn bản các công trình như vậy. Các điều khoản chính xác thay đổi tùy theo từng phòng thí nghiệm, nhưng nói chung, việc tái sử dụng mang tính thương mại của công trình này đều bị cấm.[4]
- Thậm chí chính phủ liên bang Hoa Kỳ cũng có thể giữ tác quyền, nếu người giữ bản quyền gốc gán cho hoặc chuyển giao bản quyền cho chính quyền Hoa Kỳ. Một ví dụ đáng chú ý về điều này là mặt phải của đồng dollar Sacagawea, mà người thiết kế ra nó, Glenna Goodacre, đều giữ bản quyền trước khi bà chuyển mẫu thiết kế và bản quyền của nó cho Sở đúc tiền Hoa Kỳ.[5]
Theo luật Hoa Kỳ, bản thân bộ luật và các quy định điều lệ vẫn tạo ra các trường hợp đặc biệt. Tất cả những đạo luật, bộ luật, và điều chỉnh bắt buộc hiện tại hoặc trước kia do chính phủ ban hành ở bất kỳ cấp nào và bản lưu công cộng của bất kỳ vụ kiện tòa án nào cũng đều thuộc phạm vi công cộng. [2] Điều này áp dụng cho những luật được ban hành ở các tiểu bang và cộng đồng dân cư mà theo lệ thường họ sẽ tuyên bố bản quyền đối với công trình của họ. Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ đã diễn giải điều này áp dụng cho tất cả những "sắc lệnh của chính phủ" cả nội địa lẫn đối ngoại.[6]
Chú ý rằng những chính phủ của các quốc gia khác có thể giữ bản quyền; trên thực tế, phần lớn họ thực hiện điều này và công trình của họ do đó đều được bảo hộ bản quyền. Vào cùng thời điểm, nhiều quốc gia tuyên bố những sắc lệnh như phán quyết của luật và tòa án là ngoại lệ của bản quyền. Những ngoại lệ như vậy thường được định nghĩa hẹp và không thể được phân tích để thành ra "bất kỳ ấn phẩm nào của văn phòng chính phủ".
Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ đã làm rõ rằng các công trình của Sở Bưu chính Hoa Kỳ, của chính quyền Quận Columbia, hoặc của chính quyền Puerto Rico không phải "công trình của chính phủ Hoa Kỳ" và do đó là đối tượng để giữ bản quyền. Hơn nữa, những công trình của Liên Hiệp Quốc hoặc những cơ quan của nó hay của OAS đều là đối tượng giữ bản quyền.[7] Đối với Liên Hiệp Quốc, xem Các công trình của Liên Hiệp Quốc để xem các ngoại lệ quan trọng: một số tài liệu của LHQ thực sự thuộc phạm vi công cộng.
Tác phẩm không có tính sáng tạo
[sửa | sửa mã nguồn]- Tóm tắt: Sự thật đơn thuần thuộc phạm vi công cộng. Tác phẩm phải cho thấy đủ tính sáng tạo con người thì mới thích hợp để giữ bản quyền.
Loại công trình thứ hai mà nói chung không thể được bảo hộ bản quyền đó là những công trình không (hoặc không rõ ràng) chứa nội dung mang tính sáng tạo: chúng không vượt qua được ngưỡng tính chất gốc. Ở Hoa Kỳ, ví dụ cổ điển đó là danh bạ điện thoại. Những tên và con số trong đó, theo như học thuyết về từng vụ kiện (ví dụ Feist v. Rural), là "những sự thật được khám phá", chứ không phải là kết quả của sự biểu diễn hoặc đánh giá mang tính sáng tạo. Hoa Kỳ đã công khai từ chối vị thế rằng những nỗ lực trong việc khám phá ra sự thật có thể thay đổi tính bảo hộ của nó. Do kết quả của vụ kiện này, địa chỉ, số điện thoại, phần lớn dữ liệu khoa học, tỷ số thể thao, kết quả của cuộc trưng cầu, và những sự thật tương tự khác đều nằm ngoài phạm vi bảo hộ bản quyền.
Trong khi những sự thật này bản thân chúng là ngoại lệ, những yếu tố sáng tạo khác trong những bản tổng hợp sự thật có thể bảo đảm một số bảo hộ bản quyền. Ví dụ, Eckes v. Card Prices Update đã cho thấy sự lựa chọn sự kiện nào để đưa vào danh sách cụ thể, khi thực hiện xong nhờ vào hành động sáng tạo, có thể có được sự bảo hộ thậm chí khi những yếu tố cá thể không được bảo hộ. (Xem thêm 17 USC 103(b).) Hiệp ước Bản quyền WIPO là một hiệp ước quốc tế đi theo quan niệm này; nó cũng đã được Liên minh châu Âu (EU) đưa vào trong Hướng dẫn Cơ sở dữ liệu EU, một sự bảo hộ sui generis sẽ cấm bất kỳ sự "rút trích" hoặc "tái sử dụng" cụ thể về thông tin từ cơ sở dữ liệu được tạo ra nhờ những nỗ lực đáng kể. Trong tất cả những trường hợp này, bản quyền là đối với toàn bộ cơ sở dữ liệu, có nghĩa là sự lựa chọn nên bộ sưu tập đó. Từng cá thể đơn lẻ trong những cơ sở dữ liệu như vậy vẫn có bản quyền riêng của chúng, và có thể đã hết hạn.
Tương tự, mặc dù dữ liệu khoa học thường nằm ngoài bản quyền, những con số và phong cách trình bày cụ thể được dùng để diễn tả dữ liệu đó trong đa số trường hợp sẽ được giữ bản quyền. Cũng như thế, trong một số trường hợp các sự kiện này là ngoại lệ của bản quyền nhưng vẫn còn được bảo hộ do luật sáng chế.
Một loại khác của công trình phi sáng tạo mà không được phép công bố bản quyền ở Hoa Kỳ đó là những gì là kết quả của quá trình tái tạo cơ khí. Theo như vụ Thư viện Nghệ thuật Bridgeman kiện Công ty Corel, một bức hình tái tạo đơn giản của một tác phẩm hai chiều không tạo nên bản quyền mới cho bức ảnh đó được. Nhiều quốc gia khác (nhưng không phải tất cả!) cũng thừa nhận không thích hợp để giữ bản quyền đối với những bức ảnh tái tạo từ các công trình hai chiều thuộc phạm vi công cộng.
