Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Wikipedia:BQCDPV)

Tất cả mọi thành viên của Wikipedia đều có thể trở thành điều phối viên trong Wikipedia tiếng Việt. Chính sách hiện nay cho phép cấp quyền điều phối viên (eliminator) cho những người được nhiều người biết đến, đáng tin cậy và đóng góp trên không gian Wikipedia trong một khoảng thời gian theo quy định. Nếu bạn muốn trở thành một điều phối viên, vui lòng ghi tên ứng cử dưới đây. Qua bỏ phiếu, nếu bạn nhận được đủ ủng hộ từ cộng đồng, một hành chính viên sẽ cấp cho bạn những công cụ bảo quản dùng trang Đặc biệt:Quyền thành viên.


Quy định biểu quyết chọn điều phối viên [thảo luận]
Điều lệ chung

Căn cứ theo thảo luận về việc ứng cử trở thành điều phối viên, ứng cử viên sẽ trở thành điều phối viên tại Wikipedia tiếng Việt theo các điều lệ sau:

  1. Thời gian bầu cử là đúng 30 ngày, tính theo từng phút.
  2. Một ứng cử viên sẽ trở thành điều phối viên sau cuộc bỏ phiếu nếu thoả mãn 2 điều kiện sau: 1) tổng số phiếu hợp lệ trong cuộc bầu cử phải ít nhất 10 phiếu và 2) số phiếu thuận (đồng ý, ủng hộ) phải chiếm ít nhất 2/3 tổng số phiếu thuận và chống.
  3. Bắt buộc phải mời tay số lượng lớn các thành viên tích cực (50 sửa đổi trong 30 ngày gần nhất, có thể là từ 10, 30 tùy ý người mời) hoặc chạy bot gửi thư mời thông báo đến cộng đồng. Sau nửa thời gian biểu quyết nhưng chưa hội đủ số phiếu, được quyền chạy thư mời thêm một lần nữa đối với các thành viên có hoạt động nhưng chưa tham gia cho ý kiến. Việc này cũng có thể được thực hiện một lần nữa 5 ngày trước khi biểu quyết kết thúc.
  4. Khi hết thời gian biểu quyết thì một bảo quản viên hoặc hành chính viên sẽ ra kết luận, chốt kết quả và đóng biểu quyết.
Điều lệ ứng cử viên

Một ứng cử viên cần đảm bảo các tiêu chí:

  1. Điều kiện cần để tự ứng cử hoặc được đề cử trở thành điều phối viên Wikipedia tiếng Việt là: (a) đã đăng ký thành viên Wikipedia tiếng Việt ít nhất là 6 tháng và (b) đã thực hiện ít nhất 1500 sửa đổi.
  2. Ứng cử viên nên cho biết lý do tại sao muốn trở thành điều phối viên để các thành viên khác có thể dựa theo đó mà bỏ phiếu.
  3. Ứng cử viên (tự ứng cử hoặc được đề cử) có quyền đóng biểu quyết của mình bất cứ lúc nào.
Điều lệ thành viên tham gia bỏ phiếu

Tất cả thành viên tham gia bỏ phiếu bầu chọn điều phối viên thì cần đảm bảo các điều lệ sau:

  1. Một lá phiếu hợp lệ là một lá phiếu của thành viên đã đăng nhập, có trên 300 sửa đổi, đã mở tài khoản 90 ngày 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu. Trường hợp không cần quan tâm đến số sửa đổi trong 30 ngày trước biểu quyết là thành viên có trên 3000 sửa đổi và đã mở tài khoản 90 ngày. Lá phiếu cần nêu rõ thuận hay chống và được ký tên kèm theo (Bạn có thể sử dụng mã ~~~~ (bốn dấu ngã) để ký tên như vậy). Nếu không đủ điều kiện thì chỉ được phép nêu ý kiến của mình.
  2. Người bỏ phiếu chống phải cho biết lý do chống một cách rõ ràng để ứng cử viên có thể biện hộ. Nếu không thì phiếu đó có thể bị hủy bỏ.
Điều lệ thành viên tham gia đề cử

Tất cả thành viên có quyền đề cử 1 người nào đó làm điều phối viên nếu thỏa mãn tất cả các điều kiện sau:

  1. Mở tài khoản và bắt đầu thực hiện các sửa đổi bằng tài khoản đó ít nhất 3 tháng trước khi cuộc biểu quyết bắt đầu.
  2. Đã thực hiện ít nhất 300 sửa đổi trước khi cuộc biểu quyết bắt đầu.
  3. Người đề cử có quyền đóng biểu quyết với điều kiện những người tham gia bỏ phiếu không ai phản đối. Thời gian phản đối đề xuất là 48h. Điều này có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian cho cộng đồng nếu người đề cử phát hiện mình có điều sai sót.

