Wikipedia:Thảo luận/Bố cục bài viết Wikipedia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bố cục bài viết Wikipedia

Wikipedia tiếng Việt phát triển cũng 10 năm tuy nhiên vẫn chưa có 1 bố cục nội dung ổn định hoặc chí ít là khuôn để mọi người tham gia đóng góp bài theo khuôn này, trong khi nhiều Wikipedia khác đều có, Wikipedia:Hướng dẫn về bố cục vẫn chỉ là hướng dẫn chung chung. Đa số bài ở đây, cách trình bày chúng ta chỉ quy ước theo kiểu người trước làm sao thì làm vậy, Wiki kia viết thế nào theo thế ấy và tùy từng bài, từng trường hợp. Điều đó dẫn đến tình trạng bố cục bài ở đây mỗi bài 1 kiểu không có thống nhất. Điều đó gây khó cho bot trong công tác bảo trì, sắp xếp cũng như muốn thêm nội dung tự động thì càng khó. Tôi tổng hợp cái bố cục này dựa theo kinh nghiệm viết bài ở Wiki Tiếng Việt và tham khảo 1 số Wiki mong mọi người có ý kiến. Dựa trên kết quả sẽ ghi thêm vào Wikipedia:Hướng dẫn về bố cục từ đó giúp bot có thể đóng góp nhiều nội dung tự động hơn.

{{bản mẫu thông báo}}
{{hộp thông tin}}
{{bản mẫu đầu trang}}

'''Tên bài viết''' và đoạn giới thiệu bài viết mở đầu tổng quan (thường là định nghĩa, khái niệm).

== Mục lớn 1 ==
Nội dung mục lớn 1

=== Mục 1.1 ===
Nội dung mục 1.1

==== Mục 1.1.1 ====
Nội dung mục 1.1.1

=== Mục 1.2 ===
Nội dung mục 1.2

== Mục lớn 2 ==
Nội dung mục lớn 2

== Xem thêm ==
* [[Liên kết bài 1, bài có trong Wikipedia]]
* [[Liên kết bài 2, bài có trong Wikipedia]]

== Ghi chú ==
* Ghi chú nội dung bài theo ký hiệu bảng chữ cái a, b, c, ...
{{notelist}}

== Tham khảo hoặc Chú thích ==
{{tham khảo}}

== Đọc thêm hoặc Nghiên cứu thêm hoặc Sách chuyên khảo ==
* Chỉ chứa liên kết (tên) sách, giáo trình, tạp chí

== Liên kết ngoài ==
* Liên kết ngoài 1
* Liên kết ngoài 2

{{bản mẫu cuối trang 1}}
{{bản mẫu cuối trang 2}}

{{DEFAULTSORT:Tên bài viết}}

[[Thể loại:___]]
[[Thể loại:Lưu trữ Thảo luận Wikipedia]]

{{Link GA|___}}
{{Link FA|___}}

[[en:____]]
[[fr:____]]

Ở Wiki chúng ta và cả tiếng Anh (ngôn ngữ tui khác không rõ) vẫn còn lẫn lộn giữa ghi chú, chú thích và tham khảo. Còn thẻ liên kết ngôn ngữ thì đã dùng WikiData nên phần cuối cùng không có, tuy nhiên nếu bạn quá lười thêm = Wikidata thì chỉ cần thêm thẻ này trong bài thì bot tự động liên kết.  Wikipedia Expert  Talk - Help 01:17, ngày 19 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Theo tôi các bản mẫu đầu trang thường đặt trên hộp thông tin, ví dụ như các bản mẫu "Chất lượng kém", "Thiếu nguồn gốc", "Về cái này cái nọ xin xem định hướng"... đều ở trên infobox cả. ALittleQuenhi (thảo luận) 15:47, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Ồ cảm ơn đó là dạng bản mẫu thông báo, còn bản mẫu đầu trang ý tôi là bản mẫu gần giống hộp thông tin á, giống cái này nè {{ẩm thực}} trong bài Bún.  Wikipedia Expert  Talk - Help 16:18, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Không ai có ý kiến gì thì mình tạm ghi bên trang Wikipedia:Hướng dẫn về bố cục này vậy.  A l p h a m a  Talk - Bot - New page 14:16, ngày 25 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Theo tôi mục "Đọc thêm" chứa các sách chuyên khảo, tài liệu chuyên môn thường nằm ở dưới mục "Ghi chú" và mục "Tham khảo". Nhiều bài viết (bao gồm cả bài viết tốt, bài viết chọn lọc) ở cả vi.wiki và en.wiki đều dùng cách sắp xếp như vậy. ALittleQuenhi (thảo luận) 14:38, ngày 25 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Ok bạn.  A l p h a m a  Talk - Bot - New page 05:59, ngày 26 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

"Tham khảo" hay "Chú thích"

Wikipedia tiếng Việt còn bao việc phải sửa đổi. Hôm nay xin nêu vấn đề "Tham khảo" và "Chú thích". Như quý vị đã biết, xử lí nguồn tham khảo là công việc quan trọng nhất trong bài viết Wikipedia. Nguồn này có tốt thì bài mới có giá trị.