Thông thường đối với tất cả các trường hợp này đó là chỉ có tác phẩm do con người tạo ra mới thích hợp để giữ bản quyền.[8] Những tác phẩm do thú vật (như một bản vẽ do một con tinh tinh vẽ nên) hoặc máy móc tạo ra (như spam bất hợp pháp) là không thể giữ bản quyền, mặc dù trong trường hợp những bản vẽ do chương trình máy tính tạo nên, bản thân chương trình dĩ nhiên có thể có bản quyền. Trong những trường hợp nhất định, thậm chí những tác phẩm đồ họa do chương trình máy tính tạo nên có thể có bản quyền; xem ví dụ Stern Electronics, Inc. kiện Kaufman.
Bản mô tả chi tiết (bao gồm biểu đồ) trong các đơn bằng sáng chế ở Hoa Kỳ được "phát hành vào phạm vi công cộng" theo như Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ[3]. Các phần của nó có thể chứa những thông báo không bắt buộc của bản quyền © hoặc bảo hộ công trình giấu kín Ⓜ, nhưng người nộp bằng sáng chế phải nói rõ trong văn bản của bản mô tả chi tiết rằng người chủ sở hữu trong những phần có bảo hộ đồng ý cho phép mọi người tạo ra bản sao tái tạo của những phần này của bản mô tả, còn không sẽ bảo hộ mọi quyền37 CFR § 1.71(e).
Tái tạo hình chụp, như một dạng tác phẩm phái sinh, có thể kế thừa bản quyền của tác phẩm gốc. Nếu tác phẩm nghệ thuật đó là thuộc phạm vi công cộng, thì bức hình đó cũng vậy. Tuy nhiên, nếu tác phẩm được mô tả là có bảo hộ bản quyền, thì mặc dù không có bản quyền độc lập của bức ảnh, nó không thể được xem là thuộc phạm vi công cộng vì quyền gốc vẫn có quyền lực để quản lý việc tái tạo tác phẩm của anh ta, trong đó có cả hình chụp, được tạo ra và phân phối như thế nào. Điều tương tự áp dụng cho hình ảnh được số hóa.
Cũng nên chú ý rằng ngoại lệ của những hình ảnh tái tạo chỉ nới đến tác phẩm nghệ thuật hai chiều ở Hoa Kỳ. Một bức ảnh bức tượng ba chiều có thể yêu cầu bảo hộ bản quyền thậm chí nếu như bản thân bức tượng là thuộc về phạm vi công cộng. Những quyền như vậy xuất phát từ sự sáng tạo liên quan đến việc đặt máy ảnh, ánh sáng, và những yếu tố biến thiên khác.
Ở Hoa Kỳ, Trích lược của Thực hành Văn phòng II của Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ có những ví dụ riêng rẽ và các gợi ý về những điều kiện như thế nào thì một tác phẩm nào là có thể giữ được bản quyền.
Phông chữ
[sửa | sửa mã nguồn]- Tóm tắt: Các phông chữ co dãn được một cách chính xác được bảo hộ bản quyền như chương trình máy tính; kiểu chữ một cách chính xác có thể được bảo hộ bởi luật sáng chế mẫu vẽ, và, ở một số nước, theo cả luật bản quyền; việc sử dụng thực tế của kiểu chữ là không hạn chế, thậm chí nếu phông chữ được dùng là dựa một cách bất hợp pháp trêm một kiểu chữ có bảo hộ.
Theo luật Hoa Kỳ, kiểu chữ và những ký tự của chúng được xem là đối tượng vị lợi mà sự ích lợi của nó vượt quá bất kỳ quyền lợi nào có thể tồn tại để bảo vệ các yếu tố sáng tạo. Như vậy, kiểu chữ là ngoại lệ của bảo hộ bản quyền ở Hoa Kỳ (Bộ Quy định Liên bang, Ch 37, Sec. 202.1(e); Eltra Corp. kiện Ringer). Tuy nhiên, sự tuyên án này chỉ giới hạn trong Adobe kiện Southern Software, Inc., trong đó nó được quyết định là những phông chữ máy tính có thể co dãn, có nghĩa là, những hướng dẫn cần thiết để điều chỉnh kích thước kiểu chữ, cấu thành một "chương trình máy tính" đối với mục đích của luật bản quyền và do đó là đối tượng bảo hộ. Do đó (những) tập tin máy tính đi cùng với một bộ phông chữ co dãn được nói chung sẽ được bảo hộ ngay cả khi thiết kế cụ thể nào đó của chữ là không bảo hộ. Hơn nữa, sự trình bày theo điểm (ví dụ bitmap) của những ký tự trong một phông chữ co dãn không được bảo hộ theo luật bản quyền Hoa Kỳ. Theo phần 503.02(a) của Trích lục II, kiểu in và kiểu viết bản thân chúng không được bảo hộ ở Hoa Kỳ. Dạng đối xử này của phông chữ không quá bất bình thường theo luật quốc tế, và phần lớn những luật khác không xem phông chữ là đối tượng để giữ bản quyền (với ngoại lệ đáng chú ý ở Vương quốc Anh, nhưng cũng chỉ bao gồm kiểu chữ đúng nghĩa, khi ví dụ chúng được dùng trong phông chữ, và không phải các dùng thực sự[9]). Tuy nhiên, kiểu chữ thực sự có thể được bảo hộ theo mẫu sáng chế thiết kế ở nhiều nước (hoặc tự động, hoặc sau khi đăng ký, hoặc phối hợp cả hai). Một ví dụ tiêu biểu là Liên minh châu Âu,[10] nơi việc bảo hộ tự động (mà không có đăng ký) sẽ hết hạn sau ba năm và có thể kéo dài (nếu đăng ký) lên 25 năm.[11]
Các khía cạnh quốc tế
[sửa | sửa mã nguồn]- Tóm tắt: Ngưỡng nguyên bản khác nhau tùy theo quốc gia.
Giống như thời hạn bản quyền, sự thích hợp để giữ bản quyền ngay từ lúc đầu hay không được điều khiển bởi luật của quốc gia. Công ước Berne, §5(2) nói rõ thế này
- Việc hưởng và thực hành những quyền này [có nghĩa là, bản quyền] sẽ không là đối tượng của bất kỳ quy tắc nào; việc hưởng và thực hành như vậy sẽ phụ thuộc vào sự tồn tại của sự bảo vệ [bản quyền] tại quốc gia gốc của tác phẩm.