Để ứng cử/đề cử một thành viên, hãy thay TÊN THÀNH VIÊN bằng tên của bạn và ấn vào nút Tạo biểu quyết chọn điều phối viên.


Ứng cử/đề cử hiện hành[sửa | sửa mã nguồn]

LĐK [sửa | sửa mã nguồn]

Biểu quyết kết thúc vào 02:54, 2 tháng 6 2024 (UTC)

Xin chào mọi người, tôi muốn giúp cộng đồng Wikipedia Tiếng Việt chống PR và các rối phá hoại nên tôi xin tự ứng cử vị trí Điều phối viên từ lúc tôi mới lập tài khoản tôi đã từng sai lầm và và đã học hỏi từ rất nhiều điều từ đó như chống PR bằng cách kiểm tra bài đặt biển xóa nhanh, và đặt biển đề nghị xóa clk, và không nguồn xong bên cạnh đó tôi đã học được cách tìm hiểu kỹ độ nổi bật bằng cách đọc kỹ độ nổi bật và đặt biển đnb và đã đem 58 bài ra BQXB trong đó có bài doanh nghiệp PR, Á Hậu PR… Thành viên:LĐK/Nhật trình thảo luận xóa (XfD). Tính đến thời điểm mở biểu quyết, tôi đã thực hiện tổng cộng 11,416 sửa đổi trên Wikipedia tiếng Việt, và tổng cộng 12.656 sửa đổi trên các dự án Wikimedia.

  • Tôi tích cực tham gia chống lại phá hoại, quảng cáo. Hiện tại tôi có tác vụ tuần tra đứng thứ 12 trên bảng
  • Tôi đã đặt biển mẫu xóa và đã được xóa 1,279 bài.
  • Ngoài ra, tôi cũng rất nhiệt tình, luôn sẵn lòng hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của các thành viên mới.
  • Tôi luôn ghét rối, PR, quảng cáo.
  • Tôi luôn lắng nghe rút kinh nghiệm những việc mình làm sai và sửa sai không mắc lại nữa và luôn học hỏi các kỹ năng trên wikipedia.
  • Tôi sẽ từ chức nếu tôi không còn hoạt động tích cực ở Wikipedia nữa.

Vì những điểm mạnh mà tôi đã nêu ở trên, tôi xin ứng cử vị trí điều phối viên. Khanh (thảo luận) 02:54, ngày 3 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Câu hỏi dành cho ứng viên[sửa | sửa mã nguồn]


Phần thảo luận[sửa | sửa mã nguồn]

Ủng hộ[sửa | sửa mã nguồn]

Phản đối[sửa | sửa mã nguồn]

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

@NguoiDungKhongDinhDanh @NgocAnMaster nhờ 2 bạn ĐPV di chuyển giúp với Khanh (thảo luận) 10:50, ngày 3 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@CookieGMVN mà đã gửi thư rồi đổi tên thì toàn bộ sẽ sai hết Khanh (thảo luận) 10:55, ngày 3 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@LĐK: giữ đổi hướng là được. – Phạm Ngọc Phương Linh ♥

(T • C • CA • L • B • UR)
13:38, ngày 3 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@LĐK, tôi có thể di chuyển trang này được, quan trọng là giữ lại trang đổi hướng là mọi thứ sẽ vẫn ổn. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 15:22, ngày 3 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
@NgocAnMaster Ok thế di chuyển giúp mình cho đúng Khanh (thảo luận) 15:24, ngày 3 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]
☑YXong. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 15:26, ngày 3 tháng 5 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Lưu trữ[sửa | sửa mã nguồn]