Tuy nhiên, hiện nay các bài viết có sự thiếu thống nhất giữa việc gọi phần trích nguồn là "Tham khảo" hay "Chú thích", ngay cả đối với bài viết chọn lọc.

Để tránh thảo luận lan man rốt cuộc không có kết quả gì, tôi đề xuất như sau:

  • Chúng ta hiểu "Tham khảo" là "References" còn "Chú thích" là "Notes". Trong đó, "Chú thích" là phần con của "Tham khảo" chứ không phải tương đương với "Tham khảo". Do vậy, tất cả bài viết gọi phần nguồn là "Tham khảo" chứ không gọi là "Chú thích" nữa.
  • "Chú thích": phần trích nguồn ({{tham khảo}})
  • "Tham khảo": tên chung cho toàn phần trích nguồn, rộng hơn "Chú thích" vì có thể có thêm phần "Thư mục" (danh mục sách, nhu liệu mà từ đó người viết lấy thông tin ra")
  • Phải phân biệt rạch ròi giữa "Chú thích" và "Ghi chú". "Ghi chú" tức là diễn giải thêm cho một số ý trong bài (có khi ngay chính "Ghi chú" cũng phải dẫn nguồn bên cạnh) chứ không đồng nghĩa với "Chú thích". Vì thế, "Ghi chú" là một phần riêng nằm phía trên "Tham khảo" chứ không phải là mục con của "Tham khảo. Bài SMS Westfalen lại đưa Ghi chú vào Tham khảo là không hợp lắm. Bài Thánh Giuse thì lại nhầm giữa Ghi chú và Tham khảo.
  • Phải phân biệt rạch ròi giữa "Tham khảo" với "Đọc thêm". "Tham khảo" ở đây tức là nguồn thông tin cho bài chứ không mang nghĩa là "Tham khảo thêm đi, đọc thêm cuốn này đi".
  • Một số trường hợp:
  • Bài viết chỉ có nguồn báo hay 1, 2 cuốn sách (trích rất ít thông tin): như vậy ở cuối bài chỉ có các chú thích nguồn mà không có danh mục sách, nhu liệu. Hiện nay phần này hầu hết đều được gọi là "Chú thích", song tôi đề xuất từ nay gọi là "Tham khảo". Vd: Tương tác hấp dẫn, Vụ giàn khoan HD-981.
  • Bài viết không có chú thích trong hàng, chỉ có một danh mục sách, nhu liệu: trước hết cần nói rõ rằng cách dẫn nguồn thế này là tối kị và rất dở. Tuy nhiên cũng phải tạm sống chung với lũ thôi. Như vậy, bài này sẽ không có các chú thích nguồn (vì không có {{tham khảo}}). Như vậy, phần liệt kê sách, nhu liệu vẫn gọi là "Tham khảo". VD: Trận Mogadishu (1993)
  • Bài viết có cả chú thích nguồn và danh mục sách, nhu liệu: đây thường là dấu hiệu của một bài viết chất lượng tốt. Nhiều bài viết chọn lọc cũng giống thế này. Như vậy phần "Tham khảo" khi ấy gồm 2 mục con là "Chú thích" (liệt kê chú thích nguồn) và "Thư mục" (liệt kê danh sách sách, nhu liệu liên quan). Nhiều bài viết về tàu chiến của Dieu2005 làm theo cách này và tôi đã lấy cảm hứng từ đó để đề xuất như trên. VD khác: Virus.
  • Một số ví dụ:
  • Ở BVCL trên Trang chính hôm nay Madagascar, phần Thư mục nằm ngoài phần Tham khảo. Căn cứ như trên, có thể sửa lại bằng cách thêm mục Chú thích vào phần Tham khảo để chứa các chú thích nguồn hiện nay, còn phần Thư mục thì biến thành mục con của Tham khảo luôn.
  • Ở BVCL Thuyết tương đối rộng, phần Chú thích và Nguồn tham khảo lại bị tách rời không hợp lí. Nên lập một mục chung là Tham khảo, trong đó có Chú thích và Thư mục (Nguồn tham khảo thực ra đều là liệt kê tài liệu, vì thế nên đổi thành Thư mục).

123.20.1.9 (thảo luận) 01:22, ngày 19 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Cho hỏi phần chú thích khác phần tham khảo chỗ nào vậy bác IP? Mình chưa hiểu lắm. Theblues (thảo luận) 11:05, ngày 31 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Chắc ý là tham khảo là phần chính, còn chú thích là phần con trong tham khảo. Ví dụ trong bài Istanbul, chú thích đánh dấu a, b, c, còn tham khảo thì 1,2,3,4,5, .... Chú thích không ghi nguồn liên kết mà giải thích rõ cho nội dung cần chú thích, kèm theo đó dẫn nguồn tham khảo.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 05:19, ngày 4 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]