Nói cách khác: một tác phẩm mà không thể giữ bản quyền ở nước này (thậm chí nếu đó là quốc gia gốc) có thể vẫn có bản quyền ở những nước khác, nếu tác phẩm của họ là có thể giữ bản quyền ở đó. Một ví dụ là Hình:Christoph Meili 1997.jpg: hình này không thể giữ bản quyền ở quốc gia gốc (Thụy Sĩ) theo một phán quyết của Tòa án Tối cao Liên bang Thụy Sĩ. Tuy nhiên, sự thật là nó thỏa mãn tiêu chuẩn ở các quốc gia khác: nó đã vượt qua được ngưỡng nguyên bản ở Hoa Kỳ; và có thể cũng thích hợp để giữ bản quyền ở Liên minh châu Âu.
Ý tưởng đơn thuần, quy trình, phương pháp hoạt động hoặc các khái niệm toán học đúng nghĩa không thể bảo vệ bản quyền theo như điều 2 của Hiệp ước Bản quyền WIPO.[12]
Công bố
[sửa | sửa mã nguồn]- Tóm tắt: Một tác phẩm được gọi là đã công bố khi các bản sao hữu hình của nó được phổ biến một cách rộng rãi đến công chúng.
Sau đây, chúng ta sẽ liên tục đề cập đến việc "công bố" tác phẩm. Một tác phẩm được gọi là đã công bố khi các bản sao của tác phẩm có thể tiếp cận được ở dạng tồn tại lâu dài nào đó bởi rộng rãi công chúng với sự ưng thuận của tác giả hoặc người giữ bản quyền. Các dạng khiến tác phẩm có thể tiếp cận trong tình trạng ngắn ngủi không cấu thành việc công bố. Theo trích dẫn nguyên văn trong bản dịch tiếng Việt chính thức của Công ước Berne, §3.3:
- Không được coi là công bố: sự trình diễn một tác phẩm sân khấu, nhạc kịch hay điện ảnh, hoà tấu một tác phẩm nhạc, đọc trước công chúng một tác phẩm văn học, phát thanh hay truyền hình một tác phẩm văn học hay nghệ thuật, triển lãm một tác phẩm nghệ thuật hay xây dựng một tác phẩm kiến trúc.
Luật Bản quyền Hoa Kỳ định nghĩa "công bố" trong 17 USC 101 theo cách tương tự chỉ dùng lời lẽ khác:
- "Publication" is the distribution of copies or phonorecords of a work to the public by sale or other transfer of ownership, or by rental, lease, or lending. The offering to distribute copies or phonorecords to a group of persons for purposes of further distribution, public performance, or public display, constitutes publication. A public performance or display of a work does not of itself constitute publication.
Tạm dịch:
- "Công bố" là sự phân phối các bản sao hoặc bản thu thanh của một tác phẩm đến công chúng bằng cách bán hoặc chuyển giao quyền sở hữu khác, hoặc bằng cách thuê, mướn, hoặc cho mượn. Lời đề nghị phân phối bản sao hoặc bản thu thanh cho một nhóm người với mục đích phân phối nhiều hơn nữa, trình diễn công cộng, hoặc trưng bày công cộng, cấu thành sự công bố. Việc trình diễn hoặc trưng bày công cộng của tác phẩm bản thân nó không cấu thành sự công bố.
"Trưng bày công cộng" bao gồm phát thanh và các hình thức chuyển tải khác. Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ có nói trong Thông tư 40:
- A work of art that exists in only one copy, such as a painting or statue, is not regarded as published when the single existing copy is sold or offered for sale in the traditional way, for example, through an art dealer, gallery, or auction house. A statue erected in a public place is not necessarily published.
- When the work is reproduced in multiple copies, such as reproductions of a painting or castings of a statue, the work is published when the reproductions are publicly distributed or offered to a group for further distribution or public display.
Tạm dịch:
- Một tác phẩm nghệ thuật chỉ tồn tại một bản sao, như tranh vẽ hoặc tượng đài, không được xem là đã công bố khi bản sao duy nhất đó được bán hoặc đề nghị bán theo cách truyền thống, ví dụ, thông qua nhà bán lẻ nghệ thuật, triển lãm, hoặc nhà bán đấu giá. Một bức tượng được dựng lên ở nơi công cộng không nhất thiết phải là công bố.
- Khi tác phẩm được tái tạo thành nhiều bản sao, như sao chép một bức tranh hoặc đúc lại một bức tượng, tác phẩm gọi là được công bố khi các bản sao chép được phân phối rộng rãi ra công chúng hoặc được trao cho một nhóm người để phân phối rộng hoặc hoặc để trưng bày công cộng.
Do đó, một tác phẩm là chưa công bố trừ khi các bản sao (có thể là bản in, hình chụp, bưu thiếp, in đá, nhưng cũng có thể là các bản phát hành không phải bản in như các bản sao của bức tượng) của nó được công bố. Điều này dĩ nhiên ám chỉ rằng những sự công bố các bản sao như vậy diễn ra hợp pháp, cụ thể là với sự ưng thuận của người giữ bản quyền. Sự phân phối bất hợp pháp các bản sao (ví dụ như ngay chính bản sao đó đã là sự vi phạm bản quyền) thì không cấu thành sự công bố một tác phẩm. Quyền công bố tác phẩm là một độc quyền của người sở hữu bản quyền (17 USC 106), và vi phạm quyền này (ví dụ bằng cách phổ biến bản sao tác phẩm mà chưa có sự ưng thuận của người sở hữu bản quyền) là vi phạm bản quyền (17 USC 501(a)), và chủ sở hữu bản quyền có thể đòi hỏi (bằng cách kiện ra tòa) các bản sao được công bố mà không có sự ưng thuận của anh/chị ta phải được tịch thu và tiêu hủy (17 USC 502, 17 USC 503).
Tuy đoạn trích từ Công ước Berne là như vậy, việc truyền đi rộng rãi và trình diễn công cộng các tác phẩm văn học hoặc vở kịch có thể cấu thành sự công bố tại các quốc gia khác, ví dụ như ở Úc (xem Infosheet G-23: Thời hạn Bản quyền).
Chúng ta sẽ quay lại vấn đề này trong các đề mục "Tác phẩm đã công bố" và "Tác phẩm chưa công bố" ở dưới.
Khi nào thì hết hạn bản quyền?
[sửa | sửa mã nguồn]- Tóm tắt: Còn tùy, nhưng luôn luôn là vào ngày cuối cùng của năm mà nó hết hạn.
Công ước Berne được tạo ra để đảm bảo rằng các tác phẩm sẽ được bảo hộ ở quốc gia gốc cũng sẽ được bảo hộ tại tất cả các quốc gia có ký kết khác mà mà không cần người nắm giữ tác quyền phải đăng ký tuyên bố bản quyền tại từng quốc gia một. Do đó luật pháp của quốc gia gốc của tác phẩm sẽ quyết định thứ gì đó có được bảo hộ bản quyền hay không, và nếu có, Công ước Berne bảo đảm rằng nó cũng sẽ được tự động bảo hộ bản quyền tại tất cả các quốc gia ký kết khác, theo những những quyền lợi do Luật Quốc gia liên hệ dành cho công dân nước đó (§5(1) của Công ước Berne).
(Quốc gia gốc là quốc gia nơi tác phẩm được công bố lần đầu tiên, hoặc trong trường hợp tác phẩm chưa công bố, sẽ là nơi tác giả là công dân hoặc "định cư dài hạn". Xem §3 Công ước Berne. Nếu một tác phẩm được công bố trong vòng 30 ngày tại nhiều quốc gia, nó có thể có nhiều "quốc gia gốc").
Sự bảo hộ bản quyền chỉ được trao cho một khoảng thời gian nhất định—trừ những trường hợp bệnh lý mà trong đó một số công trình được đặt dưới sự bảo hộ bản quyền vĩnh viễn. Các quốc gia khác nhau có thời hạn bảo hộ khác nhau: ở một số nước, bản quyền hết hạn sau khi tác giả mất 50 năm, các nước khác là 70 năm, Mexico thậm chí 100 năm. Nhiều quốc gia cũng có các quy định đặc biệt, tùy thuộc vào thời điểm tác phẩm được công bố lần đầu, nó có được công bố lần đầu ở quốc gia đó hay không, tác giả có nổi tiếng hay không, và những thứ khác nữa. Ví dụ, một tác phẩm công bố với thông báo © tại Hoa Kỳ vào khoảng từ năm 1963 đến 1977 (nguyên năm) được bảo hộ bản quyền tại Hoa Kỳ cho đến 95 năm sau ngày công bố đầu tiên. Peter Hirtle đã biên dịch một bảng biểu rất hữu ích cho thấy khi nào và trong điều kiện nào thì bản quyền của tác phẩm hết hạn tại Hoa Kỳ. Luật mặc định tại Hoa Kỳ cho các tác phẩm công bố từ năm 1978 hoặc đối với tác phẩm chưa công bố là 70 năm sau khi tác giả mất. Nếu một tác phẩm là "tác phẩm tạo ra để cho thuê", nó thuộc dạng đồng tác giả và được bảo hộ là 95 năm từ khi công bố hoặc 120 năm từ khi tạo ra (tùy vào cái nào đến trước). Nhiều quốc gia cũng thừa nhận hoặc ít nhất là quy định các điều khoản bản quyền khác nhau đối với các tác phẩm bằng chữ và nhiếp ảnh.
Cơ bản là tất cả các quốc gia trên thế giới xác định rằng khi một bản quyền hết hạn, nó sẽ hết hạn vào cuối năm. Do đó, các tác phẩm của một tác giả mất ngày 27 tháng 6, 1937 sẽ không được tự do cho đến ngày 1 tháng 1, 2008 theo quy định "70 năm sau khi tác giả mất".
Quy định thời hạn ngắn hơn
[sửa | sửa mã nguồn]- Tóm tắt: "Quy định thời hạn ngắn hơn" nói rằng sự bảo hộ bản quyền tại bất kỳ quốc gia tham gia ký kết Công ước Berne sẽ kết thúc khi bản quyền hết hạn tại quốc gia gốc. Quy định này không ràng buộc. Hoa Kỳ không áp dụng quy định này; Liên minh châu Âu (với một số ngoại lệ!), Nhật Bản, Ma Cao, và Đài Loan lại có.
Tuy Công ước Berne có sự đồng nhất trong việc đưa một tác phẩm vào sự bảo hộ bản quyền, nó không đồng nhất như vậy trong việc kết thúc hạn bản quyền. Công ước Berne bắt buộc một tiêu chuẩn tối thiểu cho thời hạn bản quyền mà các quốc gia ký kết phải tuân thủ (50 năm sau khi tác giả mất), nhưng các quốc gia ký kết được tự do trong việc quy định thời hạn bảo hộ lâu hơn trong luật của họ. Để công bằng, §7(8) của Công ước Berne có chỉ ra "quy định thời hạn ngắn hơn", trong đó nói rằng thời hạn bảo hộ bản quyền có thể không được vượt quá thời hạn bản quyền của quốc gia gốc của tác phẩm. Tuy nhiên, các quốc gia ký kết có quyền "bỏ qua" quy định này, và nó tùy vào các hướng dẫn thi hành tại từng quốc gia để xem họ có dùng luật đó không. Bản quyền đối với một tác phẩm do đó có thể kết thúc ở một quốc gia và thuộc phạm vi công cộng tại đó, nhưng cũng tác phẩm đó có thể vẫn còn được giữ bản quyền tại các quốc gia ký kết khác.
Hoa Kỳ không công nhận quy định "thời hạn ngắn hơn" này trong khi 17 U.S.C. 104(c) ghi rằng: "Mọi quyền trong một tác phẩm đủ điều kiện để được bảo hộ theo điều khoản này dẫn xuất từ điều khoản, đạo luật Liên bang hoặc Tiểu bang, hoặc luật dân sự, sẽ không được kéo dài hoặc thu giảm chiểu theo, hoặc phù hợp với, các điều khoản của Công ước Berne, hoặc tôn trọng luật Hoa Kỳ". Hơn nữa, 17 U.S.C. 104A(a)(1)(B) có thể phục hồi bản quyền của một tác phẩm được công bố bên ngoài Hoa Kỳ cho đến hết thời hạn bản quyền còn lại của Hoa Kỳ thậm chí nếu bản quyền của nó có thể kết thúc sớm hơn tại quốc gia gốc.
Tuy nhiên, Liên minh châu Âu lại áp dụng luật như vậy đối với các nước không thuộc EU (xem §7(1) của hướng dẫn EU 93/98/EEC). Bên trong EU thì ngược lại mới đúng: §10(1) nói rằng thời hạn dài hơn đang được vận hành vẫn còn có tác dụng, và §10(2) nói rằng thời hạn 70 năm sau khi tác giả mất áp dụng cho tất cả các tác phẩm được bảo hộ tại ít nhất một quốc gia thành viên. Kết quả là, có một bước chuyển giao trong đó tác phẩm đã hết hạn bản quyền tại một quốc gia EU đột nhiên lại được bảo hộ bản quyền lần nữa tại quốc gia đó vào ngày 1 tháng 7, 1995 vì chúng vẫn còn được bảo hộ tại một số quốc gia EU khác. Xem "Hình Thế chiến thứ hai" ở dưới.
Tại Đông Á, Nhật Bản, Ma Cao và Đài Loan cũng tuân theo quy định thời hạn ngắn hơn. Xem §58 của Luật Bản quyền Nhật Bản, Điều 51 của Decree-Law n.o 43/99/M của Ma Cao, và Điều 106bis của Đạo luật Bản quyền hiện có hiệu lực ở Đài Loan do Trung Hoa Dân quốc quản lý.
Tuy nhiên, một số quốc gia có những ngoại lệ đối với quy định này. Một trường hợp đáng chú ý là Đức, có một hiệp ước song phương với Hoa Kỳ trong đó chế tài vấn đề bản quyền từ ngày 15 tháng 1, 1892. Hiệp ước đó, vẫn còn tác dụng đến ngày nay, định nghĩa rằng một tác phẩm Hoa Kỳ được giữ bản quyền tại Đức theo luật Đức bất kể tình trạng bản quyền của nó như thế nào tại Hoa Kỳ, và nó không chứa "quy định thời hạn ngắn hơn". Trong một vụ kiện, tòa án Đức do đó đã quyết định rằng một tác phẩm của Hoa Kỳ đã thuộc về phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ vẫn còn được bảo hộ tại Đức vào năm 2003 bất kể §7(1) của hướng dẫn EU.
Xem thêm OpenFlix để có danh sách các quốc gia và lãnh thổ có hoặc không có sử dụng quy định thời hạn ngắn hơn.
Quy định theo từng quốc gia
[sửa | sửa mã nguồn]- Tóm tắt: Việc công bố lần đầu tiên là quan trọng, nhưng rất khó xác định.
- Xem thêm Commons:Licensing và Bản quyền không thuộc Hoa Kỳ.
Vì thời hạn bản quyền là do luật pháp từng quốc gia quy định, tồn tại một số trường hợp đặc biệt đáng chú ý, đặc biệt đối hình chụp. Những trường hợp này là vấn đề thú vị đối với Wikipedia nếu tác phẩm đó không được công bố tại Hoa Kỳ, vì khi đó, luật pháp của quốc gia gốc phải được xem xét đến. Có rất nhiều các thẻ quyền hình ảnh theo từng quốc gia chỉ để phục vụ cho mục đích này; xem danh sách các thẻ quyền hình ảnh. Tuy nhiên, đã thuộc phạm vi công cộng tại quốc gia gốc không đương nhiên có nghĩa là tác phẩm đó cũng thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ vì Hoa Kỳ không tuân theo "quy định thời hạn ngắn hơn". Khi những thẻ quyền theo từng quốc gia này được sử dụng tại bất cứ nơi đâu, chúng nên đi cùng với một lời giải thích có cơ sở về việc tại sao hình ảnh đó được cho là cũng thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ (Nhớ rằng Wikipedia chủ yếu tuân theo pháp luật Hoa Kỳ!).
Một số ví dụ về pháp luật của từng nước cụ thể là:
- Tại Úc, bản quyền đối với hình chụp đã công bố được chụp trước ngày 1 tháng 5, 1969 sẽ hết hạn sau 50 năm từ khi tạo ra (Đối với hình chụp sau đó, nó hết hạn sau 50 năm từ khi được công bố lần đầu tiên). Do Thỏa thuận Thương mại Tự do Úc-Hoa Kỳ (AUSFTA), một bộ luật mới bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1, 2005, kéo dài thời hạn bản quyền (cũng áp dụng cho hình chụp) nói chung thành 70 năm sau khi tác giả mất, nhưng không áp dụng cho những tác phẩm mà bản quyền của chúng đã hết hạn trước đó. Bất kỳ hình ảnh nào được tạo ra trước ngày 1 tháng 1, 1955 do đó thuộc phạm vi công cộng tại Úc. Điều tương tự cũng áp dụng cho các tác phẩm khác, được bảo hộ 50 năm sau khi tác giả mất trước ngày 1 tháng 1, 2005: bất kỳ tác phẩm nào công bố trước năm 2005 mà tác giả đã mất trước ngày 1 tháng 1, 1955 sẽ thuộc phạm vi công cộng tại Úc. Xem Infosheet G-23: Thời hạn Bản quyền của Ủy bản Bản quyền Úc. Những quy định này thậm chí còn áp dụng cho những tác phẩm mà chính phủ giữ bản quyền, tức là những tác phẩm thuộc Bản quyền Hoàng gia (Có tiêu bản {{PD-Australia}} để ghi thẻ những hình như vậy). Xem thêm thời hạn bản quyền tại Úc.
- Tại Canada, bất kỳ hình chụp nào được tạo ra (không phải công bố!) trước ngày 1 tháng 1 năm 1949 không thuộc Bản quyền Hoàng gia sẽ thuộc phạm vi công cộng. Đây là kết quả của Bill C-32: Đạo luật sửa đổi Đạo luật Bản quyền của Canada, thay thế cho quy định cũ về hình chụp ("bản quyền hết hạn 50 năm sau ngày tạo ra tác phẩm") thành 50 năm sau khi tác giả mất, nhưng áp dụng bất hồi tố đối với các tác phẩm đã thuộc phạm vi công cộng vào trước ngày luật có hiệu lực, 1 tháng 1, 1999 (xem [4] ở cuối). Wikipedia có tiêu bản {{PD-Canada}} dùng để ghi thẻ các hình như vậy.
Để có danh sách đầy đủ các quy định hiện tại tại nhiều quốc gia, xem Wikipedia:Bản quyền theo quốc gia. Trang này có thể giúp xử lý các trường hợp như vậy. UNESCO cũng có một tập luật bản quyền của nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với các tác phẩm (hình chụp hoặc những thứ tương tự, nhưng ngoại trừ bản thu thanh thực hiện trước ngày 15 tháng 2, 1972) không công bố tại Hoa Kỳ, các quy định được áp dụng:
- Nếu tác phẩm thuộc phạm vi công cộng tại quốc gia gốc vào ngày 1 tháng 1, 1996, nó thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ (thậm chí nếu nó được công bố sau năm 1929, nhưng chỉ nếu nó không được đăng ký bản quyền tại Phòng Bản quyền Hoa Kỳ).
Ngày 1 tháng 1, 1996 là ngày áp dụng luật phục hồi bản quyền của Đạo luật Thỏa thuận vòng Uruguay của Hoa Kỳ (URAA)[13]. URAA hiện thực TRIPS, một phần của Uruguay Round của thỏa thuận GATT, trong luật Hoa Kỳ. URRA được soạn thảo cô đọng trong luật pháp Hoa Kỳ tại 17 USC 104A. Nó có tác dụng tự động phục hồi bản quyền của những tác phẩm vẫn còn được bảo hộ bản quyền tại quốc gia gốc nhưng bản quyền của nó đã mất hiệu lực ở Hoa Kỳ do sự không tương thích với các thủ tục mang tính kỹ thuật như đăng ký hợp lệ với Phòng Bản quyền Hoa Kỳ hoặc nó không được bảo hộ tại Hoa Kỳ do thiếu các thỏa thuận quốc tế hoặc song phương với quốc gia gốc. Vì những tác phẩm đã thuộc phạm vi công cộng tại quốc gia gốc trước ngày 1 tháng 1, 1996 không đủ điều kiện để phục hồi bản quyền, những tác phẩm như vậy vẫn thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong những trường hợp áp dụng luật bản quyền Liên bang Hoa Kỳ (17 USC). Có một số trường hợp đặc biệt là đối tượng của luật tiểu bang, trong đó có thể áp dụng các luật khác (xem bản thu thanh ở dưới). Nếu quốc gia gốc trở thành thành viên của Công ước Berne hoặc hai hiệp ước WIPO hoặc WTO chỉ sau ngày 1 tháng 1, 1996, thì vẫn áp dụng URRA và ngày có hiệu lực sớm nhất của quốc gia đó đối với bất kỳ hiệp ước hoặc tổ chức nào trong số đó phải được lấy làm ngày như ngày phục hồi bản quyền URRA thay vì ngày 1 tháng 1, 1996.
Trong các trường hợp trên, nó có nghĩa là:
- Các hình chụp của Úc chụp trước ngày 1 tháng 1, 1946, không công bố tại Hoa Kỳ, và không đăng ký bản quyền tại Hoa Kỳ, đều thuộc phạm vi công cộng tại Úc và Hoa Kỳ.
- Các tác phẩm công bố lần đầu tại Úc mà tác giả của nó đã mất trước ngày 1 tháng 1, 1946 và không đăng ký bản quyền tại Hoa Kỳ cũng thuộc phạm vi công cộng tại Úc và Hoa Kỳ.
- Các hình chụp của Canada chụp trước ngày 1 tháng 1, 1946, không phải là đối tượng của bản quyền Hoàng gia, không được công bố tại Hoa Kỳ, và không đăng ký bản quyền tại Hoa Kỳ sẽ thuộc phạm vi công cộng tại Canada và Hoa Kỳ.
Ngoài ra, vì quy định điều khoản ngắn hơn, những hình chụp như vậy rất có thể thuộc phạm vi công cộng tại châu Âu và tại Nhật Bản, trừ khi nó được công bố ở đó (đối với EU, nó thậm chí có thể áp dụng ngưỡng 1955 và 1949).
Khó khăn rõ nhất ở đây là chứng minh được rằng một tác phẩm cụ thể thực sự không công bố tại Hoa Kỳ, đặc việt khi xem xét các tác phẩm của người Canada. Thậm chí tệ hơn, một người phải chứng minh rằng tác phẩm thật sự được phát hành lần đầu tại Úc hoặc Canada. Nếu nó đã được công bố tại Hoa Kỳ, toàn bộ sự cẩn trọng về thời hạn bản quyền tại các quốc gia khác không còn tác dụng—tác phẩm là có bản quyền tại Hoa Kỳ (trừ khi nó được công bố trước năm 1929, hoặc trong một số trường hợp cụ thể hơn, xem "tác phẩm đã công bố" ở dưới). Nếu tác phẩm được công bố tại một quốc gia thứ ba nào đó—như Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland—thì quốc gia thứ ba đó là quốc gia gốc, và do đó, tác phẩm đó phải theo các điều luật bản quyền của quốc gia đó để xác định bản quyền của tác phẩm đã hết hạn hay chưa trước ngày 1 tháng 1, 1996. Cũng có các vấn đề khác nữa:
- Nếu một tác phẩm có nhiều quốc gia gốc vì nó được công bố ở nhiều quốc gia trong vòng 30 ngày, hiện vẫn không rõ sẽ áp dụng luật nào. Rất có thể là bản quyền của tác phẩm phải hết hạn tại tất cả các quốc gia đó vào ngày 1 tháng 1, 1996 để nó có thể thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ.
- Hiện hoàn toàn không rõ làm thế nào các bộ luật hồi tố tác động đến quy định này. Sẽ ra sao nếu một tác phẩm đã thuộc phạm vi công cộng tại quốc gia gốc vào ngày 1 tháng 1, 1996 nhưng quốc gia đó sau đó điều chỉnh luật bản quyền khiến cho bản quyền của tác phẩm lại được bắt đầu lại?
Tóm lại, các điều luật tại Hoa Kỳ đối với tác phẩm phát hành ở nước ngoài như sau:
- Nếu tác phẩm được công bố trước năm 1929, nó thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ[1] (với ngoại lệ cho các tác phẩm được công bố mà không có ghi chú bản quyền, xem chú thích.)
- Nếu tác phẩm được công bố từ năm 1929 đến 1995 (cả năm) và không có bản quyền tại quốc gia của nó vào năm 1996, nó thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ.
- Các trường hợp khác, nếu tác phẩm được công bố trước năm 1978, nó được giữ bản quyền tại Hoa Kỳ trong vòng 95 năm sau lần công bố gốc (tức là ít nhất là cho đến 1929 + 95 = 2024), và nếu nó được phát hành vào năm 1978 về sau, tác phẩm được giữ bản quyền cho đến 70 năm sau khi cái chết của (đồng) tác giả.
Trong khi tác giả của hình chụp thường được xác định dễ dàng, thì việc xác định một tấm ảnh cụ thể được công bố lần đầu ở đâu và khi nào còn khó hơn. Nói cho chặt chẽ một người cũng phải xác minh rằng một tác phẩm không thuộc Hoa Kỳ không được điều chỉnh bởi bản quyền tại Hoa Kỳ theo hiệu lực của một số thỏa thuận song phương của Hoa Kỳ và quốc gia nước ngoài (xem [5] và "Circular 38a" trong "liên kết ngoài" ở dưới). Các thẻ phạm vi công cộng theo từng quốc gia do đó phải được dùng với sự cẩn trọng rất cao.
Bản quyền Hoàng gia
[sửa | sửa mã nguồn]- Tóm tắt: Bản quyền Hoàng gia Vương quốc Anh, nếu hết hạn, có hiệu lực trên toàn thế giới.
Bản quyền Hoàng gia là một dạng bản quyền đặc biệt đối với các tác phẩm của chính quyền (là các tác phẩm do nhân viên của cơ quan chính quyền thực hiện khi đang thực hiện công vụ) tồn tại ở Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland và các nước khác trong Vương quốc Thịnh vượng chung. Bản quyền Hoàng gia đối với tác phẩm đã công bố thường có thời hạn là 50 năm kể từ khi công bố lần đầu tiên (điều này không chỉ áp dụng tại Vương quốc Anh mà còn tại các nước như Canada hay Úc). Khi bản quyền Hoàng gia của một tác phẩm hết hạn tại quốc gia gốc, tác phẩm đó sẽ thuộc phạm vi công cộng tại quốc gia đó, nhưng nó có thể còn được giữ bản quyền tại các quốc gia đã ký kết Công ước Berne khác vì những quốc gia này có luật riêng của họ, có thể có thời hạn bản quyền dài hơn và thậm chí không biết đến khái niệm "bản quyền Hoàng gia" (xem Sterling 1995 ở phía cuối, phần có tựa đề "Protection of Crown copyright in other countries").
Một ngoại lệ đối với điều này là Bản quyền Hoàng gia Vương quốc Anh. Mặc dù các tác phẩm của Anh có bản quyền Hoàng gia đã hết hạn có thể vẫn được giữ bản quyền tịa nơi khác, Văn phòng Thông tin Lĩnh vực Công chúng của Anh (Office of Public Sector Information - OPSI), nơi quản lý tất cả các quyền tác giả Hoàng gia trên danh nghĩa người nắm giữ bản quyền Hoàng gia Anh), đã công bố rõ ràng trong một e-mail gửi đến Wikipedia rằng họ xem thời hạn bản quyền Hoàng gia Anh là áp dụng trên toàn thế giới.
Có một sơ đồ dòng chảy giải thích quy định chính xác đối với thời hạn Bản quyền Hoàng gia Anh. Đối với hình chụp, luật quy định là:
- Đối với hình chụp trước ngày 1 tháng 6, 1957, bản quyền Hoàng gia hết hạn sau 50 năm từ ngày tạo ra hình ảnh. Những hình chụp như vậy do đó thuộc phạm vi công cộng.
- Đối với hình ảnh được chụp sau ngày đó và được công bố trước ngày 1 tháng 8, 1989, Bản quyền Hoàng gia hết hạn sau 50 năm kể từ ngày công bố đầu tiên. Đối với hình chụp trong khoảng giữa hai ngày này, nhưng chỉ được công bố vào đúng hoặc sau ngày trong năm 1989, Bản quyền Hoàng gia hết hạn vào ngày 31 tháng 12, 2039.
- Đối với hình chụp vào hoặc sau ngày 1 tháng 8, 1989, Bản quyền Hoàng gia hết hạn sau 125 năm kể từ ngày tạo ra hoặc 50 năm kể từ ngày công bố hình ảnh đầu tiên, tùy vào cái nào đến trước.
Có một tiêu bản {{PD-BritishGov}} dành để ghi thẻ những hình ảnh được công bố thuộc phạm vi công cộng theo những quy định này.
Tác phẩm của Liên Hiệp Quốc
[sửa | sửa mã nguồn]- Tóm tắt: tài liệu nghị viện (biên bản chính thức, như nghị quyết) và các tài liệu khác không dùng để bán đều thuộc phạm vi công cộng; các tài liệu LHQ khác đều được giữ bản quyền.
Các tác phẩm của Liên Hiệp Quốc (LHQ) hoặc các cơ quan của nó nói chung đều được giữ bản quyền[7][14]. Tuy nhiên, để thuận lợi trong việc phổ biến, LHQ công khai loại trừ một số loại tác phẩm ra khỏi bản quyền chung và đưa chúng vào phạm vi công cộng: các tài liệu ghi chép mang tính nghị viện cũng như các tài liệu thông tin công cộng được phát hành với ký hiệu tài liệu của Liên Hiệp Quốc và không được đề nghị bán[14]. Những tài liệu như vậy đều thuộc phạm vi công cộng. Các tài liệu ghi chép mang tính nghị viện của LHQ bao gồm rất nhiều báo cáo chính thức do ban thư ký LHQ biên soạn và các biên bản chính thức của LHQ[15]. Các biên bản chính thức của LHQ là
- "những ấn phẩm liên quan đến các biên bản lưu của các cơ quan hoặc hội nghị của Liên Hiệp Quốc. Chúng bao gồm các các biên bản nguyên văn hoặc tóm lược, các tài liệu và danh sách các tài liệu, được phát hành ở dạng phụ lục cho các biên bản đó, bao gồm các phụ trương định kỳ, như các biên bản theo quý của Hội đồng Bảo an; và các báo cáo của các cơ quan cấp dưới hoặc phân nhánh, các bản dịch các nghị quyết, một số bản báo cáo nhất định của Tổng thư ký, và các ấn phẩm chọn lọc khác"[16]
Nghị quyết Liên Hiệp Quốc do đó thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới. Về vấn đề hình ảnh, cần nhớ rằng LHQ có thể đưa các hình ảnh của bên thứ ba vào ấn phẩm của họ (dạng bản in, trên Internet, hoặc các hình thức khác) vì họ đã có được giấy phép sử dụng[14]. Hình ảnh từ bên thứ ba như vậy vẫn có bản quyền, thậm chí khi nó được phát hành trong một tài liệu LHQ thuộc phạm vi công cộng như đã nói ở trên. Chỉ có hình ảnh của chính Liên Hiệp Quốc xuất hiện trong các tác phẩm như vậy mới có thể được cho là thuộc phạm vi công cộng.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Nói cho chính xác, chỉ có những tác phẩm của Hoa Kỳ xuất bản trước ngày 1 tháng 1 năm 1929 và những tác phẩm nước ngoài xuất bản đúng theo quy cách của Hoa Kỳ (đăng ký, thông báo ©) trước ngày đó là sẽ thuộc phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ. Đối với những tác phẩm không phải của Hoa Kỳ xuất bản mà không phù hợp với quy cách của Hoa Kỳ (như không có thông báo ©), điều này sẽ phức tạp hơn một chút:
- Nếu xuất bản trước năm 1909, những tác phẩm đó là thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ.
- Nếu xuất bản giữa năm 1909 và 1922 (toàn bộ) ở ngôn ngữ không phải tiếng Anh, Luật địa phương số 9 đã xem chúng như "tác phẩm chưa phát hành" theo Peter Hirtle và quyết định sau đó của Tòa Phúc thẩm Hạt 9 Hoa Kỳ trong vụ án Twin Books v. Disney vào năm 1996. Vụ này nói về cuốn sách Bambi, A Life in the Woods; quyết định bị phê bình chủ yếu về Nimmer on Copyright (ISBN 0-820-51465-9), chú dẫn chuẩn theo luật Hoa Kỳ.
- Nếu xuất bản giữa năm 1909 và 1922 (toàn bộ), chúng rất có thể thuộc phạm vi công cộng, miễn sao các vụ án gây tranh cãi như đã nói ở trên là chỉ về các tác phẩm xuất bản bằng tiếng nước khác không phải tiếng Anh.
- Thêm vào đó, bất kỳ tác phẩm nào xuất bản lần đầu ở bên ngoài Hoa Kỳ mà không có ghi chú bản quyền trước năm 1989, khi Hoa Kỳ gia nhập Công ước Berne, là thuộc phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ nếu nó cũng thuộc phạm vi công cộng ở quốc gia gốc theo như ngày URAA (theo phần lớn trường hợp là ngày 1 tháng 1, 1996, đối với Việt Nam là ngày 23 tháng 12 năm 1998 (Tuyên cáo 7161 của Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton về bảo vệ các tác phẩm của Việt Nam tại Hoa Kỳ). Xem phần quy định theo từng quốc gia để biết chi tiết.
- ^ No right or interest in a work eligible for protection under this title may be claimed by virtue of, or in reliance upon, the provisions of the Berne Convention, or the adherence of the United States thereto...."
- ^ Các ấn phẩm của tiểu bang, quận, hạt, hoặc đại diện cộng đồng Hoa Kỳ là thích hợp để giữ bản quyền. Chỉ có những công trình của các cơ quan liên bang là ngoại lệ đối với bản quyền; xem Radcliffe & Brinson: Copyright Law, hoặc CENDI Copyright FAQ list, 3.1.3.
- ^ CENDI Copyright FAQ list, section 4.0, và 17 USC 105.
- ^ Xem "Những quyền Tài sản Trí tuệ" tại quy định riêng tư của trang web Sở đúc tiền Hoa Kỳ [1].
- ^ Bản trích yếu của Thực hành Văn phòng Bản quyền (Trích yếu II) đoạn 206.01states, "Những sắc lệnh của chính phủm như ý kiến của tòa án, quyết định hành chính, đạo luật lập pháp, sắc lệnh công cộng, và những văn bản pháp quy chính thức tương tự là không được giữ bản quyền do tính công cộng của nó. Điều này áp dụng cho những công trình mà chúng thuộc Liên bang, Tiểu bang, hoặc địa phương cũng như những công trình của các chính phủ nước ngoài." và 206.03 làm rõ "Những công trình (ngoài các sắc lệnh của chính phủ) do những quan chức hoặc nhân viên của bất kỳ chính quyền nào (trừ Chính phủ Hoa Kỳ) chuẩn bị bao gồm Tiểu bang, địa phương hoặc chính quyền nước ngoài, đều phải đăng ký nếu chúng là có bản quyền."
- ^ a b Xem 206.02(b), 206.02(c), 206.02(d), và 206.02(e), và 206.03 của Trích lược Thực hành Văn phòng Bản quyền của Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ, và còn 17 USC 104(b)(5).
- ^ Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ: Trích lục của Thực hành Văn phòng II, phần 202.02(b) và section 503.03(a). Đăng nhập lần cuối 3 tháng 7, 2007.
- ^ http://www.opsi.gov.uk/acts/acts1988/Ukpga_19880048_en_4.htm#mdiv54
- ^ http://oami.europa.eu/en/design/faq/faq01.htm#200
- ^ http://oami.europa.eu/en/design/faq/faq01.htm#500
- ^ Hiệp ước Bản quyền WIPO, điều 2: Phạm vi của Bảo hộ Bản quyền. Tham khảo lần cuối 21 tháng 6, 2006.
- ^ U.S. Copyright Office: Circular 38b: Highlights of Copyright Amendments Contained in the URAA, URL last accessed 2007-01-30.
- ^ a b c United Nations, administrative instruction ST/AI/2001/5: United Nations Internet publishing, section 5: Copyright policy and disclaimers, August 22, 2001. Also see §3.29 ("Use of photos") of that document. URL last accessed 2006-11-08.
- ^ United Nations: UN OIOS Glossary, entry on Parliamentary documentation. URL last accessed 2006-11-08.
- ^ United Nations, administrative instruction ST/AI/189/Add.9/Rev.2. URL last accessed 2006-11-07. This temporary administrative instruction was prolonged indefinitely by ST/AI/189/Add.9/Rev.2/Add.2 in 1992.